Sự hồi sinh tên lửa tầm xa của châu Âu

Theo dõi VGT trên

Việc Nga sử dụng tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình phóng từ mặt đất nhằm vào Ukraine đã thúc đẩy một số nước châu Âu khôi phục lại khả năng tương tự.

Nhưng họ cần phải vượt qua những thách thức về chính trị, kỹ thuật và ngân sách để khát vọng này trở nên khả thi.

Sự hồi sinh tên lửa tầm xa của châu Âu - Hình 1
Tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik của Nga. Ảnh: The Defense News/TTXVN

Trong bối cảnh địa chính trị diễn biến phức tạp, châu Âu đang chứng kiến một động thái quan trọng trong lĩnh vực quốc phòng: sự trở lại của năng lực tên lửa tầm xa. Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã trở thành tiếng chuông cảnh tỉnh cho các quốc gia NATO ở châu Âu, buộc họ phải xem xét lại chiến lược phòng thủ của mình sau gần ba thập kỷ đầu tư không đủ.

Theo đó, Timothy Wright, chuyên gia nghiên cứu về quốc phòng và phân tích quân sự tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) cho rằng, cuộc xung đột ở Ukraine đã khơi dậy lại mối quan tâm của các thành viên NATO ở châu Âu trong việc hiện đại hóa và tăng cường lực lượng vũ trang của họ. Trong số nhiều năng lực đang được tìm kiếm, một số quốc gia đã tuyên bố quan tâm đến việc mua tên lửa thông thường tầm xa phóng từ mặt đất thông qua nỗ lực chung được gọi là “Chương trình Tấn công Tầm xa của châu Âu” (ELSA). Điều này đánh dấu sự hồi sinh của một năng lực hầu như không có trong kho vũ khí của các quốc gia châu Âu kể từ những năm 1990.

Mặc dù ELSA có tiềm năng mang lại lợi ích răn đe cho các quốc gia châu Âu và cải thiện thế trận phòng thủ và răn đe của NATO, tuy nhiên, vẫn có một số thách thức về chính trị, kỹ thuật và ngân sách liên quan đến sự phát triển chung cần được giải quyết nếu dự án muốn “đơm hoa kết trái”.

Châu Âu đánh giá lại năng lực tên lửa phóng từ mặt đất

Việc Nga sử dụng tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên diện rộng trong cuộc chiến với Ukraine đã khiến một số nước châu Âu phải đánh giá lại lợi ích của việc sở hữu khả năng tấn công tầm xa thông thường. Một lựa chọn là mua từ bên ngoài khu vực, nhưng một lựa chọn khác là tự sản xuất hoặc hợp tác nội khối.

Cách tiếp cận thứ hai dẫn đến sự ra đời của dự án ELSA. Pháp, Đức, Italy và Ba Lan đã ra mắt ELSA vào tháng 7/2024 với mục đích “phát triển năng lực có chủ quyền” để cải thiện ‘khả năng phòng thủ của châu Âu và củng cố cơ sở công nghiệp và công nghệ quốc phòng châu Âu”, cũng như góp phần “củng cố trụ cột châu Âu của NATO, chia sẻ gánh nặng tốt hơn giữa các đồng minh”.

Mặc dù đến nay hầu hết tất cả những bên tham gia ELSA đều đã sở hữu tên lửa hành trình phóng từ trên không và trong một số trường hợp là tên lửa hành trình phóng từ biển, không có thành viên NATO nào ở châu Âu ngoại trừ Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu tên lửa phóng từ mặt đất thông thường có tầm bắn lớn hơn 300 km.

Do đó, việc phát triển khả năng này sẽ lấp đầy những gì các quốc gia trên nhận thấy là khoảng cách năng lực mà Nga có lợi thế rõ rệt. Lực lượng vũ trang Nga sở hữu một số loại tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình phóng từ mặt đất, bao gồm tên lửa đạn đạo 9K720 Iskander -M có tầm bắn 500 km và tên lửa hành trình phóng từ mặt đất 9M728 có tầm bắn 2.500 km. Tùy thuộc vào vị trí bố trí, các hệ thống này có khả năng tấn công các mục tiêu trên khắp châu Âu.

