Hỏng đường tiêu hóa vì ăn vừng
Mọi người mách nhau ăn mè (vừng) thay cơm để phòng và chữa đái tháo đường, tăng huyết áp và xơ vữa động mạch… Nhưng theo các chuyên gia, ăn như vậy không tốt chút nào.
Nó sẽ làm cho bạn thiếu dinh dưỡng dẫn tới bệnh lý hoặc làm bệnh nặng hơn.
Đặc biệt, nếu không biết cách ăn, thậm chí nhiều người ăn mè còn có nguy cơ hỏng được tiêu hóa hoặc bị bệnh.
GS.TS Bùi Minh Đức, nguyên trưởng khoa Hóa sinh An toàn thực phẩm, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, phó chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam cho biết, vừng là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều chất béo (béo thực vật – không chứa cholesterol) đặc biệt là giàu omega 3 và omega 6, là những loại axit béo thiết yếu mà cơ thể không tạo ra được.
Loại chất béo này có nhiều tác dụng như tạo năng lượng, giúp hấp thu các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K, đặc biệt là tác dụng bảo vệ tim mạch trước nguy cơ tổn thương do lão hóa, bệnh lý thoái hóa, giảm khả năng xơ vữa mạch máu và thiếu máu cơ tim.
Video đang HOT
Trong vừng cũng có chứa chất đạm, nhiều loại vitamin, giàu khoáng chất như canxi, phospho, magiê… Có lẽ chính vì thế mà hiện nay người ta hay dùng vừng, thậm chí lạm dụng vừng để thay thế các thực phẩm khác.
Nên dùng chung vừng với các thực phẩm khác để có một món ăn.
Điều này hoàn toàn không nên và không đúng vì tác dụng chữa bệnh thì chưa được chứng minh, còn về mặt dinh dưỡng là không đảm bảo. Bởi trong vừng chứa rất ít chất bột đường, gần như không có, trong khi nhu cầu dinh dưỡng ở người bình thường hay ăn kiêng để kết hợp điều trị như đái tháo đường, tim mạch, huyết áp, xơ vữa… thì vẫn phải đảm bảo đủ các nhóm thực phẩm cơ bản gồm: Chất đạm, chất béo, bột đường, vitamin, muối khoáng, nước, chất xơ…
Hơn nữa, xét về mặt năng lượng tính trên 100g thực phẩm thì vừng giàu năng lượng gấp 2 lần cơm nhưng thành phần các chất dinh dưỡng của vừng lại phiến diện, không cân đối và đủ bốn nhóm chất như trong bữa cơm có thịt, cá, rau, dầu…
Trong khẩu phần ăn một bữa cơm thì chất bột đường phải chiếm từ 55 – 65% năng lượng, đạm là 12 – 15%, béo từ 20 – 30% mới phù hợp, còn trong vừng thì thiếu hẳn nhóm cung cấp đường và tỷ lệ chất béo quá cao. Vì vậy, trong bữa cơm, vừng chỉ có thể được xem là một thực phẩm bổ dưỡng dùng để bổ sung, cung cấp thêm dưỡng chất cũng như tăng cường nguồn năng lượng từ chất béo cho bữa ăn.
Cũng cần lưu ý, trong vừng có khoảng 5,36% axit phytic (là chất không có giá trị dinh dưỡng), làm giảm hấp thu một số chất quan trọng như canxi, magie, sắt, kẽm… Ngoài ra, nếu ăn vừng cả hạt, dù nhai kỹ đến đâu cũng không thể vỡ hết được và như vậy, vừa không thể hấp thu được các chất dinh dưỡng trong vừng, vừa gây hại cho đường tiêu hóa. Vì thế, dùng quá nhiều vừng cũng không có lợi cho sức khoẻ.
BS.TTND Nguyễn Xuân Hướng, nguyên chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho biết, vừng trong Đông y có tên gọi là hắc chi ma (vừng đen), bạch tri ma (vừng trắng), có tác dụng hỗ trợ tim mạch, tiêu hóa nhất là người bị táo bón, có lợi cho huyết và dịch, bồi bổ cho cơ thể, làm sáng mắt….
Tuy nhiên, vừng thuộc hàn nếu người thể hàn dùng dễ sinh ỉa lỏng, nếu dùng nhiều lâu dần sẽ hỏng đường tiêu hóa. Hơn nữa, trong Đông y cũng không dùng vừng đơn độc mà thường phối hợp với gạo, khoai hoặc bột sắn dây, các thực phẩm thuộc nhóm bột đường, để có các món ăn, bài thuốc đơn giản bồi bổ sức khoẻ. Dùng đơn độc, vừng không có các tá dược khác để chuyển hóa thành các chất bổ, không tốt cho sức khoẻ.
Theo TTVN
Dùng tỏi trị bệnh đường tiêu hóa
Chất kháng sinh alixin trong tỏi có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh đối với lỵ, tả, amíp, staphylococus, thương hàn... Mùa hè là mùa của các bệnh đường tiêu hoá vì vậy, việc dự trữ tỏi là cần thiết.
Các nghiên cứu cho thấy, nước tỏi 5% có thể ức chế hoạt động của trùng amíp (loại ký sinh trùng thường gây bệnh kiết lỵ và áp xe gan). Amíp khi gặp nước tỏi sẽ co tròn lại và không sinh sản nữa. Ở Trung Quốc, tỏi chữa khỏi 80% số trường hợp mắc bệnh lỵ do amíp. Nó cũng cho kết quả tương tự đối với bệnh lỵ trực trùng. So với sulfaguanidine (thuốc đặc trị lỵ trực trùng), tỏi cho kết quả chữa trị tương đương.
Để điều trị lỵ amíp và lỵ trực trùng, cần giã nát tỏi, cho vào nước đun sôi để nguội với tỷ lệ 5% và 10%, ngâm trong vòng 2 giờ rồi đem lọc qua gạc, thụt trong 2 ngày đầu với dung dịch 5% (100 ml). Sau đó dùng dung dịch 10%, ngày thụt 1 lần, kết hợp uống 6 g tỏi chia làm 3 lần trong ngày. Mỗi đợt điều trị kéo dài 5-7 ngày.
Cách chữa bằng tỏi có thể gây 2 phiền toái: ăn tỏi bị hôi miệng, thụt tỏi hơi rát hậu môn. Cách khắc phục là nhai một nhúm trà rồi nhổ đi để tẩy mùi hôi ở miệng. Đối với hậu môn, nên ngâm nước ấm sau khi thụt.
Theo SKDS
Các bệnh đường tiêu hóa ở trẻ em Khi thời tiết trở nóng, khoa nhi của bệnh các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trẻ bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Các bệnh này rất nguy hiểm, nếu không được ngăn chặn kịp thời. Bệnh tắc ruột Nếu bị tắc ruột, trẻ sẽ không đi tiêu được, không trung tiện được. Ở trẻ sơ sinh tắc ruột thường là...