Hút 6 lít mỡ vùng bụng và đùi cho cô gái 22 tuổi nặng gần 80 kg
Có chiều cao lý tưởng lên tới 1m69 nhưng cũng nặng đến 78 kg, vùng bụng và đùi có lượng mỡ lớn khiến cô gái 22 tuổi vừa tốt nghiệp đại học ở Hà Nội cảm thấy khá tự ti…
Các bác sĩ Bệnh viện E sử dụng phương pháp mới để hút mỡ vùng bụng, đùi cho cô gái trẻ
Ngày 27-10, ThS.BS Nguyễn Đình Minh, Trưởng Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt – Bệnh viện E chia sẻ, đơn vị này vừa áp dụng công nghệ hút mỡ mới – sử dụng sóng siêu âm để phá mỡ và hút mỡ triệt để – cho một cô gái trẻ ở Hà Nội.
Bênh nhân 22 tuổi, mới tốt nghiệp đại học. Có này có chiều cao lý tưởng lên tới 1m69 nhưng cũng nặng đến 78 kg, có lượng mỡ tập trung rất lớn tại vùng bụng và 2 bên đùi. Số đo vòng 2 và vòng đùi khiến cô gái trẻ cảm thấy rất tự ti với hình dáng của mình, chưa kể việc lựa chọn thời trang mỗi khi ra ngoài cũng khá nan giải.
Trước đó, bệnh nhân này đã trải qua nhiều chế độ giảm cân nghiêm ngặt (với bác sĩ dinh dưỡng), chế độ tập luyện tích cực nhưng không đạt hiệu quả.
Video đang HOT
Tại Bệnh viện E, qua thăm khám, bác sĩ tính toán bệnh nhân có BMI (chỉ số khối cơ thể ) 27, ở tình trạng thừa cân tiền béo phì theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới. Mỡ thừa tập trung nhiều tại vùng bụng trên rốn, dưới rốn và 2 bên eo, ngoài ra vùng mặt trước ngoài và mặt trong đùi có lượng mỡ rất lớn.
Vì bệnh nhân trẻ tuổi chưa sinh nở nên bác sĩ thực hiện hút mỡ mà không đặt ra vấn đề phẫu thuật cắt da thừa thành bụng. Các bác sĩ đã tiến hành hút mỡ dưới gây mê toàn thân-sử dụng dụng công nghệ hút mỡ Vaser-Lipo, hút ra khoảng 3 lít mỡ vùng bụng và 3 lít mỡ vùng đùi.
Sau quá trình hút mỡ, sức khoẻ bệnh nhân ổn định các số đo vùng bụng và đùi giảm mạnh, có thể xuất viện sau 2 ngày theo dõi.
ThS.BS Nguyễn Đình Minh khuyến cáo, hiện nay, đời sống ngày càng được nâng cao, bên cạnh vấn đề ăn uống các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo chúng ta lại không có nhiều thời gian để vận động, khiến cho năng lượng trong cơ thể không thể tiêu hao, gây tích trữ lớp mỡ bên trong cơ thể gây ra bệnh béo phì.
Việc hút mỡ thẩm mỹ là một giải pháp được nhiều người lựa chọn. Song người dân cần tìm hiểu kỹ và chỉ nên thực hiện tại các cơ sở được cấp phép để đảm bảo an toàn.
Các phương pháp tái tạo ngực cho bệnh nhân sau mổ ung thư vú
Về cơ bản, tất cả các bệnh nhân đều có thể tái tạo lại tuyến vú sau cắt bỏ vú do ung thư. Tuy vậy việc tái tạo ngực phải được tiến hành sau khi quá trình điều trị khối u đã hoàn tất.
Ths.BS Nguyễn Đình Minh, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình-Thẩm mỹ và Hàm mặt, Bệnh viện E (Hà Nội) cho biết có rất nhiều phương pháp để tái tạo ngực cho bệnh nhân ung thư vú sau phẫu thuật từ đơn giản đến phức tạp, tùy thuộc vào tình trạng tuyến vú, sự cân xứng giữa 2 bên và nhu cầu của người bệnh mà bác sĩ sẽ có lựa chọn phù hợp. Về cơ bản thì tất cả các bệnh nhân đều có thể tái tạo lại tuyến vú sau cắt bỏ vú do ung thư.
