Hơn 300 học sinh trường Múa đủ điều kiện cấp bằng tốt nghiệp THCS, THPT?

Theo dõi VGT trên

Những học viên hoàn thành việc học và thi các môn văn hoá tại Học viện Múa Việt Nam có đủ điều kiện được cấp bằng THCS và THPT theo quy định của Bộ GD&ĐT?

Tại buổi làm việc với bốn Bộ: Văn hoá, Thể thaoDu lịch; Lao động Thương bình và Xã hội; Giáo dục và Đào tạo; Tư pháp vào chiều 6/4, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các bộ ban ngành cùng bàn bạc, tháo gỡ vướng mắc liên quan đến việc giảng dạy chương trình văn hoá giáo dục phổ thông trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trường nghề), trường nghệ thuật.

Buổi làm việc diễn ra trong bối cảnh 325 học sinh, phụ huynh Học viện Múa Việt Nam viết đơn kêu cứu. Sau 6,5 năm học văn hoá và chuyên môn ở trường nhưng kết quả các em nhận lại vẫn “4 không”: Không cấp bằng trung cấp chuyên nghiệp, không bằng cao đẳng liên thông, không bằng tốt nghiệp THCS, không bằng tốt nghiệp THPT.

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, các đại biểu thảo luận về việc cấp bằng tốt nghiệp THCS hay chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông cho học sinh của các trường nghệ thuật như Học viện Múa Việt Nam. Bởi đây là những trường có đặc thù đào tạo theo năng khiếu, tuyển học sinh từ nhỏ (bắt đầu từ lớp 6), học hết chương trình trung cấp, hoặc cao đẳng.

Đại diện Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (cơ quan chủ quản của Học viện Múa Việt Nam) cho biết, thời gian qua, học sinh của trường vẫn được học văn hoá theo chương trình được Bộ GD&ĐT và Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định.

Do đó, phụ huynh và các học sinh đã hoàn thành chương trình trung cấp có nguyện vọng, mong muốn được cấp bằng tốt nghiệp THCS. Việc này Bộ GD&ĐT đã đồng ý. Hiện các Vụ chức năng của Bộ GD&ĐT đang rà soát, kiến nghị phương án cấp bằng cụ thể, đúng theo thời điểm tốt nghiệp thực tế của học sinh.

Đại diện Bộ GD&ĐT cũng khẳng định, những học sinh trường nghệ thuật đã hoàn thành chương trình đào tạo trung cấp, theo quy định sẽ được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông nếu học bù thêm các môn văn hoá theo hướng dẫn của Bộ.

Riêng đối với Học viện Múa Việt Nam, Bộ GD&ĐT cho rằng, căn cứ vào báo cáo của trường và khẳng định của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thì đã đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông cho các học sinh đã hoàn thành chương trình trung cấp, nhưng phải theo quy định của Luật Giáo dục. Những cơ sở có chức năng giáo dục thường xuyên sẽ cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.

Hiện Bộ GD&ĐT chỉ đạo Trung tâm Giáo dục thường xuyên và dạy nghề quận Cầu Giấy (Hà Nội) thực hiện việc cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông cho học sinh có nhu cầu.

Hơn 300 học sinh trường Múa đủ điều kiện cấp bằng tốt nghiệp THCS, THPT? - Hình 1

Học viện Múa Việt Nam.

Ngày 31/3, 325 phụ huynh, học sinh từ K40 đến K43 đang học hệ trung cấp và sinh viên từ K2 đến K6 đang học hệ cao đẳng của Học viện Múa Việt Nam gửi đơn kêu cứu đến các cơ quan chức năng, báo chí về vấn đề bằng cấp của trường.

Video đang HOT

Phụ huynh cho biết, từ năm 2012 đến nay, trường Cao đẳng Múa (nay là Học viện Múa Việt Nam) liên tục tuyển sinh các lớp cao đẳng liên thông ngành diễn viên múa, thời gian đào tạo 6,5 năm – lớp Nghệ thuật biểu diễn kịch múa và 4,5 năm – lớp Nghệ thuật biểu diễn múa dân gian dân tộc.

Sau khi nhập học, trường tổ chức cho các em học song song chương trình đào tạo văn hóa và các môn chuyên ngành múa trong trường. Việc đào tạo văn hóa ở bậc THCS tại Học viện Múa Việt Nam có đầy đủ các môn Toán, Lý, Hoá, Sinh, Văn, Sử, Địa, tiếng Anh, Giáo dục công dân, Mỹ thuật, Công nghệ; thiếu môn Thể dục và Âm nhạc.

Theo phụ huynh việc học được trường tổ chức học quy củ, có thời khóa biểu, có kiểm tra, có thi học kỳ và giấy báo điểm về cho phụ huynh học mỗi năm đều đặn. Học hết lớp 9, trường tổ chức cho các học sinh thi chuyển cấp từ THCS lên THPT với hai môn Văn, Toán. Còn sau khi học hết lớp 12, trường tổ chức các kỳ thi tốt nghiệp THPT riêng với ba môn Văn, Sử, Địa.

