Hơn 90% chúng ta đang ăn lẩu sai cách, mất chất dinh dưỡng
Ngày Tết Nguyên Đán, nhiều gia đình lựa chọn ăn lẩu cho bữa ăn thêm phần ấm cúng nhưng không không phải ai cũng biết ăn đúng cách để không hại sức khỏe.
Bác sĩ Đoàn Thị Anh Đào, Phó khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Thanh Nhàn trả lời trên một trang báo cho hay, lẩu là món ăn đa dạng hội tụ nhiều loại thực phẩm như: thịt, cá, rau, nấm, củ, quả… Đây là món ăn ngon và có tính quây quần, ấm cúng. ” alt=”Hơn 90% chúng ta đang ăn lẩu sai cách, mất chất dinh dưỡng – Hình 1″>
Tuy nhiên vị chuyên gia này cũng lưu ý hiện nay, người Việt thường có thói quen để đồ ăn trong nồi lẩu quá lâu và thả rất nhiều thực phẩm vào cùng một lúc. Thói quen này sẽ khiến cho thực phẩm bị nấu sôi quá lâu mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng.
“Nhiều chất dinh dưỡng sẽ bị mất khi đun nấu, ninh ở nhiệt độ cao, ví dụ như rau. Lượng vitamin trong rau sẽ giảm đi rất nhanh nếu như ngâm quá lâu trong nồi lẩu. Lúc này ăn rau chỉ còn là chất xơ không có các vitamin và khoáng chất. Không chỉ có rau mà thịt, cá… đun, nấu trong nồi lẩu quá lâu protein bị chia cắt nhỏ. Khi ăn những thực phẩm này vào cơ thể hấp thu cũng thấp”, bác sĩ Anh Đào lưu ý.
Cũng trên một trang báo, Lương y Bùi Hồng Minh, Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình (Hà Nội) lẩu là món ăn kết hợp của nhiều nguyên liệu vì vậy cần lưu ý cách kết hợp các thực phẩm với nhau để tránh kiêng kỵ. Nên chọn cách loại rau lành tính như: rau muống, cải thìa, cải cúc… Rau nên làm sạch và nấu chín mới ăn để tránh giun sán.
“Cần chú ý thịt gà không nên ăn cùng rau kinh giới; Thịt lợn không ăn cùng với rau mùi vì rau mùi có tính tân tán còn thịt lợn có tính ngưng trệ. Hai thứ xung khắc nhau, khi kết hợp ăn cùng sẽ sinh đau quặn ở xung quanh rốn; Thịt dê khi kết hợp với thịt lợn sẽ sinh khí trệ sinh đờm…”, Lương y Bùi Hồng Minh cho hay.
Ăn nhiều loại rau khi ăn lẩu không chỉ làm tăng mùi vị mà còn giúp cơ thể trừ nóng, giải nhiệt và giải độc. Tuy nhiên, không phải loại rau nào cũng ăn được với lẩu, có những loại rau không nên phối hợp cùng nhau khi ăn lẩu vì có thể sản sinh ra độc tố hại sức khỏe.
Các loại rau nên và không nên ăn cùng lẩu
Lẩu bò
Không nên: Lẩu bò là loại lẩu dễ ăn nhất và được nhiều người yêu thích nhưng nó không dễ dàng kết hợp với mọi loại rau, ví dụ như rau mùng tơi. Kết hợp rau này với lẩu bò sẽ gây đau bụng, đầy hơi khó tiêu, thậm chí táo bón.
Nên: Lẩu bò sẽ hấp dẫn hơn khi ăn cùng với các loại rau cải như như cải cúc, cải thảo, cải ngọt hay rau cần, hành tây, khoai môn, nấm,…
Lẩu gà
Không nên: Không ăn lẩu gà với rau kinh giới. Theo Đông y, thịt gà thuộc phong mộc về tạng can, kinh giới có vị cay, tính ấm, ngăn không cho phong khí tụ, hạ ứ huyết. Nếu kết hợp sẽ gây chóng mặt, ù tai, run rẩy toàn thân, ngứa ngáy vùng đầu não.
Nên: Lẩu gà nên ăn kèm rau ngải cứu có thể tạo thành vị thuốc rất tốt. Hoặc bạn có thể ăn lẩu gà với rau đắng, rau cải xanh, rau muống, bắp chuối, nấm…
Lẩu riêu cua
Không nên: Không ăn khoai lang, khoai tây, cần tây với lẩu riêu cua. Cua ăn chung với cần tây sẽ ảnh hưởng sự hấp thu protein của cơ thể, còn khi ăn chung với khoai lang, khoai tây dễ gây sỏi trong cơ thể.