Video đang HOT

ELSA hiện đang ở giai đoạn đầu của ý tưởng và do đó vẫn còn nhiều câu hỏi chưa có lời giải về việc quốc gia nào có thể tham gia dự án và loại hệ thống nào mà các quốc gia này cuối cùng có thể phát triển. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sébastien Lecornu từng tuyên bố rằng “ý tưởng là mở [ELSA] rộng rãi nhất có thể” và số lượng thành viên đã tăng từ 4 bên tham gia ban đầu, với Thụy Điển và Vương quốc Anh lần lượt tuyên bố về việc tham gia dự án vào tháng 10/2024.

Cả hai nước Thuỵ Điển và Vương quốc Anh đều có nền tảng tốt trong ngành vũ khí dẫn đường, đặc biệt là trong việc thiết kế tên lửa hành trình. Các quốc gia chi tiêu quốc phòng lớn khác của châu Âu có tham vọng đạt được khả năng tấn công tầm xa hoặc có ngành công nghiệp quốc phòng có thể hỗ trợ chương trình ELSA, chẳng hạn như Hà Lan và Na Uy, cũng có thể quan tâm đến việc tham gia dự án.

Thông báo chính thức của ELSA đề cập một cách mơ hồ đến việc phát triển một khả năng mới cho “các cuộc tấn công tầm xa” mà không đề cập đến loại vũ khí đang theo đuổi, để ngỏ khả năng các bên đang xem xét thiết kế tên lửa đạn đạo hoặc tên lửa hành trình. Hơn nữa, trong khi các quan chức quốc phòng giấu tên của châu Âu cho biết ý định là phát triển khả năng phóng từ mặt đất, điều này không được đề cập rõ ràng trong thông cáo.

Sự hồi sinh tên lửa tầm xa của châu Âu - Hình 2
Hệ thống tên lửa phòng không Patriot trong cuộc diễn tập quân sự ở Constanta, Romania ngày 15/11/2023. Ảnh: AFP/TTXVN

Mặc dù có một số khả năng linh hoạt về dự án ELSA, việc phát triển tên lửa hành trình thay vì tên lửa đạn đạo có nhiều khả năng xảy ra hơn vì các công ty công nghiệp quốc phòng châu Âu có kinh nghiệm đáng kể trong việc phát triển tên lửa hành trình so với tên lửa đạn đạo. Ngoài ArianeGroup của Pháp và Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ, không có công ty quốc phòng lớn nào khác của châu Âu có kinh nghiệm sản xuất tên lửa đạn đạo ngoài tên lửa chiến trường tầm ngắn.

Có lẽ là vô tình, Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Pl Jonson tiết lộ khi công bố sự tham gia của nước này vào dự án rằng ý định là “phát triển tên lửa hành trình phóng từ mặt đất với tầm bắn từ 1.000 đến 2.000 km”. Ông Jonson sau đó bình luận rằng chương trình ELSA cũng có thể áp dụng trong lĩnh vực hàng không và hàng hải, có khả năng chỉ ra sự phát triển của một tên lửa có thể được sử dụng trên nhiều nền tảng khác nhau.

Ngày đưa vào sử dụng loại tên lửa mới chưa được chính thức cung cấp, mặc dù thông báo của Vương quốc Anh cho biết “dự án này dự kiến ​​sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phòng thủ của châu Âu vào những năm 2030″. Nếu những bên tham gia ELSA theo đuổi thiết kế tên lửa hành trình, thì công ty MBDA của Pháp được coi là ứng cử viên sáng giá với đề xuất điều chỉnh Tên lửa hành trình Hải quân (MdCN) thành phiên bản phóng từ mặt đất.

Đề xuất của MBDA về việc điều chỉnh MdCN để phóng từ mặt đất là một sự lựa chọn vì không có tên lửa hành trình nào khác do châu Âu thiết kế đang được đưa vào sử dụng hoặc đang được phát triển có thể đạt được yêu cầu về tầm bắn 1.000-2.000 km như dự kiến. SCALP EG/Storm Shadow của Anh-Pháp và tên lửa thay thế dự kiến, được gọi là Vũ khí hành trình/chống hạm tương lai (FC/ASW), có tầm bắn ước tính dưới 1.000 km. Tầm bắn của Taurus KEPD-350 của Đức-Thụy Điển cũng không đủ 1.000 km.