Tuy nhiên, đến nay, tất cả các khoá học sinh từ năm 2017 đến nay đều không nhận được bất kỳ loại bằng tốt nghiệp nào từ bằng THCS, THPT, trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng liên thông.

Trầy da, giãn cơ hơn 6 năm học, n.ữ s.inh trường Múa vẫn 'trắng tay' ra trường

Trải qua quá trình học tập khắc nghiệt, nhưng Tuyết Nhung, Ngọc Vy và hơn 300 học sinh Học viện Múa không được cấp bằng tốt nghiệp vì một chữ "quên" của nhà trường.

Em Lê Tuyết Nhung (dân tộc Tày, ở Bắc Hà, Bắc Giang), học viên chuyên ngành Diễn viên múa, K3 của Học viện Múa Việt Nam có nguy cơ dừng bước trước đam mê và cũng khó có thể tiếp tục học lên bậc cao hơn. Bởi sau nhiều năm tốt nghiệp, Tuyết Nhung không được nhận bằng tốt nghiệp, không đủ điều kiện ứng tuyển vào Đại học Văn hoá như em mong ước.

Ở huyện Bắc Hà, Tuyết Nhung là cô gái duy nhất được gia đình đầu tư cho xuống Hà Nội học múa. Ngày ấy em mới học hết lớp 7. Lúc nghe nói được xuống Hà Nội học múa em vui lắm, vì đó là niềm mơ ước của em từ bé.

Trầy da, giãn cơ hơn 6 năm học, n.ữ s.inh trường Múa vẫn trắng tay ra trường - Hình 1

N.ữ s.inh Học viện Múa Việt Nam khổ luyện. (Ảnh minh hoạ: PHCC)

Cô bé dân tộc Tày 13 t.uổi khi ấy, một mình xuống Hà Nội học. Không có người thân quen, Nhung ở ký túc xá. Mỗi tháng em được bố mẹ chu cấp cho khoảng 1 triệu đồng để ăn học.

Gia đình khó khăn, nhưng vì đam mê của con, bố mẹ em cố gắng làm thêm nhiều việc để mong con học ở Hà Nội không quá thiếu thốn. Mẹ thậm chí phải đi làm thêm ở Trung Quốc để có t.iền cho em đi học.

Bảy năm tự lập, sống xa gia đình là quãng thời gian vô cùng khó khăn, đặc biệt là với những n.ữ s.inh học trường Múa càng khắc nghiệt hơn rất nhiều.

Lịch học của Tuyết Nhung luôn dày đặc. Buổi sáng em học múa từ 7h30 đến 11h30, về phòng nghỉ trưa được khoảng hơn một giờ đồng hồ. Buổi chiều, em bắt đọc lên lớp học văn hoá từ 1h đến 5h30.

Ngày nào học múa cũng phải 5 tiếng liên lục, trầy trật hết da tay, da chân, mồ hôi nhễ nhại, cơ thể đau nhức. Đó là chưa kể em phải thường xuyên ép cân không được ăn nhiều để tránh cơ thể nặng nề khó học múa các động tác kỹ thuật cao.

Có những buổi học duỗi chân, kéo giãn cơ, dẻo khớp, đau đến chảy nước mắt, em phải nhờ bạn bè dìu về phòng vì thực sự em không đủ sức để đứng vững. Vậy mà em cũng chỉ nghỉ ngơi hơn tiếng là lại phải bắt đầu ca học văn hoá buổi chiều.

Một tiết học văn hoá của học sinh trường Múa kéo dài hơn so với các trường THCS, THPT bình thường khác. Thay vì 45 phút/tiết học thì trường Múa gộp lại 90 phút/tiết học.

Thời gian khó khăn nhất với em là những năm học lớp 6, 7, 8, 9 vừa học kiến thức văn hoá bậc THCS, vừa phải tập múa với cường độ cao. Tuyết Nhung phải học đầy đủ 11 môn: Toán, Lý, Hoá, Sinh, Văn, Sử, Địa, tiếng Anh, Giáo dục công dân, Mỹ thuật, Công nghệ; thiếu môn Thể dục và Âm nhạc. Vì chuyên ngành học của học sinh là hoạt động thể lực và có những môn kiến thức âm nhạc chuyên sâu hơn để bổ trợ cho việc học múa.

Đến cấp THPT, Nhung và các bạn được học theo nhóm ngành 3 nên một số môn văn hoá (Công nghệ, Hoá, Mỹ thuật) được giảm bớt. Thời gian học văn hoá lúc này có phần dễ thở hơn nhưng đổi lại kiến thức học chuyên môn ngày càng khó và đòi hỏi kỹ thuật cao. Nhung thường xuyên phải tự tập luyện vào buổi tối và thời gian nghỉ.

Nhung chứng kiến nhiều bạn học không chịu được áp lực, vất vả mà phải bỏ học, trở về nhà để chọn hướng khác. Những lúc mệt mỏi em cũng từng nhụt chí, nhưng nghĩ đến bố mẹ, đến chặng đường bản thân cố gắng bao năm không lẽ đổ sông đổ bể, em vực lại tinh thần mà cố gắng.

