Huế: Khôi phục môn nữ công gia chánh trong trường học
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã đồng ý cho trường THPT Hai Bà Trưng thí điểm khôi phục dạy môn nữ công gia chánh cho học sinh từ năm học 2021-2022.
Ngày 12-3, Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, tại buổi làm việc với Trường THPT Hai Bà Trưng về giáo dục kỹ năng sống trong trường học, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh đã đồng ý cho trường thí điểm khôi phục lại việc dạy môn nữ công gia chánh trong nhà trường từ năm học 2021-2022.
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Trường Đồng Khánh (nay là Trường THPT Hai Bà Trưng). Ảnh: N.DO
Chủ tịch UBND tỉnh giao trách nhiệm cho ngành giáo dục sưu tầm có chọn lọc các tài liệu, phối hợp với các chuyên gia, nghệ nhân ẩm thực biên tập các nội dung với phương châm vừa học vừa chơi vừa trải nghiệm, không lý thuyết cao siêu để tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Ông Thọ cho biết, với mục tiêu sau khi rời trường phổ thông các học sinh phải biết chế biến một số món ăn cơ bản của Huế, đảm nhận được bữa ăn của gia đình. Qua dạy nữ công gia chánh để dạy về kỹ năng sống, hiểu biết về văn hóa, truyền thống lịch sử của dân tộc, giữ gìn nét đẹp văn hóa ẩm thực Huế.
Việc dạy nữ công gia chánh tại trường học phải gắn với tham quan, trải nghiệm tại các cơ sở, làng nghề ẩm thực truyền thống Huế. Gắn dạy lý thuyết với hướng dẫn thực hành và thuyết trình để tạo sức hấp dẫn, trong đó mời các chuyên gia ẩm thực nổi tiếng là cựu học sinh, giáo viên Đồng Khánh – Hai Bà Trưng về hỗ trợ hướng dẫn thực hành, thuyết trình.
Video đang HOT
Nghệ nhân Mai Thị Trà, cựu nữ sinh Đồng Khánh và là cựu giáo viên Trường THPT Hai Bà Trưng, chia sẻ ngày trước ngôi trường này có thế mạnh về đào tạo nữ công gia chánh. Đây là môn học được nữ sinh rất yêu thích, tập trung vào kỹ năng dưỡng nhi, chi tiêu gia đình, thêu, may, chế biến các món ăn truyền thống của Huế.
Cô Nguyễn Khoa Diệu Huyền, Trưởng Ban liên lạc cựu nữ sinh Đồng Khánh, nguyên Phó Hiệu Trưởng trường Trường THPT Hai Bà Trưng, cho biết ngoài bồi dưỡng kỹ năng về nữ công gia chánh, các tiết học còn dạy văn hóa ứng xử, tác phong của phụ nữ Huế từ tiếng dạ, tiếng thưa đến cách ăn mặc, đi đứng, giao tiếp với bạn bè, thầy cô, gia đình và cộng đồng. Chính vì điều đó mà nữ sinh Đồng Khánh – Hai Bà Trưng được xem là thương hiệu đầy tự hào của phụ nữ Huế.
Cô Huyền cho rằng, ngày nay, qua nhiều cải cách giáo dục, các thay đổi về dạy nghề trong trường phổ thông và ảnh hưởng của xu thế mới nên việc dạy và học môn nữ công gia chánh trong các trường phổ thông không còn như trước. Việc này dẫn đến một lượng lớn nữ sinh khi bước vào tuổi trưởng thành, ra khỏi mái trường phổ thông lại hạn chế về nữ công gia chánh, thiếu am hiểu về văn hóa ẩm thực, ảnh hưởng không nhỏ trong cuộc sống. Do vậy phục hồi việc dạy học môn nữ công gia chánh cần thiết và cấp bách.
Dạy, học trực tuyến thời COVID 19: Vừa học vừa chơi!
Nhiều phụ huynh, hiệu trưởng trường THCS tại Hà Nội cho rằng, Hà Nội nên xem xét công bố sớm môn thi thứ tư vào lớp 10 hoặc giảm số lượng bài thi như năm ngoái vì tình hình dịch bệnh kéo dài, học trực tuyến không hiệu quả.
Nhiều ý kiến đề nghị Sở Hà Nội công bố sớm bài thi môn thứ tư để giảm áp lực cho học sinh
Cô gọi trò không trả lời
Chị Nguyễn Thị Thu, có con học Trường THCS Khương Đình, quận Thanh Xuân (Hà Nội) cho rằng, học sinh lớp 9 năm nay rất thiệt thòi vì học kỳ II năm ngoái đã dính COVID-19 phải học trực tuyến. Năm nay, trước Tết các em đã nghỉ 1 tuần, sau Tết học trực tuyến thêm 2 tuần nữa trong khi học theo cách này không hiệu quả được như trên lớp. "Chưa kể, thời gian thi những năm trước vào tháng 6 nay Sở Giáo dục-Đào tạo dự kiến cuối tháng 5. Đến nay, đã gần hết tháng 2 vẫn chưa công bố bài thi thứ 4, buộc học sinh phải học tất cả các môn Vật lý, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân là quá áp lực", phụ huynh này nói.
Anh Trần Văn Nam có con học lớp 9 nói, trước những thay đổi của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, gia đình đang rất lo lắng. Nhất là thay đổi về việc NV1, NV2 phải thuộc một khu vực tuyển sinh có hộ khẩu, trong khi con lại thích ngôi trường khác. "Từ hôm đó tới nay, con đòi chỉ đặt 1 NV, nếu trượt thì học trường ngoài công lập nhưng học trường ngoài công lập gia đình không đủ điều kiện", anh Nam nói.
