Hủ tíu miền Tây ngược dòng lịch sử
Người miền Nam từ xa xưa đã biến thể nguyên bản cọng hủ tíu mềm thành cọng hủ tíu dai đặc trưng. Thật thú vị khi hầu hết người miền Nam đều chỉ ưng ăn hủ tíu dai dù có hàng trăm năm sống hài hòa cùng bà con người Việt gốc Hoa.
Hủ tíu đặc trưng của người Hoa ở Sài Gòn – Ảnh: Giang Vũ
Hủ tíu (hủ tiếu) là món ăn phổ biến hầu khắp các tỉnh thành phía Nam từ xưa đến nay. Hủ tíu và hủ tíu mì là món ngon có gốc từ văn hóa ẩm thực Trung Hoa.
Ở miền Nam nói chung và ở Sài gòn- Chợ Lớn nói riêng, hủ tíu Tàu là món đặc trưng nhờ các hiệu mì gia nổi tiếng truyền qua nhiều đời.
Hầu hết người Việt đều từng ăn qua hủ tíu, nhưng nhiều người trẻ Sài Gòn ngày nay ít ai để ý đến các chủng loại hủ tíu cũng như phân biệt đâu là cọng hủ tíu của người Hoa, đâu là hủ tíu của người Việt, và cả chuyện hủ tíu của người Việt miền nào, tỉnh nào.
Cọng hủ tíu vốn được làm bằng bột gạo và hẳn nhiên nguyên bản của nó là do người Hoa di dân và lưu vong du nhập vào xứ Ta. Cọng hủ tíu nguyên bản của người Hoa tồn tại đến ngày nay là cọng hủ tíu mềm. Ngày trước, khi bạn vô một tiệm hủ tíu Tàu bạn sẽ được các chú phổ ky mời bạn ăn hủ tíu mềm.
Cọng hủ tíu mềm là đặc trưng của hủ tiếu người Hoa đến giờ vẫn phổ biến trong Chợ Lớn – Ảnh: Tân Nhân
Video đang HOT
Người Việt gốc hoa dù là người Quảng, người Tiều hay người Hẹ… dù họ ăn hủ tíu khô hay nước họ không ăn hủ tíu gì khác ngoài hủ tíu mềm, món hủ tíu xào cũng là xào cọng hủ tíu mềm, thậm chí nếu họ ngán hủ tíu mềm thì họ chuyển qua bún gạo.
Cọng hủ tíu mềm của người Hoa gần giống như cọng bánh phở nhưng mềm, trong, bở và to hơn cọng bánh phở. Nhiều người cho rằng hủ tíu mềm của người Hoa và bánh phở là “anh em sinh đôi” dù mỗi cọng bánh có tên riêng nhưng giống nhau đến khó phân biệt.
Ngày nay, các xe bán hủ tíu gõ của người nhập cư từ miền Trung có ở khắp phố – hẻm Sài Gòn. Bạn kêu một tô hủ tíu tức là bạn được bưng ra hủ tíu dai, hầu như không có xe hủ tíu gõ nào bán hủ tíu mềm. Dù ai cũng biết món khoái khẩu nhất của người miền Trung là món mì Quảng cũng có cọng bánh bột gọi là mì nhưng thật ra cũng na ná như cọng hủ tíu mềm.
Vậy cọng hủ tíu dai ” khai sinh”từ đâu?
Người miền Nam từ xa xưa đã biến thể nguyên bản cọng hủ tíu mềm thành cọng hủ tíu dai đặc trưng. Thật thú vị khi nhớ lại là hầu hết người miền Nam đều chỉ ưng ăn hủ tíu dai dù có hàng trăm năm sống hài hòa cùng bà con người Việt gốc Hoa.
Cọng hủ tíu dai do người Việt “phát minh” vẫn gắn liền với đời sống ẩm thực Việt – Ảnh: Giang Vũ
Ngày trước, người Việt vô tiệm hủ tíu Tàu không có hủ tíu dai thì đành ăn hủ tíu mềm, nhưng có người nhất định không ăn hủ tíu mềm chỉ gọi tô mì hoặc đối đế lắm thì gọi bún gạo mì.
Khẩu vị chọn ăn hủ tíu dai này thật đặc biệt và có lẽ chính vì cái khẩu vị “độc lập” này mà các hiệu hủ tíu Mỹ Tho, Đồng Tháp, Sa Đéc, Gò Công… ra đời và vang danh.. Cọng hủ tíu dai bình thường được làm từ bột gạo, tùy loại gạo ngon hay dở mà định chất lượng, giá cả cọng hủ tíu; nhưng đặc biệt cọng hủ tíu Mỹ Tho, Gò Công, Đồng Tháp… được làm từ bột gạo lọc, nên cọng dai hủ tíu đúng là một sáng tạo thú vị của người xưa.