Trong khi đó, việc mua sắm các hệ thống không phải của châu Âu đáp ứng được yêu cầu về tầm bắn của dự án, chẳng hạn như phiên bản phóng từ mặt đất của Tomahawk hoặc dòng Hyunmoo -3 của Hàn Quốc, gần như chắc chắn sẽ không khả thi dựa trên các yêu cầu công nghiệp quốc phòng rõ ràng của ELSA tại châu Âu.

Ngoài các yêu cầu về tầm bắn, còn có một câu hỏi rộng hơn về việc liệu việc điều chỉnh các hệ thống hiện nay có đáp ứng được các yêu cầu về năng lực của những nước tham gia trong vài thập kỷ tới hay không. Mặc dù SCALP EG/ Storm Shadow, Taurus và MdCN là những thiết kế dưới tốc độ siêu vượt âm, dữ liệu từ cuộc chiến ở Ukraine đã chứng minh được tính dễ bị tổn thương của các loại vũ khí tương tự của Nga như Kh-101 trước các hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa trên mặt đất.

Để so sánh, các thiết kế siêu vượt âm như tên lửa chống hạm Kh-32 của Nga được sử dụng trong các cuộc tấn công thứ cấp đã thành công hơn nhiều trong việc xuyên thủng các hệ thống phòng thủ, một phần có thể là do tốc độ cao của chúng. Do đó, một thiết kế siêu vượt âm hoặc khó theo dõi, phát hiện có thể được coi là giải pháp hấp dẫn hơn về lâu dài cho nhu cầu của châu Âu.

Nếu những nước tham gia ELSA phát triển một tên lửa mới kết hợp hệ thống đẩy tiên tiến hoặc công nghệ để khó phát hiện, thì điều này sẽ làm tăng chi phí và thời gian phát triển. Nhưng vì những nước tham gia ELSA có ý định phát triển một năng lực mới “trong thời gian nhất định, chi phí và khối lượng phù hợp” nên một thiết kế mới có thể không khả thi vì những yêu cầu này.

Những thách thức về chính trị, kỹ thuật và ngân sách

Trong khi sự tham gia của nhiều bên đóng góp có thể làm giảm chi phí phát triển và sản xuất chung, một thách thức của cách tiếp cận này sẽ là làm thế nào để quản lý và hài hòa hiệu quả các yêu cầu kỹ thuật và công nghiệp có thể khác nhau.

Ở quy mô nhỏ hơn nhiều, dự án Anh-Pháp-Italy phát triển FC/ASW để thay thế SCALP EG/ Storm Shadow và tên lửa chống hạm Harpoon và Exocet đã gặp khó khăn trong giai đoạn khái niệm do sở thích khác nhau của Pháp và Anh về việc theo đuổi thiết kế siêu vượt âm hoặc rất khó phát hiện. Mặc dù cuối cùng đã tìm ra được sự thỏa hiệp, giai đoạn đầu của FC/ASW nêu bật những thách thức của quá trình phát triển tên lửa hợp tác.

Tương tự như vậy, trong khi phát triển chung có thể làm giảm chi phí thiết kế và sản xuất, ngoài 6 quốc gia đã đăng ký và có khả năng là Hà Lan và Na Uy, có rất ít thành viên NATO châu Âu khác có đủ ngân sách quốc phòng và cơ sở công nghiệp để hỗ trợ ELSA cả về mặt tài chính và kỹ thuật.

Ngay cả đối với các quốc gia tham gia, việc cân bằng các yêu cầu hiện đại hóa trên tất cả các lĩnh vực có thể khó khăn theo quan điểm ngân sách, đặc biệt là vì phát triển tên lửa thường tốn kém. Chẳng hạn, chi phí phát triển và mua sắm tên lửa Storm Shadow của Anh vào năm 1997 là khoảng 700 triệu bảng Anh (tương đương 1,34 tỷ bảng Anh vào năm 2024).

Ngoài vấn đề tài chính, việc quản lý các lợi ích công nghiệp quốc phòng của các bên liên quan khác nhau sẽ là một thách thức tiềm ẩn khác. Trong số những nước tham gia ELSA hiện tại, Ba Lan có ít kinh nghiệm nhất trong sản xuất tên lửa, mặc dù Warsaw sẽ sản xuất tên lửa đạn đạo tầm ngắn được cấp phép của Hàn Quốc trong tương lai.

