Hút thuố.c l.á có gây ung thư bàng quang?
Bạn đọc Trung Hiếu (Đà Lạt), hỏi: ‘Tôi đọc trên mạng xã hội thấy có bài viết nói hút thuố.c l.á gây ung thư bàng quang, có đúng không? Dấu hiệu để sớm nhận biết ung thư?’
Hút thuố.c l.á trong thời gian dài có thể nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư. Ảnh: Internet
ThS-BS. Văn Thành Trung (Phó trưởng khoa Nội soi niệu, Bệnh viện Bình Dân, TP.HCM): Hút thuố.c l.á là yếu tố nguy cơ của rất nhiều loại ung thư, như: ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư bàng quang… Do đó, trên thế giới, việc giảm hút thuố.c l.á đáng kể thì tỷ lệ các loại ung thư cũng giảm rõ, ngay cả ung thư bàng quang cũng vậy.
Triệu chứng thường gặp nhất của ung thư bàng quang là tiểu má.u. Tuy nhiên, bệnh nhân dễ bỏ qua trường hợp tiểu má.u không gây triệu chứng sốt, không gây tiểu khó, hay uống thuố.c vài ngày sẽ hết. Nhưng lúc này ung thư đã âm thầm diễn tiến và đi xa.
Do đó, tất cả trường hợp tiểu má.u cần kiểm tra tại các cơ sở chuyên khoa niệu để phát hiện bệnh sớm. Chúng tôi rất tiếc khi ghi nhận một số bệnh nhân giai đoạn trễ, thời gian sống không còn nhiều.
Sự nguy hiểm của hút thuố.c l.á thụ động
Mặc dù tỉ lệ phơi nhiễm khói thuố.c l.á đã giảm đáng kể nhưng hút thuố.c l.á thụ động vẫn đang là nguyên nhân liên quan đến khoảng 18.800 ca t.ử von.g
Video đang HOT
Quỹ Phòng, chống tác hại của thuố.c l.á (Bộ Y tế) cho biết trong hơn 10 năm qua, tỉ lệ phơi nhiễm với khói thuố.c thụ động đã giảm tại hầu hết các địa điểm.
Kết quả điều tra tình hình sử dụng thuố.c l.á ở người trưởng thành năm 2023 đã giảm đáng kể so với năm 2010, như tại nơi làm việc (giảm từ 55,9% xuống 23%); trên phương tiện giao thông công cộng (giảm từ 34,4% xuống 19%); tại gia đình (giảm từ 73,1% xuống 45,6%)...
Dù đã có quy định cấm nhưng nhiều người vẫn hút thuố.c l.á trong khuôn viên bệnh viện
Nhiều giải pháp phòng chống tác hại thuố.c l.á
Kết quả này cho thấy ý thức tuân thủ quy định cấm hút thuố.c trong cộng đồng đã có chuyển biến tích cực, đây cũng là một trong những kết quả bền vững trong công tác phòng, chống tác hại của thuố.c l.á tại nước ta.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, Việt Nam là một trong số các quốc gia thể hiện sự cam kết mạnh mẽ trong công tác phòng, chống tác hại của thuố.c l.á thông qua việc ký kết tham gia Công ước Khung về kiểm soát thuố.c l.á (FCTC) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào ngày 11-11-2004 và thông qua Luật Phòng, chống tác hại của thuố.c l.á (PCTHTL) vào ngày 18-6-2012.
"Sau khi Luật PCTHTL có hiệu lực, các nhóm giải pháp về PCTHTL được triển khai đồng bộ trên toàn quốc như truyền thông, giáo dục về PCTHTL; thực hiện môi trường không khói thuố.c l.á; chính sách về thuế thuố.c l.á; cảnh bảo sức khỏe; cấm quảng cáo, khuyến mại, tài trợ các sản phẩm thuố.c l.á, cai nghiệ.n thuốc lá... "- Thứ trưởng Thuấn nói.
Tuy nhiên, theo ông Thuấn, tỉ lệ sử dụng thuố.c l.á ở Việt Nam vẫn còn rất cao, đặc biệt là nam giới. Trong khi đó, các sản phẩm thuố.c l.á mới xuất hiện (thuố.c l.á điện tử, thuố.c l.á nung nóng, Shisha) đang làm gia tăng tỉ lệ sử dụng các sản phẩm này ở đối tượng thanh thiếu niên và phụ nữ trẻ.
