Hơn 40.000 tấn thịt lợn nhập về Việt Nam, giá trong siêu thị bắt đầu giảm
Trong bối cảnh thịt lợn tại chợ truyền thống tiếp tục tăng, các siêu thị lớn ngoài việc giảm giá thịt lợn trong nước, nay tiếp tục giảm thịt lợn nhập khẩu.
Từ ngày 18/04 – 26/04/2020, hệ thống các Big C tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc lần đầu tiên thực hiện chương trình “Tuần lễ thịt lợn nhập khẩu”, áp dụng giảm giá mạnh các sản phẩm thịt lợn nhập khẩu, nhằm tạo điều kiện để người tiêu dùng có cơ hội dùng thử sản phẩm thịt lợn nhập khẩu chất lượng, nguồn gốc rõ ràng.
Bà Nguyễn Thị Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Central Retail, cho biết: “Hiện nay người tiêu dùng chưa có thói quen dùng thịt lợn nhập khẩu; thói quen tiêu dùng của người dân đa số vẫn thích sử dụng hàng tươi. Chúng tôi thực hiện chương trình này với mục đích là muốn giới thiệu và hướng người tiêu dùng sử dụng thêm thịt lợn nhập khẩu từ Châu Âu, có thêm một sự lựa chọn cho bữa ăn khi mà giá thịt tươi trong nước đang còn cao; chúng tôi hy vọng khi hệ thống Big C thực hiện chương trình này, sẽ góp phần giảm giá thịt lợn xuống, giúp người tiêu dùng bớt khó khăn”.
Đặc biệt, các sản phẩm thịt nhập khẩu bày bán tại Big C là có hồ sơ nguồn gốc rõ ràng; có kiểm nghiệm, kiểm dịch, nên khách hàng có thể yên tâm. So với th`ịt lợn tươi trong nước, giá thịt lợn nhập khẩu rẻ hơn thịt đến 37%; Đồng thời, dịp này, Big C miền Bắc còn khuyến mại sâu nhất là 34%, giúp người tiêu dùng dễ dàng có cơ hội sử dụng thịt lợn nhập khẩu chất lượng đến từ các nước Ba Lan, Canada…
Cụ thể, các mặt hàng thịt lợn nhập khẩu sẽ được Big C áp dụng giá mới, từ ngày 18/04 – 26/04/2020, như sau: Thịt sườn giá cũ 139.000 đồng/kg, giảm còn 119.000 đồng/kg; Thịt ba chỉ giá cũ 172.000 đồng/kg, giảm còn 149.000 đồng/kg;Thịt thăn giá cũ 165.000 đồng/kg, giảm còn 146.000 đồng/kg; Thịt sườn ướp giá cũ 210.000 đồng/kg giá mới giảm còn 139.000 đồng/kg.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, dịp này, các món chế biến từ thịt lợn nhập khẩu được Big C áp dụng giảm sâu, để tạo điều kiện giúp người tiêu dùng dễ dàng trải nghiệm sản phẩm:
Thịt chiên sóc bơ tỏi giá cũ 31.000 đồng/100g, giá mới giảm còn 25.900 đồng/100g; Thịt viên sốt cà chua giá cũ 16.900 đồng/100g, giá mới còn 14.900 đồng/100g; Thịt xào kim chi giá cũ 14.900 đồng/100g, giá mới giảm còn 10.900 đồng/100g.
Số liệu của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, tính đến ngày 7/4/2020, Việt Nam nhập khẩu hơn 43.553 tấn, tăng hơn 300% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, theo các chuyên gia con số này còn ít so với tổng nhu cầu nên chưa đủ sức chi phối thị trường trong nước vốn được xem là đã bị làm giá thời gian qua.
Theo bảng giá bán lẻ thịt heo đông lạnh từ Nga của Công ty TNHH Nhiêu Lộc cao nhất có sản phẩm thịt ba chỉ rút sườn với giá 98.000 đồng/kg, thịt ba chỉ lạng sườn 92.000 đồng/kg, nạc đùi heo 80.000 đồng/kg, nạc vai heo 77.000 đồng/kg, ba chỉ sườn và da 83.000 đồng/kg. Tuy nhiên, công ty nhập khẩu thịt chủ yếu bán cho các bếp ăn tập thể, chuỗi nhà hàng, khách sạn, khu công nghiệp và một số trường học, khối lượng mua theo thùng.