Nên: Rau muống chẻ, rau chuối, hoa chuối thái mỏng, các loại rau sống và rau ăn khác sẽ thích hợp để ăn với lẩu riêu cua hơn.
Lẩu thịt dê
Không nên: Ăn lẩu thịt dê tốt nhất nên tránh xa giấm vì giấm sẽ phá hủy làm giảm bớt những thành phần dinh dưỡng quý nhất ở thịt dê.
Nên: Ngoài ra có thể dễ dàng ăn kèm cùn các loại rau.
Lẩu vịt
Nên: Lẩu vịt thường cho thêm rau ngổ để thơm, nhưng loại rau chủ đạo của món này lại là rau muống bỏ bớt lá, khi chần, ngọn rau xanh mướt, giòn sần sật.
Lẩu hải sản có vỏ như ốc, tôm, ngao
Video đang HOT
Không nên: Lẩu hải sản có vỏ như ốc, tôm, ngao,… không nên ăn với các loại thực phẩm chứa vitamin C như mướp đắng, cà chua… vì dễ gây độc.
Nên: Lẩu ốc cần có rau tía tô thái răm, rau muống chẻ và các loại rau khác. Ốc là đồ ăn có tính hàn nên cần có rau tía tô để dung hòa, khi ăn không lo bị lạnh bụng đi ngoài.
Thói quen ăn lẩu cần phải nhớ
Không nên ăn lẩu quá nhiều lần trong thời gian ngắn
Ăn lẩu quá 2 lần/tuần dễ khiến cơ thể bị mất cân bằng dinh dưỡng và ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Mặt khác, ăn lẩu quá thường xuyên còn dễ gây ung thư. Bởi lẽ, khi thực phẩm được đun sôi trong nước quá lâu sẽ khiến các axit amin và vitamin có lợi bị hòa tan, các chất béo biến thành dạng chất béo bão hòa đồng thời sản sinh ra lượng nitric cực lớn. Những yếu tố này cũng chính là mối đe dọa sức khỏe huyết áp và tim mạch nguy hiểm hơn bạn tưởng rất nhiều.
Không ăn lẩu quá nóng và quá cay
Niêm mạc miệng và các cơ quan trong hệ tiêu hóa nói chung rất nhạy cảm trước nhiệt độ, do đó chúng dễ bị phồng rộp và tổn thương nghiêm trọng khi bạn ăn đồ ăn quá nóng.
Nước lẩu cay sẽ dễ gây tê liệt niêm mạc đường tiêu hóa, thực quản, khiến chúng bị phồng rộp, thậm chí gây sung huyết.
Không để bữa ăn kéo dài quá 2 giờ
Thời gian bữa ăn kéo dài quá 2 giờ không những khiến thức ăn bị đun lâu trong nước, từ đó làm hao hụt các chất dinh dưỡng có sẵn và tạo ra các chất có hại mà còn khiến chỉ số cholesterol trong máu tăng cao. Ăn lẩu trong thời gian quá dài còn tác động tiêu cực đến dạ dày nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung. Điều này cũng đồng nghĩa với các cơ quan tiêu hóa phải liên tục làm việc trong suốt thời gian đó. Lượng dịch tiêu hóa tiết ra sẽ giảm dần trong suốt bữa ăn, khiến quá trình tiêu hóa diễn ra khó khăn hơn và dễ gây rối loạn tiêu hóa.
Nên thêm vào lẩu nhiều rau quả có tác dụng giải nhiệt và ăn kèm bún, mì
Để giảm bớt ảnh hưởng của các gia vị cay nóng trong lẩu, bạn nên thêm vào lẩu những món rau có công dụng giải nhiệt như cải thảo, rau muống, rau cải, nấm,… Ngoài công dụng thanh lọc cơ thể, những loại thực phẩm kể trên còn giúp bổ sung dưỡng chất, cân bằng dinh dưỡng và bổ sung chất xơ cho hoạt động tiêu hóa dễ dàng hơn.
Ăn chín, uống sôi
Ăn chín, uống sôi là một nguyên tắc bất di bất dịch trong ăn uống. Bạn nên đảm bảo món lẩu của mình được nấu chín hoàn toàn trước khi ăn.