Cùng đó, việc tiếp cận với các sản phẩm thuố.c l.á rất dễ dàng, thuố.c l.á được bán ở khắp mọi nơi làm cho công tác PCTHTL tại Việt Nam gặp không ít khó khăn.
Hút thuố.c l.á thụ động gây nhiều nguy cơ về sức khỏe
Đến nay, tại nước ta, tỉ lệ hút thuố.c cũng như phơi nhiễm với khói thuố.c thụ động còn cao đang tạo ra những gánh nặng bệnh tật và kinh tế. Việc sử dụng thuố.c l.á liên quan đến 25 căn bệnh: Đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi... là những nguyên nhân gây t.ử von.g hàng đầu ở Việt Nam.
Hút thuố.c l.á thụ động gây ra 18.800 ca t.ử von.g mỗi năm
PGS-TS Phan Thu Phương, Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết hầu hết mọi người đều nghĩ rằng hút thuố.c l.á chỉ gây hại cho chính người hút thuố.c l.á, không gây hại đối với những người xung quanh. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy thuố.c l.á không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người sử dụng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh, khiến cho họ cũng hít phải khói thuố.c l.á và sẽ mắc các bệnh như người hút thuố.c.
Hút thuố.c l.á thụ động (hay hít khói thuố.c l.á thụ động) là hình thức hít khói thuố.c trong không khí, khói thuố.c này do người trực tiếp hút thuố.c l.á thải ra. Các chuyên gia cảnh báo ở người lớn không hút thuố.c, việc tiếp xúc với khói thuố.c thụ động có thể gây ra bệnh tim mạch vành, đột quỵ, ung thư phổi và các bệnh khác.
Đối với phụ nữ, hút thuố.c thụ động có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản, bao gồm cả việc sinh con nhẹ cân. Nếu chị em phụ nữ trong thai kỳ tiếp xúc với khói thuố.c l.á sẽ có khả năng sinh non cao, có thể dẫn đến tình trạng thiếu má.u, tăng huyết áp, vỡ ối sớm... Bên cạnh đó, thai nhi cũng có nguy cơ kém phát triển về thể chất và trí não.
Ở tr.ẻ e.m, tiếp xúc với khói thuố.c thụ động có thể gây nhiễ.m trùn.g đường hô hấp, nhiễ.m trùn.g tai và là yếu tố thúc đẩy cơn hen phế quản. Chỉ cần 1 giờ trong phòng có người hút thuố.c l.á cũng khiến tr.ẻ e.m hấp thụ số lượng hóa chất độc hại tương đương với người hút 10 điếu thuố.c một ngày.
Khói thuố.c l.á là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Các trường hợp hút thuố.c l.á thụ động là người lớn sẽ có khả năng cao đối mặt với bệnh lao phổi, suy tim, xơ vữa động mạch, các căn bệnh ung thư (ung thư phổi, ung thư vú, ung thư vòm họng,...). Từ đó, gây đ.e dọ.a đến sự sống còn và có nguy cơ t.ử von.g.
Theo bà Phan Thị Hải, Phó Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại của thuố.c l.á (Bộ Y tế), mỗi năm Việt Nam có 104.300 ca t.ử von.g vì các bệnh có liên quan đến thuố.c l.á. Trong đó, hút thuố.c l.á thụ động gây ra 18.800 ca t.ử von.g.
Do đó, các chuyên gia cho rằng bên cạnh triển khai các giải pháp giảm tỉ lệ người hút thuố.c l.á, ngăn chặn người mới hút thuố.c cần tiếp tục thực thi các biện pháp bảo đảm môi trường không khói thuố.c; tăng thuế thuố.c l.á... để giảm tình trạng hút thuố.c l.á và hút thuố.c l.á thụ động.
Nhập viện tâm thần do lạm dụng thuố.c l.á điện tử Nam bệnh nhân bị rối loạn hoang tưởng ảo giác và nhiều bệnh lý khác sau khi sử dụng thuố.c l.á điện tử trộn thêm cần sa. Viện sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) mới đây đã tiếp nhận một trường hợp nam bệnh nhân 26 tuổ.i chịu hậu quả rối loạn tâm thần do lạm dụng thuố.c l.á điện tử...