Theo ông Vũ Vinh Phú – nguyên Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội, do thiếu quảng bá, thiếu hệ thống phân phối nên việc thịt lợn nhập khẩu khó tiêu thụ là điều không tránh khỏi. Hơn nữa, nhiều tiểu thương ở chợ không mặn mà với thịt lợn nhập khẩu vì không có tủ đông. Mặt khác, do thói quen của người tiêu dùng thích ăn thịt lợn mới mổ nên mua thịt lợn đông lạnh có cảm giác không ngon. Thịt lợn nhập khẩu được bán nhiều ở thị trường miền Nam hơn miền Bắc là do phong cách tiêu dùng ở đây hiện đại hơn. Để có thể cạnh tranh, theo ông Vũ Vinh Phú, thịt lợn nhập khẩu giá phải chênh lệch từ 30 – 40% so với thịt nội. Bên cạnh đó, cần có hệ thống phân phối rộng khắp.
Ngọc Mai
Giá thịt lợn bị đẩy lên cao là do "đường đi loanh quanh" thế này đây
Từ góc nhìn thực tế cho thấy, trong khi các doanh nghiệp lớn vẫn duy trì mức giá 70.000 đồng/kg như đã cam kết trong cuộc họp mới đây, thì tại các trang trại, gia trại và hộ chăn nuôi của các địa phương vẫn cung cấp ra thị trường với giá đắt đỏ
Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, nhiều công ty chăn nuôi lớn như Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam... khi lợn xuất chuồng sẽ có công ty vệ tinh thu gom, sau đó đưa xuống các công ty khác, chuyển về các lò mổ, nên đẩy giá lên cao...
Hơn chục ngày nay, sau khi 15 doanh nghiệp lớn cam kết giảm giá thịt lợn, một số siêu thị như Co.opmart, Big C... cũng chung tay giảm giá thịt lợn, tuy nhiên ngoài chợ, giá thịt vẫn ở mức khá cao. Lý giải việc giá thịt lợn trên thị trường giữ ở mức cao, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, nhiều công ty chăn nuôi lớn như Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam... khi lợn xuất chuồng sẽ có công ty vệ tinh thu gom, sau đó đưa xuống các công ty khác, chuyển về các lò mổ, nên đẩy giá lên cao.
Bên cạnh đó, mặc dù các đại lý vẫn mua được lợn hơi giá công ty (70.000 đồng/kg), nhưng chỉ mua được từ 30%-50% số lợn so với trước đây. Do không mua đủ lượng hàng cung ứng về chợ nên thương lái phải lùng mua lợn trong dân, hoặc của các trại ở tỉnh lẻ với giá cao hơn nhiều giá công ty.
Từ góc nhìn thực tế cho thấy, trong khi các doanh nghiệp lớn vẫn duy trì mức giá 70.000 đồng/kg như đã cam kết trong cuộc họp mới đây, thì tại các trang trại, gia trại và hộ chăn nuôi của các địa phương vẫn cung cấp ra thị trường với giá đắt đỏ. Hơn nữa, thói quen tiêu dùng thịt lợn "nóng" của người dân chưa thay đổi nên việc cam kết giảm giá của 15 doanh nghiệp (với thị phần 35%) khó ghìm nổi giá của thị phần 65% còn lại không cam kết giảm giá.
Trong khi giá thịt lợn tăng gần áp sát ngưỡng kỷ lục trong đợt bệnh Dịch tả lợn châu Phi vừa qua, thì giá các loại thực phẩm khác như thịt bò, gia cầm, thủy hải sản đang được giữ ở mức ổn định. Thậm chí, lượng hải sản cung ứng ra thị trường dồi dào, giá giảm khoảng 40%.
Để tránh tình trạng người chăn nuôi, tiểu thương kinh doanh găm hàng, đẩy giá, bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội nêu giải pháp, trước mắt khuyến khích người dân sử dụng sản phẩm thay thế thịt lợn và sử dụng thịt lợn đông lạnh thay thế thịt lợn tươi, nhằm giảm sức ép cho nguồn cung trong nước.
Bên cạnh đó, ngành công thương sẽ phối hợp với Cục Quản lý thị trường Hà Nội đẩy mạnh kiểm soát thị trường, ngăn chặn, xử lý nghiêm tình trạng tăng giá, gây bất ổn thị trường của các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn.
Hà Giang
Thịt lợn nhập khẩu ế vì thiếu kênh phân phối Theo Bộ Công Thương, trong quý I/2020, Việt Nam đã nhập khẩu gần 25.300 tấn thịt và sản phẩm thịt lợn, tăng 205% so với cùng kỳ năm 2019. Và theo khảo sát bảng giá thịt lợn nhập khẩu tại một số DN cho thấy, giá bán hiện đang thấp hơn nhiều so với thịt lợn trong nước. Mặc dù thịt lợn nhập...