Tóm lại, việc Nga sử dụng tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình phóng từ mặt đất nhằm vào Ukraine đã thúc đẩy một số nước châu Âu khôi phục lại khả năng tương tự. Nhưng họ cần phải vượt qua những thách thức về chính trị, kỹ thuật và ngân sách để khát vọng này trở nên khả thi.

Báo Mỹ dự báo địa điểm tiếp theo ở Nga sẽ bị Ukraine tấn công bằng tên lửa tầm xa

Theo báo Mỹ The Wall Street Journal (WSJ), Ukraine có thể thực hiện cuộc tấn công tiếp theo bằng tên lửa do phương Tây cung cấp vào khu vực Rostov của Liên bang Nga, nơi có nhiều cơ sở có thể trở thành mục tiêu của Lực lượng vũ trang Ukraine.

Báo Mỹ dự báo địa điểm tiếp theo ở Nga sẽ bị Ukraine tấn công bằng tên lửa tầm xa - Hình 1
Ảnh minh họa: EPA-EFE/TTXVN

Trang newsukraine.rbc.ua dẫn thông tin từ tờ WSJ cho rằng các sân bay, kho đạn và bãi huấn luyện của Nga không còn an toàn sau khi các nước phương Tây cho phép Ukraine tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga bằng tên lửa tầm xa. Hàng trăm mục tiêu hiện nằm trong tầm bắn của các loại tên lửa mạnh hơn so với các thiết bị bay không người lái tầm xa mà Ukraine từng sử dụng.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) xác định khoảng 200 mục tiêu quân sự nằm trong tầm bắn của tên lửa ATACMS và Storm Shadow.

Nhà phân tích George Barros tại ISW nói rằng đây chỉ là một phần trong số các mục tiêu. Theo ông, Ukraine có thể sử dụng dữ liệu tình báo để tấn công các sở chỉ huy và các cơ sở khác vốn thay đổi vị trí thường xuyên.

Theo ông Barros, loại bỏ một sở chỉ huy lữ đoàn hoặc sư đoàn có thể gây gián đoạn trong vài ngày đối với hàng trăm binh sĩ Nga.

Bài viết trên WSJ nói rằng khu vực Rostov là nơi tập trung nhiều mục tiêu nhất. Có ít nhất bốn sân bay ở đây nằm trong tầm bắn của các loại tên lửa phương Tây, mặc dù một số sân bay này là sân bay dân sự.

Rostov là nơi tập trung nhiều binh sĩ được vận chuyển tới đây bằng máy bay quân sự lớn. Họ được trang bị đầy đủ rồi lên xe buýt và di chuyển đến khu vực phía Đông Ukraine. WSJ cho rằng tấn công vào khu vực này có thể gây thiệt hại nghiêm trọng và làm gián đoạn một trung tâm tập kết quan trọng của quân đội Nga.

Hiện vẫn chưa rõ liệu Mỹ có áp đặt các hạn chế đối với loại mục tiêu hoặc khu vực mà Ukraine được phép tấn công hay không.

Thông tin trên tờ WSJ xuất hiện trong bối cảnh Mỹ gần đây đã cho phép Ukraine thực hiện các cuộc tấn công sâu vào lãnh thổ Nga bằng tên lửa ATACMS tầm xa.

Ukraine đã sử dụng tên lửa ATACMS của Mỹ để thực hiện các cuộc tấn công đầu tiên vào lãnh thổ Nga. Cuộc tấn công này nhắm vào một cơ sở quân sự gần thị trấn Karachev, vùng Bryansk.

Theo Bloomberg, Ukraine cũng lần đầu tiên tấn công một cơ sở ở Kursk bằng tên lửa Storm Shadow.