Không dùng chung một đôi đũa để gắp đồ sống, đồ chín
Nếu dùng chung đôi đũa để vừa gắp thịt sống cho vào nổi lẩu, vừa gắp thịt chín để ăn sẽ là điều kiện để vi khuẩn trong thức ăn sống thâm nhập vào miệng.
Thay nước lẩu sau 60 phút
Khi nước lẩu sôi trên bếp thời gian kéo dài sẽ khiến vitamin bị phân hủy, chất béo bị bão hòa, không tốt cho sức khỏe. Do đó, không nên dùng nước lẩu đun trên bếp quá 60 phút mà nên thay nước.
Nước lẩu càng về cuối sẽ càng tiết ra vị mặn sau quá trình nhúng thực phẩm. Lúc này, lượng purin, chất béo, natri và dầu mỡ trong nước lẩu tăng lên sẽ làm tăng axit uric trong máu, không tốt đối với người bị bệnh gout.
Không uống đồ lạnh cùng lúc khi ăn lẩu
Khi ăn lẩu mà uống nước đá có thể kích thích dạ dày co bóp, giảm tiết dịch tiêu hóa, gây cản trở quá trình tiêu hóa.
Chú ý bếp ăn lẩu
Đối với bếp gas, không sử dụng bếp gas mini đã cũ, bình gas hoen rỉ có thể gây xì ga, nổ bình ga dẫn tới bỏng.
Bệnh gì không nên ăn lẩu?
Theo thống kê, những người bị viêm dạ dày ruột cấp tính do ăn lẩu, dị ứng và các vấn đề khác cấp cứu trong bệnh viện ngày càng tăng. Các bác sĩ khuyến cáo, để tránh gây hại cho cơ thể, nên ăn lẩu trong một mức độ, tránh quá mức. Đặc biệt là một số bệnh tuyệt đối không nên ăn lẩu.
Những người viêm họng mãn tính, viêm miệng, dạ dày, loét, bệnh ngoài da, bệnh trĩ, nứt hậu môn, chảy máu cam thường xuyên, chảy máu nướu răng và phụ nữ mang thai thì không nên ăn lẩu.
Bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp, bệnh gút, dị ứng với hải sản thì nên tránh ăn lẩu chứa các loại hải sản như cá, tôm, cua, ốc…
Những người bị dị ứng với nấm cũng nên tránh ăn lẩu có chứa nấm vì sẽ gây chóng mặt, khó thở và buồn nôn khi ăn.
Tổng hợp các món lẩu ngon, dễ làm mà bạn không nên bỏ qua
Bạn đã biết cách nấu những món lẩu ngon mà đơn giản tại nhà hay chưa? Nếu chưa thì Bách hóa XANH sẽ giới thiệu đến bạn những món lẩu ngon, dễ làm mà bạn không nên bỏ qua dưới đây!
Mỗi khi nhà có tiệc tùng hay các thành viên trong gia đình sum vầy bên nhau, đặc biệt là dịp Tết đến này thì lẩu là một món ăn không thể thiếu trong mâm cơm của mọi gia đình, vì vậy hôm nay Bách hóa xanh đã tổng hợp các món lẩu ngon, dễ làm mà bạn không nên bỏ qua, cùng khám phá nhé.
1Cách nấu lẩu thái
Lẩu thái luôn là một lựa chọn hoàn hảo vào mỗi dịp cuối tuần hay mỗi khi nhà có tiệc, có khách. Nồi nước lẩu Thái khi hoàn thành sẽ có màu đỏ vô cùng đẹp mắt của gấc, thơm nức mùi chanh, sả, riềng vị hòa cùng vị ngọt tự nhiên từ nước hầm xương gà, tất cả vô cùng hài hòa, đậm vị.
Ăn kèm với bất kỳ loại tôm , nghêu, thịt bò, cá, mực đều ngon tuyệt vời.
Cách nấu lẩu Thái bằng gói gia vị là một giải pháp hoàn hảo cho những ai bận rộn mà vẫn muốn nấu một nồi lẩu hoành tráng. Đối với cách nấu lẩu Thái cá cụ thể là cách nấu lẩu cá điêu hồng nói riêng và cũng như cách nấu lẩu Thái hải sản nói chung đều vô cùng đơn giản tương tự nhau.