Nhiều phụ huynh cũng kêu trời vì chất lượng học trực tuyến. "Âm thanh tậm tịt", "học sinh thoát ra vào lại liên tục", "học sinh vào điểm danh rồi chơi", "cô gọi chục lần trò không trả lời", "vừa học vừa ăn uống"... là những ý kiến của phụ huynh có con học trực tuyến trong suốt thời gian qua.
"Trong thời gian tới, nếu dịch bệnh được kiểm soát, học sinh quay lại trường lớp, Hà Nội sẽ giữ nguyên phương án thi như hiện nay. Nếu dịch diễn biến phức tạp, Hà Nội sẽ căn cứ tình hình thực tế để có đề xuất điều chỉnh bài thi. Tuy nhiên, quan điểm của Sở là học sinh vẫn phải học để đạt được trình độ tốt nhất".
Phó giám đốc phụ trách Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Văn Đại
Lo ngại?
Hiệu trưởng một trường THCS ở quận Cầu Giấy nói rằng, thông thường, học trên lớp, giáo viên chia ra nhiều nhóm học sinh có năng lực khác nhau để dạy, giao bài. Buổi sáng, giáo viên chủ nhiệm đến sớm hơn để soát bài cũ. Nhóm học sinh trung bình, yếu còn được giáo viên các môn dạy bổ trợ thêm vào cuối giờ, lắm hôm 6-7 giờ tối mới xong. Học vậy mới thúc đẩy được chất lượng vì thi vào lớp 10 học sinh cạnh tranh rất cao.
Trong khi học trực tuyến, học sinh vắng rất nhiều. Liên hệ phụ huynh đề nghị nhắc nhở con học thì nhận được câu trả lời là con ngủ quên, con ở quê chưa ra... Mỗi giờ học 40 phút, cô giáo điểm danh mất 10 phút. "Nói chung, học trực tuyến khó đảm bảo chất lượng, chỉ được một số bạn có ý thức, chăm chỉ", vị hiệu trưởng nói.
Bà Đặng Thị Thu Hà, Hiệu trưởng Trường THCS Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho rằng, học trực tuyến, nghỉ học kéo dài nhưng vẫn thực hiện 4 bài thi là rất căng thẳng, áp lực cho học sinh. "Hà Nội nên công bố sớm bài thi thứ 4 để học sinh học, còn nếu đợi đến cuối tháng 3 mới công bố là muộn", bà Hà nói.
Hiệu trưởng Trường THCS Đoàn Thị Điểm Đặng Quốc Thống cho rằng, chủ trương thi môn thứ 4 là nhằm học sinh phải học đều các môn, không vì môn thi mà bỏ hết các môn còn lại. Tuy nhiên, chúng ta cũng đang có chủ trương giảm áp lực thi cử, trong khi "Hà Nội cứ lấp lửng, đánh đố học sinh đến phút chót gây căng thẳng". "Nên công bố sớm để học sinh yên tâm học hoặc bỏ để giảm áp lực cho các em", ông Thống nói.
Phó giám đốc phụ trách Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Văn Đại cho biết, phương án học sinh thi 4 bài thi được Sở trình trước khi bùng phát dịch COVID-19 và đã được UBND TP phê duyệt. Tuy nhiên, thời điểm này toàn bộ học sinh đang học trực tuyến vì dịch bệnh. "Trong thời gian tới, nếu dịch bệnh được kiểm soát, học sinh quay lại trường lớp bình thường, Hà Nội sẽ giữ nguyên phương án thi như hiện nay. Nếu dịch diễn biến phức tạp, Hà Nội sẽ căn cứ tình hình thức tế để có đề xuất điều chỉnh bài thi. Tuy nhiên, quan điểm của Sở là học sinh vẫn phải học để đạt được trình độ cao nhất", ông Đại nói.
Năm ngoái, học sinh Hà Nội cũng phải nghỉ dịch, học trực tuyến nhiều tháng, các nhà trường đề xuất giảm môn thi thứ tư nhằm giảm áp lực cho học sinh. Sở GD&ĐT đã bỏ bài thi thứ 4 đồng thời đề thi tuyển sinh lớp 10 năm ngoái của Hà Nội cũng có mức độ khó vừa phải, học sinh đạt điểm 8-9 khá nhiều.
Cũng trong bối cảnh dịch bệnh, Sở GD&ĐT Hải Phòng đề xuất giảm lượng môn thi vào lớp 10 năm nay. Trước đó, Hải Phòng thi Toán, Văn và bài thi tổ hợp gồm Ngoại ngữ và một môn thi khác còn lại. Năm nay, Hải Phòng đề xuất chỉ thi 3 bài thi để giảm áp lực cho học sinh vì nghỉ học kéo dài. Hải Phòng cũng là địa phương quyết định dừng dạy học trực tuyến cho học sinh lớp 1, lớp 2 vì không hiệu quả.
Kiểm tra việc phòng, chống Covid-19 khi học sinh đi học trở lại Ngày 23.2, Sở GD-ĐT TP.HCM triển khai kế hoạch kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 trước khi học sinh đi học trở lại tại các cơ sở giáo dục. Trung tâm GDTX Chu Văn An (Q.5, TP.HCM) thực hiện phun khử khuẩn phòng chống Covid-19 - BẢO CHÂU Theo đó, nhằm rà soát, nắm tình hình chuẩn bị của cơ sở...