Huawei làm chip cho ôtô điện
Huawei bắt tay với Chongqing Changan – một công ty ôtô Trung Quốc – và bắt đầu tham gia vào lĩnh vực phát triển chip cho xe điện.
Theo bốn nguồn tin tiết lộ với Reuters , Huawei sẽ cùng Chongqing Changan Automobile – một công ty thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc – thiết kế và phát triển chip phục vụ các tính năng tự động trong ôtô điện. Huawei làm nhiệm vụ phát triển chip cho hệ thống vận hành và công nghệ cabin. Changan sẽ phụ trách thiết kế và kỹ thuật xe.
Hai nguồn tin trong đó cho biết, Huawei và Chongqing Changan đã hợp tác không chính thức ở lĩnh vực xe hơi thông minh từ tháng 11 năm ngoái và đã sản xuất chip từ vài tháng qua. Nguồn tin thứ ba tiết lộ rằng cả hai sẽ sớm thành lập một liên doanh nhằm phát triển các loại chip cho ôtô tự lái.
Khách tham quan tại triển lãm Auto Shanghai ở Thượng Hải (Trung Quốc) hôm 19/4.
Huawei đang bắt đầu chuyển sang lĩnh vực xe hơi sau khi gặp khó do lệnh cấm của Mỹ khiến hãng mất quyền truy cập phần mềm thiết kế chip cho smartphone. Công ty gần đây đã ra mắt mẫu crossover Seres SF5 hợp tác giữa Huawei và hãng năng lượng Cyrus. Mẫu xe này có tính năng kết nối smartphone và tự động chuyển phát nhạc và thông tin định vị giữa hai bên, đồng thời được trang bị công nghệ điều khiển bằng giọng nói và hệ thống audio với 11 loa.
Bên cạnh đó, Huawei cũng tham vọng tạo ra mẫu ôtô thông minh dưới thương hiệu riêng và đang đàm phán để mua lại mảng xe điện của một công ty trong nước.
Video đang HOT
Quan hệ đối tác giữa Huawei với Chongqing Changan diễn ra trong bối cảnh chất bán dẫn thiếu trên toàn cầu và ảnh hưởng đặc biệt đến các nhà sản xuất ôtô. Theo các nhà quan sát, việc chuyển sang mảng chip cho ôtô là hướng đi mới phù hợp hơn, nhất là khi hãng đang không thể sản xuất chip cho smartphone do các lệnh cấm từ Mỹ.
Chongqing Changan hiện có quan hệ đối tác với Ford Motor và Mazda Motor. Công ty này từng nghiên cứu chip riêng cho ôtô, nhưng không đạt được nhiều tiến bộ. Nguồn tin cho biết, nếu hợp tác thành công, những chiếc xe điện đầu tiên dùng công nghệ do Huawei và Changan sản xuất sẽ bắt đầu bán ra năm sau, hướng đến thị trường trung và cao cấp, cạnh tranh với Tesla và Nio – hãng xe điện trong nước.
Huawei và Chongqing Changan chưa đưa ra bình luận.
Thất bại mảng di động, LG đi làm xe điện
LG kỳ vọng giữ lại được công nghệ di động và áp dụng vào mảng thiết bị gia đình cũng như phụ tùng xe điện.
Tập đoàn LG Electronics hôm 22/1 cho biết họ sẽ có thể áp dụng công nghệ di động vào các mảng thiết bị gia dụng và phụ tùng xe điện, sau khi cân nhắc rút khỏi thị trường điện thoại thông minh.
Công ty điện tử lớn thứ hai của Hàn Quốc nói rằng họ đang nghiên cứu cách để giữ công nghệ di động của mình, vì đây là chìa khóa để phát triển các mảng kinh doanh khác như thiết bị gia dụng và phụ tùng xe thông minh.
Ngoài ra, đơn vị này cũng nhắc lại rằng công ty đang xem xét tất cả lựa chọn cho hoạt động kinh doanh điện thoại thua lỗ của mình, sau khi Giám đốc điều hành Brian Kwon gửi một văn bản đến nội bộ nhân viên của LG vào tuần trước với nội dung "đã đến lúc phải đưa ra quyết định về tương lai".
Seo Dong-myung, Giám đốc của công ty, cho biết trong cuộc họp báo cáo thu nhập quý IV: "Chúng tôi đang xem xét nhiều phương diện để giữ lại công nghệ thiết bị di động của mình. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu công nghệ di động vì nó là cốt lõi của các thiết bị gia dụng thông minh và phụ tùng xe của LG".
Phụ tùng xe điện sẽ là mảng kinh doanh mà LG nhắm vào trong thời gian tới.
Ngoài ra, LG còn cho biết họ sẽ nỗ lực đưa việc liên doanh phụ tùng xe điện với công ty Magna International của Canada đi đúng hướng.`
Theo Nikkei Asia, c ông ty mới có tên dự kiến là LG Magna e-Powertrain và có thể sẽ ra mắt vào tháng 7 năm nay. Trong đó, LG giữ 51% cổ phần và Magna sở hữu 49% còn lại.
Lợi nhuận của LG đã tăng 538,7% lên 650,2 tỷ won (580,9 triệu USD) trong quý IV so với cùng kỳ năm ngoái nhờ vào mảng thiết bị gia dụng và truyền hình, vốn có nhu cầu mạnh mẽ trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Doanh số bán hàng cũng đồng thời tăng 16,9% lên 18,8 nghìn tỷ won trong cùng thời kỳ.
Trong đó, doanh thu của mảng thiết bị gia dụng tăng trung bình 20% lên 5.500 tỷ won trong giai đoạn tháng 10-12/2020 so với cùng kỳ năm 2019, cả thị trường trong nước và nước ngoài của mảng này đều đạt tăng trưởng hai con số.
Tuy nhiên, cùng kỳ mảng điện thoại thông minh của LG lại thua lỗ đến 248,5 tỷ won và đã liên tục tăng trưởng âm trong gần sáu năm liên tiếp. Lý do vì những dòng điện thoại cao cấp nhất của LG đã không thể bắt kịp với Apple, Samsung hay Huawei.
LG thừa nhận rằng doanh số của những sản phẩm cao cấp của họ bị chậm lại vì không được trang bị được chip 4G. Hãng cho biết thêm mức độ cạnh tranh sẽ còn khốc liệt hơn trong năm 2021, dù nhu cầu tiêu thụ smartphone có thể sẽ phục hồi trở lại ở mức trước đại dịch.
Điện thoại của LG không thể cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường vì thiếu chip 4G.
Không giống như mảng kinh doanh điện thoại thông minh, LG kỳ vọng doanh số phụ tùng xe điện sẽ tăng trưởng hơn 30% trong năm 2021 nhờ sự phục hồi của thị trường phương tiện di chuyển toàn cầu. Công ty cũng đặt mục tiêu tỷ suất lợi nhuận kinh doanh của mảng này sẽ tăng hơn 5%.
Hiện tại, giá cổ phiếu của LG Electronics đã giảm 6,99% thời điểm 22/1 do các nhà đầu tư nước ngoài bán phá giá cổ phiếu. Điểm chuẩn Kospi của Hàn Quốc giảm 3,03%.
Ngấm đòn trừng phạt của Mỹ, Huawei tụt từ vị trí số 1 xuống số 6 trong danh sách những nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới Các lô hàng điện thoại thông minh của Huawei tiếp tục lao dốc do các lệnh trừng phạt của Mỹ, khiến 41% sản lượng sụt giảm so với năm ngoái.. Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đã xuất xưởng 33 triệu điện thoại thông minh trên toàn thế giới trong quý 4/2020, giảm 41% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó,...