Quan trọng nhất vẫn là bước nấu nước dùng lẩu Thái, nếu bạn không tự tin về tài nấu nướng của mình thì cứ lựa chọn gói gia vị lẩu nêm sẵn, vừa thơm ngon, vừa tiết kiệm thời gian nhé.
2Cách nấu lẩu bò
Lẩu bò thập cẩm khi hoàn thành thơm lừng mùi sả, ăn vào có vị ấm của gừng, cảm nhận được độ ngọt thịt và xương bò, dai dai của nạm bò, ăn kèm bò viên, đậu hũ, mướp, rau xanh,... thì chỉ có đúng bài. Làm một chén lẩu bò thập cẩm vào thời tiết se lạnh như hiện nay thì không còn gì tuyệt vời hơn.
Nếu như không thích lẩu bò thập cẩm bạn có thể chuyển qua lẩu đuôi bò, bò nhúng giấm, đuôi bò thuốc bắc hay lẩu riêu cua bắp bò cũng ngon không kém đấy.
Cách nấu lẩu đuôi bò hay lẩu đuôi bò thuốc bắc cũng như là cách làm lẩu riêu cua bắp bò, cũng tương tự như cách nấu lẩu bò thập cẩm, cách làm lẩu bò nhúng giấm và cách làm lẩu lòng bò cũng không có khác gì mấy. Chỉ cần thay thế nguyên liệu ăn kèm là bạn đã có ngay một món lẩu bò hoàn toàn mới, thơm ngon.
3Cách nấu lẩu gà
Cách làm lẩu gà thập cẩm vô cùng đơn giản, dễ thực hiện, khi hoàn thành nồi nước dùng có vị thơm của rượu trắng, chanh, sả,... cùng một số gia vị khác khiến nồi nước lẩu gà càng thêm dậy mùi, ngoài ra với vị ngọt tự nhiên của thịt gà ăn kèm với nấm, hay rau và cá, hải sản khác đều ngon nức mũi.
Một số cách nấu lẩu gà khác mà Bách hóa XANH muốn gợi ý đến bạn như: Lẩu gà nấm, gà lá giang, gà hầm sả, gà tiềm ớt hiểm, gà lá é,... không lo ngán nữa đâu nữa nhé.
Cách nấu lẩu gà nấm và cách nấu gà lá giang cũng như cách nấu gà lá é cũng tương tự như cách nấu gà hầm sả hay cách nấu gà tiềm ớt hiểm vậy đấy, chỉ cần một nồi nước dùng lẩu gà đơn giản cùng một số nguyên liệu thay đổi là bạn có thể biến tấu thành vô số nồi lẩu gà khác thơm ngon, đa dạng.
4Cách nấu lẩu cá
Lẩu cá bớp cũng là một lựa chọn tuyệt vời cho những món lẩu ngon đấy, lẩu cá bớp có màu vô cùng đẹp mắt, thịt cá bớp có vị mềm ngọt, béo ngậy đặc trưng.
Nước dùng của nồi lẩu cá thì đậm đà gia vị, chua chua cay cay, thơm lừng sả, riềng, ăn kèm với bún, rau, cá viên,... thì còn gì bằng.
Bạn có thể thay đổi món khác như lẩu cá thác lác, lẩu cá tầm, lẩu cá trắm, cách nấu lẩu cá thác lác, hay cách nấu lẩu cá tầm và cách nấu lẩu cá trắm cũng tương tự cách nấu lẩu cá bớp.
Ngoài ra cách nấu lẩu cá đuối cùng cách làm lẩu cá chép hay cách nấu lẩu cá mú, cách làm lẩu cá hồi cũng tương tự như nhau, tùy theo sở thích mỗi nhà thì sẽ có một món lẩu cá yêu thích riêng.
5Cách nấu lẩu hải sản
Một số cách nấu lẩu hải sản như: Cách làm lẩu cua đồng, cách nấu lẩu cua đồng hải sản, cách nấu lẩu nấm hải sản,... đều vô cùng xứng đáng nằm trong top những món lẩu ngon mà bạn nên thử chế biến.
Những món lẩu này đều có đặc điểm chung là nước dùng vô cùng thơm mùi chanh, sả cùng hải sản đi kèm, bên cạnh đó là vị ngọt tự nhiên của cua đồng và nấm ăn vào vô cùng thanh mát, kích thích vị giác.
Thịt cua săn chắc hòa cùng vị béo béo của gạch cua ăn kèm một ít rau, bún tươi thì chỉ có no căng bụng.
