Huawei triển khai mạng 6G từ 2030
Eric Xu, Chủ tịch luân phiên của Huawei, tiết lộ hãng dự kiến triển khai công nghệ 6G trong 10 năm tới, với tốc độ gấp 50 lần 5G.
Huawei đang hứng chịu các lệnh trừng phạt và hạn chế từ phía Mỹ trong hai năm qua. Tuy nhiên, hãng công nghệ Trung Quốc vẫn đang trụ vững và tiếp tục duy trì tốc độ phát triển cũng như đầu tư mạnh cho R&D, nhất là trong lĩnh vực công nghệ mạng viễn thông.
Dù 5G vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm ở nhiều nơi trên thế giới, ông Eric Xu cho biết Huawei đã khởi động dự án 6G. Hãng cũng sẽ sớm xuất bản sách trắng 6G, cung cấp các chi tiết cần thiết về công nghệ cho các nhà quản lý và các đơn vị trong ngành.
Huawei hiện giữ vị thế dẫn đầu không thể phủ nhận về 5G. Hãng đang tiếp tục mở rộng thông qua nhiều đổi mới và ước tính 6G mang đến tốc độ kết nối nhanh gấp 50 lần 5G, đồng thời vượt trội so với 5G trong các chỉ số như tốc độ, độ trễ, mật độ lưu lượng, mật độ kết nối, tính di động và hiệu quả phổ tần.
Video đang HOT
Nhiều bên đã bắt đầu nghiên cứu 6G để không bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua kết nối.
Cuối năm 2020, Liu Lihong, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc cho biết nước này đang dần hoàn tất việc xây dựng hệ thống mạng 5G lớn nhất thế giới và bắt đầu lên kế hoạch cho mạng 6G vào năm 2029.
Trung Quốc đã tính đến việc xây dựng mạng 6G từ vài năm trước và thành lập nhóm Thúc đẩy Nghiên cứu và Phát triển Quốc gia về 6G năm 2019. Theo kỳ vọng, 6G ước đạt tốc độ 1 terabyte/giây, gấp 100 lần 5G và có thể tải hơn 142 giờ nội dung Netflix ở độ phân giải cao nhất trong một giây.
Với tốc độ kết nối cao chưa từng thấy, 5G và 6G sẽ làm thay đổi hoàn toàn cách con người và thế giới kết nối, nhất là trong lĩnh vực y tế, ôtô tự lái và nhà máy thông minh, trong khi AI và robot trở thành một phần thiết yếu của cuộc sống.
Trong khi đó, giữa tháng 2, Apple cũng đăng quảng cáo tuyển dụng kỹ sư phát triển 6G nhằm tự chủ công nghệ, tránh bị phụ thuộc vào các đối tác. Theo mô tả, các kỹ sư được tuyển dụng sẽ “nghiên cứu và thiết kế hệ thống truyền thông không dây thế hệ tiếp theo (6G) cho mạng vô tuyến” và “tham gia vào các diễn đàn công nghiệp, học thuật đam mê công nghệ 6G”. Cuối năm 2020, Apple đã tham gia liên minh các công ty làm việc trên các tiêu chuẩn cho 6G và các công nghệ di động thế hệ tiếp theo.
Khó khăn chồng chất, Huawei dừng hoạt động thêm hai bộ phận kinh doanh
Các mảng kinh doanh AI và dịch vụ đám mây của Huawei đã bị dừng hoạt động và sáp nhập vào các bộ phận khác.
Người khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei lại phải dừng hoạt động thêm một số bộ phận kinh doanh của công ty mình. Lần này là các bộ phận trí tuệ nhân tạo và đám mây cốt lõi mới được thành lập từ 14 tháng trước. Điều này lại càng cho thấy công ty đang phải đối mặt với các khó khăn lớn thế nào khi chuyển mình từ nhà sản xuất thiết bị sang kinh doanh dịch vụ.
Trong thông báo nội bộ của mình vào ngày 2 tháng Tư, Huawei cho biết, các bộ phận này sẽ được tách thành 2 đơn vị. Các hoạt động máy chủ và phần cứng lưu trữ sẽ do bộ phận phát triển giải pháp và sản phẩm internet của Huawei, vốn chịu trách nhiệm cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm, đảm nhiệm.
Ông Zhang Pingan đã được chỉ định làm chủ tịch mảng kinh doanh đám mây, thay thế cho ông Richard Yu, người đã trở thành chủ tịch của cả mảng đám mây và AI cũng như mảng kinh doanh đám mây từ tháng Một năm nay.
Thay đổi này cho thấy khó khăn của Huawei trong việc chuyển đổi từ một nhà cung cấp thiết bị phần cứng thành nhà cung cấp dịch vụ. Công ty được xây dựng quanh một số mảng kinh doanh cốt lõi bao gồm: mảng thiết bị mạng viễn thông, mảng kinh doanh doanh nghiệp và mảng kinh doanh tiêu dùng.
Tuy nhiên, trong báo cáo nội bộ tuần trước, không nói đến việc ông Zhang Pingan sẽ báo cáo cho ai trong vị trí mới. Ông đã chịu trách nhiệm về các dịch vụ đám mây cho mảng kinh doanh tiêu dùng và trước đó làm việc dưới quyền ông Yu.
Bộ phận điện toán đám mây của Huawei bắt đầu được lập nên từ năm 2010. Và đến năm 2017, nó mới thành một đơn vị kinh doanh để tiến vào thị trường dịch vụ đám mây đang mở rộng.
Huawei Cloud nhanh chóng trở thành nhà cung cấp dịch vụ đám mây lớn thứ hai Trung Quốc vào Quý 4 năm 2020, chiếm 17,4% thị phần Trung Quốc - theo dữ liệu của hãng nghiên cứu thị trường Canalys. Trong khi một năm trước đó, vào Quý 4 năm 2019, bộ phận này còn chưa đứng trong top 3 thị trường. Hiện tại Alibaba vẫn đang là người chiếm đầu top đầu với 40,3% thị phần.
Trong ngày 31 tháng Ba vừa qua, ông Ken Hu, chủ tịch luân phiên của Huawei, từng cho rằng đại dịch đang mang lại thời cơ thuận lợi để các doanh nghiệp áp dụng điện toán đám mây và doanh thu mà Huawei Cloud mang lại sẽ tăng trưởng 168% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, chính nhà sáng lập Huawei, ông Nhậm Chính Phi trong một cuộc họp nội bộ cũng cho rằng, dịch vụ đám mây của công ty mới chỉ ở tầm trung và vẫn chưa đạt đến mức cao cấp như kỳ vọng. Nguồn tin của trang Caixin cũng cho biết, hiện dịch vụ đám mây của Huawei vẫn đang đi sau các đối thủ khi chậm chân tham gia thị trường.
Phương Tây sẽ không thể kiềm chế công nghệ Trung Quốc Những nỗ lực của Mỹ và đồng minh nhằm hạn chế sức mạnh công nghệ của Trung Quốc không chỉ vô tác dụng mà còn đẩy nhanh tốc độ đổi mới của nước này. Các nhà cung cấp phương Tây từng rất tự mãn trước Huawei - lúc đó chỉ là một công ty mới nổi của Trung Quốc. Với niềm tin rằng...