Sau khi Ukraine dùng 6 tên lửa ATACMS của Mỹ để tấn công vào tỉnh Bryansk của Nga đêm 19/11, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho rằng đây là tín hiệu cho thấy phương Tây muốn leo thang xung đột. Phát biểu sau khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Rio de Janeiro (Brazil), ông Lavrov đã nhấn mạnh Ukraine sẽ không thể sử dụng tên lửa công nghệ cao này mà không có sự hỗ trợ của Mỹ. Ông cũng nhắc lại lời của Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng quan điểm của Moskva sẽ thay đổi nếu phương Tây ủng hộ việc mở rộng phạm vi tấn công tới 300 km.

Ngày 23/11, ông Mikhail Ulyanov, Đại diện thường trực Nga tại các tổ chức quốc tế có trụ sở ở Vienna (Áo), cũng cảnh báo Anh và Pháp: "Pháp và Anh đã quyết định giúp Ukraine sử dụng tên lửa có độ chính xác cao và họ sẽ phải trả giá cho việc đó. Moskva sẽ đáp trả các cuộc tấn công tên lửa vào Nga". Ông cũng bình luận: "Những gì Nhà Trắng đã làm là rất nguy hiểm và người đưa ra quyết định này hoàn toàn nhận thức được hậu quả tiêu cực".

Sau khi các địa điểm quân sự của Nga ở khu vực Kursk và Bryansk bị tấn công bằng tên lửa của Mỹ và Anh, Nga đã sử dụng tên lửa siêu vượt âm mới nhất có tên Oreshnik để tiến hành cuộc tấn công phi hạt nhân nhằm vào nhà máy quốc phòng Yuzhmash của Ukraine tại Dnipro. Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng các chính sách khiêu khích của phương Tây có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu xung đột tiếp tục leo thang.

Ngày 22/11, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm mới vào Ukraine chính là thông điệp gửi tới phương Tây trước những hành động vừa qua.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump nói muốn gặp ông Putin ngay lập tứcÔng Trump nói muốn gặp ông Putin ngay lập tức
21:41:56 24/01/2025
Mỹ bắt đầu trục xuất người nhập cư trái phép bằng máy bay quân sựMỹ bắt đầu trục xuất người nhập cư trái phép bằng máy bay quân sự
23:29:01 24/01/2025
Sắc lệnh của Tổng thống Trump tước quyền 'sinh ở Mỹ có quốc tịch Mỹ' bị chặnSắc lệnh của Tổng thống Trump tước quyền 'sinh ở Mỹ có quốc tịch Mỹ' bị chặn
21:00:01 24/01/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump vấp phải trở ngại pháp lý đầu tiênTổng thống Mỹ Donald Trump vấp phải trở ngại pháp lý đầu tiên
15:10:56 24/01/2025
WHO 'thắt lưng buộc bụng' sau 'cú sốc' Mỹ rút luiWHO 'thắt lưng buộc bụng' sau 'cú sốc' Mỹ rút lui
05:50:11 26/01/2025
Kỹ sư Đức lập kỷ lục thế giới với 120 ngày sống dưới nướcKỹ sư Đức lập kỷ lục thế giới với 120 ngày sống dưới nước
13:38:51 25/01/2025
Ấn Độ tuyên án tử hình 5 người trong vụ cưỡng hiếp chấn độngẤn Độ tuyên án tử hình 5 người trong vụ cưỡng hiếp chấn động
19:14:30 24/01/2025
Bí ẩn đằng sau việc Greenland có tỷ lệ tự tử cao bậc nhất thế giới?Bí ẩn đằng sau việc Greenland có tỷ lệ tự tử cao bậc nhất thế giới?
05:47:56 26/01/2025