Hủ tíu Gò Công ở Sài Gòn – Ảnh: Giang Vũ
Tất nhiên cách nấu nước lèo, gia vị nêm nếm, phụ phẩm ăn kèm… của các hiệu hủ tíu Việt so với hủ tíu Tàu khác biệt hẳn hoi; và chính các cọng hủ tíu dai mang tên các địa phương miền Nam đã tạo ra khác biệt để giúp đa dạng khẩu vị món ngon Việt.
Hủ tíu Sa Đéc nức tiếng nhờ cọng hủ tíu dai dai và ngon hiếm có – Ảnh: Giang Vũ
Cọng hủ tíu dai từ xưa cho đến nay không chỉ là nguyên liệu chính cho các tiệm hủ tíu từ bình dân cho đến sang trọng, mà chính những đầu bếp gia đình người miền Nam mỗi khi có đám tiệc thường nấu món hủ tíu dai xào lòng heo, lòng gia cầm, hải sản hay xào chay… Nếu ai là người miền Nam hay đi ăn đám ở xứ Nam Kỳ Lục tỉnh thì sẽ biết món ngon này chưa bao giờ bị chê, bị ế.
Trải nghiệm nhà hàng món Đài độc đáo tại TP.HCM
Không cần đi đâu xa, ngay tại TP.HCM, thực khách vẫn có thể thưởng thức nhiều món ăn, thức uống đậm phong vị Đài Loan.
Ẩm thực Đài Loan nổi tiếng đa dạng từ món khô đến nước, như mì, hủ tíu, bún, cơm và các loại trà bánh thơm ngon. Đến với Tipiki, các thực khách tại TP.HCM có thể thưởng thức được đầy đủ phong vị món ngon xứ Đài với giá chỉ từ 35.000 đồng
Bên cạnh món ăn, nhà hàng còn được yêu thích nhờ không gian ấm cúng và sang trọng. Phong cách bố trị nội thất và món ăn đẹp mắt là điểm khác biệt của Tipiki so với nhiều nhà hàng ẩm thực khác. Đến đây, các cặp đôi, nhóm bạn, gia đình có thể cùng ăn uống và thoải mái trò chuyện.
Có thể nói mì bò là món ăn nổi tiếng nhất của ẩm thực xứ Đài. Nhiều người ví von đến nhà hàng Đài mà không ăn mì bò cũng giống như vào miền Nam không ăn cơm tấm. Món mì bò Đài ngon đúng điệu là sự kết hợp của sợi mì tươi, bò, thuốc bắc cùng nước dùng. Đồng thời khi thưởng thức, người ăn cảm nhận được bắp bò như tan trong miệng nhờ được ninh nhừ, còn gân bò không dai mà sần sật.
Mì bò Đài Loan thơm ngon.
Bên cạnh mì bò, set 5 món gồm cơm, mì tươi, bún gạo, phở và hủ tiếu giá 30.000 đồng/món tại Tipiki cũng được nhiều thực khách lựa chọn. Set 5 món này phù hợp với người muốn thưởng thức nhiều món cùng lúc nhưng lại sợ no, không thể ăn hết.
Ngoài ra đến nhà hàng, thực khách có thể thưởng thức gà, xúc xích, xá xíu nướng có hương vị mới lạ. Những món ăn này có thể ăn kèm với mì tươi hoặc phở tươi, kết hợp trộn sốt truyền thống hay sốt X.O.
Các món nướng hấp dẫn tại nhà hàng.
Đài Loan còn được biết đến là quê hương của hàng loạt thương hiệu trà sữa đình đám. Đến Tipipki, bạn sẽ được phục vụ những ly trà sữa cỡ lớn để thỏa thích thưởng thức hương vị từ ngọt ngào đến béo ngậy.
Trà sữa Day dream là món uống được yêu thích nhất tại Tipiki.
Nổi bật nhất trong các thức uống tại Tipiki là Day dream. Món nước này kết hợp vị trà ô long thượng hạng Đài Loan cùng nước cốt dừa và yến mạch beo béo cùng trân châu trắng giòn mát lạnh. Day dream còn chứa khoai môn tán nhuyễn để thêm đậm vị và cuốn hút.
Ngoài ra, quán còn mang đến nhiều món trà nóng thượng hạng, dành cho những thực khách thích sự tao nhã như lục trà, trà ô long, trà assam, trà bột ngọc trai hoa hồng...
Về miệt Vĩnh Long, nhớ hoài 'bóng hình'... lẩu cá chèo bẻo Đừng vội tin khi người Vĩnh Long nói với bạn rằng quê hương của họ 'hổng có cái gì để gọi là đặc sản hết trơn hết trọi'. Mặc dù sự thật đúng là như vậy nhưng vùng đất này có vô số những món ngon tuy không 'đặc sản' mà vẫn làm say lòng du khách. Lẩu cá chèo bẻo là một...