Nhiệm vụ của phương pháp tái tạo ngực nhằm tái lập lại thể tích vú đã bị cắt bỏ, tạo lại đơn vị quầng núm vú và tạo sự cân bằng giữa bên vú còn lại (treo, thu gọn vú hoặc đặt túi độn với bên còn lại).
Việc lựa chọn phương pháp tái tạo ngực nào dựa vào tình hình thực tế tại vùng ngực cần tạo hình và sự cân đối giữa hai bên.
Theo BS Minh, để phục vụ việc tái lập lại thể tích vú có thể áp dụng 3 phương pháp chính.
Phương pháp thứ nhất là sử dụng túi độn ngực nhân tạo. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ làm, chất liệu có sẵn không cần tạo vạt. Tuy vậy phương pháp này chỉ áp dụng với bệnh nhân có chất lượng da ở thành ngực tương đối mềm mại, tổ chức mỡ dưới da không quá mỏng. Đây thường là những trường hợp được phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, không cần qua xạ trị hoặc chỉ cắt bỏ một phần tuyến vú.
Đối với một số trường hợp phần da ngực còn lại không đủ, bác sĩ sẽ phải chuẩn bị trước bằng việc đặt túi giãn da (tức là đặt vào một túi nước có van, bơm căng dần lên) để có đủ lượng da cho việc đặt túi vĩnh viễn.
Phương pháp thứ 2 là sử dụng các vạt da mỡ từ xa đưa lên ngực với khối lượng da, mỡ đủ để tạo hình bầu vú mới. Chẳng hạn có thể lấy vạt da vùng bụng dưới để tạo hình vú với các chị em có vòng 2 phát triển.
Ưu điểm của phương pháp là tái tạo lại được bầu vú mềm mại, có chất lượng tương đồng với bầu vú thật. Ngoài ra, vạt da có sức sống tốt, có thể chịu được xạ trị sau khi tạo hình.
Tuy vậy, phương pháp này phải sử dụng kỹ thuật nối mạch vi phẫu, đòi hỏi phẫu thuật viên có trình độ chuyên môn chuyên biệt và khá mất thời gian để tạo vạt, rồi nối mạch. Mỗi ca phẫu thuật này có thời gian trung bình là 6 tiếng.
Phương pháp thứ 3 là phương pháp lai kết hợp cả 2 phương pháp trên, một vạt tổ chức gồm da cơ có cuống mạch nuôi từ phía lưng được chuyển ra ngực để tạo ra lượng da lớn hơn. Phần cơ để che phủ túi độn có tác dụng tránh lộ túi, đặc biệt là khi da thành ngực sau xạ trị bị viêm mỏng.
Ưu điểm của phương pháp này là có độ an toàn, thành công rất cao, có thể thực hiện một cách đơn giản bởi các bác sĩ phẫu thuật tạo hình hoặc bác sĩ phẫu thuật lồng ngực, ung bướu.
"Việc tạo hình phải được thực hiện sau khi quá trình điều trị khối u đã hoàn tất, đặc biệt bệnh nhân có chỉ định xạ trị hay hoá chất. Cá biệt một số trường hợp bị loét vùng ngực do xạ trị thì nhu cầu đặt ra là tạo hình che phủ tổn thương chứ không phải là tạo hình vú", BS Minh nhấn mạnh.
Ngoài ra, phương pháp tái tạo ngực chống chỉ định với các bệnh nhân ung thư vú ở giai đoạn 4 đã có di căn tới các cơ quan khác, bệnh nhân quá cao tuổi hoặc không đủ tình trạng sức khỏe để thực hiện các ca phẫu thuật nói chung.
Thủng ngực, cắt 'ti' vì tiêm silicon nâng ngực Một phụ nữ (40 tuổi) tại TP. HCM mới đây phải vào viện cấp cứu với lỗ thủng sâu hoắm, toác miệng tới 6cm2, chảy máu và dịch vàng... do tiêm silicon để nâng ngực từ 20 năm trước. Nữ bệnh nhân vừa phải vào viện cấp cứu thủng ngực do tiêm silicon Hai mươi năm trước, người phụ nữ này hai lần...