6Cách nấu lẩu mắm
Lẩu mắm cá linh đậm vị quê nhà với hương thơm đặc trưng của mắm cá linh, một mùi thơm thu hút không lẫn đi đâu được. Vị đậm đà của mắm, của gia vị ăn kèm rau và bún thì lại vô cùng hòa quyện. Đảm bảo món lẩu mắm cá linh này sẽ khiến cả gia đình bạn mê mệt đấy.
7Cách nấu lẩu dê
Lẩu dê cũng là một lựa chọn tuyệt vời cho món lẩu ngon, khiến ai cũng phải ngất ngây đấy. Lẩu dê có hương vị thơm ngon, ngọt thịt dê ăn kèm với bún, mì và các loại rau tùy theo sở thích đều rất phù hợp. Nếu bạn thích ăn cay thì có thể cho thêm chút ớt để nồi lẩu thêm dậy mùi hơn nhé.
8Cách nấu lẩu vịt
Lẩu vịt nấu chao là một đặc sản của miền Tây vào những dịp tiệc tùng hay để đãi khách. Cách làm thì vô cùng đơn giản nhưng mùi vị thì không hề đơn giản chút nào.
Vịt nấu chao có mùi thơm đặc trưng của chao không lẫn vào đâu được, thịt vịt thì mềm mềm, dai dai, béo béo ăn kèm rau và bún thì không còn gì để bàn cãi. Nếu không thích vịt nấu chao truyền thống bạn có thể thay bằng vịt om sấu, vịt chua cay, vịt nấu măng chua,...
Bạn hoàn toàn có thể yên tâm bởi vì cách nấu lẩu vịt om sấu hoặc cách nấu lẩu vịt chua cay hay lẩu vịt nấu măng chua đều có cách chế biến tương tự cách làm lẩu vịt nấu chao, chỉ cần nước dùng ngon thì món lẩu nào cũng ngon cả.
9Cách làm lẩu ếch (cách nấu lẩu ếch)
Nếu đã quá nhàm chán với những món lẩu truyền thống thì bạn có thể thử đổi sang lẩu ếch mới lạ, thơm ngon này đây.
Lẩu ếch có mùi thơm đặc trưng của hành, ngò, chanh, sả, thịt ếch thì mềm dai, không bị bỡ, ngọt tự nhiên, đậm đà thấm vị chấm cùng một ít nước mắm mặn thì vô cùng thơm ngon.
Bên cạnh đó bạn có thể thay đổi thực đơn thêm đa dạng với lẩu ếch măng cay hay lẩu ếch chuối đậu, lẩu ếch lá giang cũng đều vô cùng tuyệt vời đấy. Cách làm lẩu ếch măng cay, lẩu ếch lá giang hay cách làm lẩu ếch chuối đậu đều tương tự nhau, có thời gian thì bạn hãy thử chế biến đi nhé.
10Cách nấu lẩu chay
Lẩu chay có hương vị thanh đạm, đậm đà chứ không hề nhạt vị, ăn kèm đậu hũ béo ngậy hay nấm ngọt thơm ngon hòa cùng vị chua chua, cay cay đậm chất lẩu Thái sẽ không làm bạn cảm thấy ngán đâu.
Một số cách nấu lẩu chay như: Cách nấu lẩu nấm chay, cách nấu lẩu thái chay, cách nấu lẩu chay thập cẩm là gợi ý giúp bạn làm đa dạng thực đơn mà Bách hóa XANH muốn gửi đến. Nếu bạn thích lẩu nhưng đang muốn ăn chay thì có thể tham khảo thực hiện những món trên đấy.
Trên đây là các món lẩu ngon, dễ làm mà Bách hóa XANH đã tổng hợp được, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm sự lựa chọn phù hợp để giúp mâm cơm gia đình thêm hấp dẫn nhé, chúc bạn thành công.
Món bò nướng trên vỉ hình ngọn núi, ăn một được hai, thơm ngon 'quên lối về' Sở dĩ món ăn này có tên gọi đặc biệt không phải vì được chế biến từ thịt bò nuôi trên núi mà nằm ở hình dáng độc đáo của chiếc vỉ nướng có thiết kế nhô lên như một ngọn núi thu nhỏ. Ở vùng Tân Châu, An Giang có một đặc sản bình dân nhưng thơm ngon khó cưỡng, hấp dẫn...