Tin đang nóng

Vợ cầu thủ Xuân Son trang trí nhà cửa đón chồng về ăn Tết, phát lì xì cho fan nhíVợ cầu thủ Xuân Son trang trí nhà cửa đón chồng về ăn Tết, phát lì xì cho fan nhí
07:40:37 26/01/2025
Quỳnh Nga chiến thắng 'Bước nhảy Hoàn vũ', được Việt Anh gọi là 'nữ hoàng'Quỳnh Nga chiến thắng 'Bước nhảy Hoàn vũ', được Việt Anh gọi là 'nữ hoàng'
07:22:17 26/01/2025
Đạo diễn nói lý do NSƯT Thoại Mỹ thay thế ca sĩ Cẩm Ly tại "Táo xuân 2025"Đạo diễn nói lý do NSƯT Thoại Mỹ thay thế ca sĩ Cẩm Ly tại "Táo xuân 2025"
06:10:20 26/01/2025
Visual cực phẩm của Subeo hiện tại, chụp ảnh "đơ" đúng 1 kiểu nhưng vẫn gây sốt thế nàyVisual cực phẩm của Subeo hiện tại, chụp ảnh "đơ" đúng 1 kiểu nhưng vẫn gây sốt thế này
07:32:41 26/01/2025
5 món ăn may mắn đầu năm có thể giúp gia chủ 'lên như diều gặp gió'5 món ăn may mắn đầu năm có thể giúp gia chủ 'lên như diều gặp gió'
06:06:47 26/01/2025
Mỹ nam 1 năm đóng 8 phim gây choáng: Nụ cười toả nắng khiến hàng triệu người gục ngã, đẹp nhất Trung Quốc hiện tạiMỹ nam 1 năm đóng 8 phim gây choáng: Nụ cười toả nắng khiến hàng triệu người gục ngã, đẹp nhất Trung Quốc hiện tại
06:09:06 26/01/2025
Trường Giang - Trấn Thành bị soi khoảnh khắc "lơ đẹp" nhau tại sự kiện, sự thật sau đó là gì?Trường Giang - Trấn Thành bị soi khoảnh khắc "lơ đẹp" nhau tại sự kiện, sự thật sau đó là gì?
07:11:10 26/01/2025
1 mỹ nhân Việt bị netizen công kích nặng nề khắp MXH, căng đến mức phải đăng đàn cầu cứu1 mỹ nhân Việt bị netizen công kích nặng nề khắp MXH, căng đến mức phải đăng đàn cầu cứu
06:07:50 26/01/2025

Tin mới nhất

Ukraine cáo buộc ông Putin tìm cách "thao túng" ông Trump

Ukraine cáo buộc ông Putin tìm cách "thao túng" ông Trump

08:19:53 26/01/2025
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin đang tìm cách thao túng nhà lãnh đạo Mỹ Donald Trump khi bày tỏ mong muốn đàm phán hòa bình.
Khởi tố đối tượng làm "chuyện người lớn" với bé gái 12 tuổi

Khởi tố đối tượng làm "chuyện người lớn" với bé gái 12 tuổi

07:29:56 26/01/2025
Ngày 25/1, Công an tỉnh Bắc Kạn cho biết đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam với Hoàng Á Thành (19 tuổi, ở huyện Pác Nặm) về tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
EU xem xét khả năng đóng quân tại Greenland

EU xem xét khả năng đóng quân tại Greenland

07:17:00 26/01/2025
Quan chức EU cho rằng việc triển khai lực lượng quân sự của khối ở Greenland (Đan Mạch) là cần thiết trong bối cảnh Mỹ muốn mua lại hòn đảo chiến lược này.
Mỹ bất ngờ đình chỉ viện trợ cho Ukraine

Mỹ bất ngờ đình chỉ viện trợ cho Ukraine

07:12:57 26/01/2025
Politico dẫn một tài liệu nội bộ cho biết Ngoại trưởng Rubio đã chỉ thị tất cả các cơ quan ngoại giao và lãnh sự ban hành lệnh ngừng hoạt động đối với gần như tất cả các khoản viện trợ nước ngoài hiện có .
Xuất khẩu vũ khí của Mỹ đạt mức kỷ lục

Xuất khẩu vũ khí của Mỹ đạt mức kỷ lục

07:02:00 26/01/2025
Doanh thu vũ khí của Mỹ tăng mạnh trong bối cảnh các nước tăng cường mua sắm để bổ sung nguồn cung cấp cho Ukraine và chuẩn bị cho kịch bản xung đột quy mô lớn có thể xảy ra.
Ông Trump tiết lộ đặc quyền cho Canada nếu sáp nhập vào Mỹ

Ông Trump tiết lộ đặc quyền cho Canada nếu sáp nhập vào Mỹ

06:58:30 26/01/2025
Trong cuộc họp báo ở North Carolina hôm 24/1, Tổng thống Donald Trump một lần nữa tuyên bố ông muốn Canada trở thành bang thứ 51 của Mỹ.
Ông Trump mềm mỏng hay cứng rắn với Trung Quốc khi trở lại Nhà Trắng?

Ông Trump mềm mỏng hay cứng rắn với Trung Quốc khi trở lại Nhà Trắng?

06:51:30 26/01/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như có lập trường mềm mỏng hơn với Trung Quốc khi bắt đầu nhiệm kỳ 2, theo Axios.
Trung Quốc nêu cách duy nhất chấm dứt xung đột ở Ukraine

Trung Quốc nêu cách duy nhất chấm dứt xung đột ở Ukraine

06:47:57 26/01/2025
Trung Quốc ủng hộ nỗ lực giải quyết vấn đề Nga - Ukraine của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump và cho rằng đàm phán là cách duy nhất chấm dứt chiến sự.
Nga đáp trả tối hậu thư, nêu điều kiện chấm dứt xung đột Ukraine

Nga đáp trả tối hậu thư, nêu điều kiện chấm dứt xung đột Ukraine

06:44:15 26/01/2025
Quan chức Nga cho rằng xung đột ở Ukraine không thể được giải quyết trong vòng 100 ngày, trừ khi Mỹ áp dụng cách tiếp cận thực tế hơn.
Israel tuyên bố vẫn ở lại miền Nam Li Băng sau thời hạn rút quân

Israel tuyên bố vẫn ở lại miền Nam Li Băng sau thời hạn rút quân

06:41:46 26/01/2025
Chính phủ Li Băng từng cáo buộc Israel rất nhiều lần vi phạm lệnh ngừng bắn bởi Tel Aviv vẫn liên tục ném bom miền Nam nước này.
Iran bác cáo buộc của Israel về việc buôn lậu vũ khí tới Liban

Iran bác cáo buộc của Israel về việc buôn lậu vũ khí tới Liban

05:59:08 26/01/2025
Phản ứng này được Đại sứ Iran đưa ra trong các bức thư gửi Tổng Thư ký LHQ António Guterres và Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an Amar Bendjama, nhằm đáp trả cáo buộc của Đại sứ Israel tại LHQ Danny Danon ngày 13/1.
Tai nạn máy bay Hàn Quốc: Cảnh báo về chim đưa ra trước sự cố 1 phút

Tai nạn máy bay Hàn Quốc: Cảnh báo về chim đưa ra trước sự cố 1 phút

05:57:37 26/01/2025
Ủy ban điều tra thuộc Bộ Giao thông vận tải Hàn Quốc cho biết đoạn giám sát vào thời điểm xảy ra tai nạn tại sân bay quốc tế Muan xác nhận rằng chiếc máy bay đã cố gắng bay vòng lại sau khi đâm vào một đàn chim.

Có thể bạn quan tâm

Ngắm vẻ đẹp của tháp Nhạn ở Phú Yên - nơi thờ phụng tiên nữ

Ngắm vẻ đẹp của tháp Nhạn ở Phú Yên - nơi thờ phụng tiên nữ

Du lịch

09:12:38 26/01/2025
Tháp Nhạn tọa lạc tại TP Tuy Hòa (Phú Yên), được xây dựng vào cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XII - nơi người Chăm xưa xây dựng để thờ phụng tiên nữ Thiên Y Ana.
Cháu dâu gia tộc giàu có bậc nhất Việt Nam hưởng Tết trong biệt thự dát vàng: Trang trí lộng lẫy, xa hoa đúng chất tài phiệt

Cháu dâu gia tộc giàu có bậc nhất Việt Nam hưởng Tết trong biệt thự dát vàng: Trang trí lộng lẫy, xa hoa đúng chất tài phiệt

Netizen

09:06:30 26/01/2025
Cứ mỗi dịp Tết đến, căn biệt thự dát vàng của vợ chồng Lan Khuê và doanh nhân John Tuấn Nguyễn lại trở thành tâm điểm chú ý của đông đảo cư dân mạng. Lý do là vì năm nào, nữ siêu mẫu cũng mạnh tay chi tiền để trang hoàng nhà cửa vô cùng...
Ronaldo 'béo' lại gây phẫn nộ

Ronaldo 'béo' lại gây phẫn nộ

Sao thể thao

08:55:43 26/01/2025
Sau nửa mùa giải 2024/25, cổ đông lớn của Real Valladolid vẫn từ chối dự khán các trận đấu của đội nhà tại sân vận động José Zorrilla.
Lisa (BLACKPINK) bị hội bạn thân Thái Lan "vạch mặt" ngay trên sóng truyền hình

Lisa (BLACKPINK) bị hội bạn thân Thái Lan "vạch mặt" ngay trên sóng truyền hình

Sao châu á

08:50:53 26/01/2025
Hội bạn thân sinh năm 1997 đến từ Thái Lan của Lisa gồm Bambam, Minnie và Ten luôn khiến người hâm mộ xuýt xoa về tình đồng chí khăng khít, bền vững qua nhiều năm.
Phó chủ tịch Công ty Vận tải và Du lịch Hương Sơn bị bắt

Phó chủ tịch Công ty Vận tải và Du lịch Hương Sơn bị bắt

Pháp luật

08:21:24 26/01/2025
Bùi Mai Lâm, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Vận tải và Du lịch Hương Sơn, bị khởi tố để điều tra về hành vi tự ý cho đấu nối để bán điện của công ty, chiếm đoạt hơn 746 triệu đồng.
Tang tóc nơi gia đình các công nhân gặp nạn tại nhà máy xi măng ở Nghệ An

Tang tóc nơi gia đình các công nhân gặp nạn tại nhà máy xi măng ở Nghệ An

Tin nổi bật

07:54:59 26/01/2025
Những ngày cận Tết, không khí tang thương bao trùm các gia đình có công nhân tử vong do tai nạn lao động tại nhà máy xi măng ở huyện Anh Sơn, Nghệ An.
Sao Việt 26/1: Thảo Vân tới thăm Công Lý, Thanh Thanh Hiền xinh đẹp ở tuổi U60

Sao Việt 26/1: Thảo Vân tới thăm Công Lý, Thanh Thanh Hiền xinh đẹp ở tuổi U60

Sao việt

07:36:15 26/01/2025
MC Thảo Vân tới thăm chồng cũ - NSND Công Lý trong những ngày giáp Tết, Thanh Thanh Hiền khiến nhiều người trầm trồ bởi nhan sắc xinh đẹp khi đã bước sang tuổi 55.
Cuộc "săn phù thuỷ" bí ẩn của Chị Đẹp 2024, có liên quan tới 1 người bị ghét nhất?

Cuộc "săn phù thuỷ" bí ẩn của Chị Đẹp 2024, có liên quan tới 1 người bị ghét nhất?

Nhạc việt

07:16:25 26/01/2025
MXH đang phát động cuộc săn phù thủy nhắm đến Jardin - nhân vật bí ẩn nhất Chị Đẹp Đạp Gió 2024, đứng sau những X-part khiến netizen phải replay không ngừng.
Chuyên gia gợi ý những điểm cần thay đổi trong Squid Game 3

Chuyên gia gợi ý những điểm cần thay đổi trong Squid Game 3

Hậu trường phim

06:09:53 26/01/2025
Trong khi chờ đợi phần 3 ra mắt, các nhà phê bình phim của Cineplay đã chia sẻ một số quan điểm cá nhân giúp cho Squid Game trở nên hấp dẫn hơn.
Bộ phim 'Đèn âm hồn' mang đến làn gió mới cho dòng phim tâm linh Việt

Bộ phim 'Đèn âm hồn' mang đến làn gió mới cho dòng phim tâm linh Việt

Phim việt

06:08:19 26/01/2025
Với bối cảnh cổ kính, hoang sơ, Đèn âm hồn khéo léo tạo ra một không gian u ám, đầy bí ẩn, khiến người xem háo hức khám phá những điều chưa biết.
Những người mắc bệnh này không nên ăn chuối, kẻo bệnh nặng thêm

Những người mắc bệnh này không nên ăn chuối, kẻo bệnh nặng thêm

Sức khỏe

06:01:19 26/01/2025
Không nên ăn chuối vì trong chuối chứa tyramine, phenyethyamine và axit amin có thể làm giãn mạch máu nhất là những trái chuối quá chín sẽ có hàm lượng các chất này cao hơn và khi ăn nhiều chuối sẽ khiến bạn bị đau đầu.