Nỗi khổ tâm lớn nhất của n.ữ s.inh dân tộc Tày chính là dù tốt nghiệp mà vẫn chưa thể đi làm để phụ giúp gia đình. Chưa có bằng cấp, Nhung không thể xin việc tại các đoàn nghệ thuật, em chỉ có thể nhận chạy các sô diễn bên ngoài và nhận thu nhập từ 200 ngàn đồng đến một triệu đồng.

Công việc mỗi ngày một ít và khó khăn hơn. Có ngày Nhung chạy sô ở 2 tỉnh mà t.iền thù lao thấp. Em vẫn cố gắng vượt qua. Lúc này, bố mẹ vẫn phải chu cấp cho em một khoản nhỏ để thuê nhà. Thậm chí để lo cuộc sống, Nhung còn phải bán rượu lá quê và bán hàng online kiếm sống.

"Giờ không có bằng, về quê xin việc cũng không ai nhận, làm việc ở Hà Nội thì cũng chỉ là làm thuê theo mùa vụ, bấp bênh không ổn định. Muốn học lên cao để sau này đi dạy học, làm giảng viên thì không được vì không được cấp bằng" , n.ữ s.inh tâm sự.

Trầy da, giãn cơ hơn 6 năm học, n.ữ s.inh trường Múa vẫn trắng tay ra trường - Hình 2

N.ữ s.inh học múa với những động tác vô cùng khó.

Mang bao niềm hy vọng khi quyết định cho con đi học ở Học viện múa Việt Nam, nhưng đổi lại chị Nguyễn Thị Thoa, mẹ của Nhung chỉ nhận lại sự thất vọng khi con gái tốt nghiệp. Chị chia sẻ, từ nhỏ Nhung đã thích nghệ thuật, em sớm bộc lộ khả năng múa hát thiên phú.

Thấy con đam mê, đồng thời được cô giáo động viên, chị Thoa quyết tâm cho con xuống Hà Nội theo học. Dù lúc ấy gia đình khó khăn, nhưng vợ chồng chị cố gắng vun vén, làm thêm vài ba công việc nhỏ, kiếm thêm chút t.iền, lo cho con học dưới Hà Nội đỡ vất vả.

Tuy nhiên, sau 6,5 năm khổ cực học hành, gia đình chị lại thất vọng khi hay tin nhà trường không cấp bằng cho con. Chị cùng nhiều phụ huynh rơi vào hoàn cảnh như mình đi khắp nơi hỏi thông tin, kêu cứu mong sao con có được tấm bằng, để xin một công việc ổn định.

Cùng hoàn cảnh tương tự, Hoàng Ngọc Vy (SN 2001) học viên K2, hệ trung cấp liên thông cao đẳng của Học viện Múa Việt Nam 7 năm (2013 - 2020). Sau khi ra trường năm 2020, Vy được nhà trường trao cho tấm bằng tốt nghiệp hệ cao đẳng chính quy chuyên ngành múa.

Vy tham gia xét tuyển vào ngành Biên đạo múa của Đại học Sân khấu- Điện ảnh Hà Nội. Nhờ tài năng và khổ luyện trong hơn 7 năm, Vy xuất sắc lọt qua kỳ thi xét tuyển đầu vào, đủ điều kiện nhập học như nguyện vọng.

Tuy nhiên, sau gần 1 tháng học tập, Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội rà soát lại các hồ sơ sinh viên, yêu cầu Vy nộp bổ sung bằng tốt nghiệp THPT vì em chưa có tấm bằng này trong hồ sơ mà mới chỉ có bằng cao đẳng.

Vy và phụ huynh quay lại Học viện Múa nhiều lần yêu cầu trường cấp bằng tốt nghiệp THPT vì em đã hoàn thành chương trình học văn hóa và thi cử ngay tại trường. Tuy nhiên, nhà trường trả lời rằng không thể cấp bằng THPT cho học sinh.

Nhận được câu trả lời nhà trường không có bằng tốt nghiệp THPT, Vy và gia đình gần như "chết đứng". Bởi nếu không có bằng, đồng nghĩa với việc Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội không thể tiếp nhận Vy vào học. Đau xót nhất là lúc Vy cầm quyết định buộc dừng việc học trên tay.

Vy hoang mang không biết sẽ đi đâu về đâu. Em và các bạn nhiều lần làm đơn kêu cứu lên nhà trường nhưng đều không có kết quả. Từ đó đến nay đã gần một năm, ngoài việc ở nhà chờ đợi trường giải quyết thì em không biết làm gì.

Giống như Vy và Nhung, hơn 300 học sinh hệ trung cấp liên thông cao đẳng Múa từ năm 2013 đến nay đều không được cấp bằng tốt nghiệp THPT, không thể học lên đại học. Đa số các em đang thất nghiệp và trông ngóng vào việc giải quyết giữa các đơn vị, đặc biệt là Học viện Múa Việt Nam.

*Tên nhân vật được thay đổi.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Midu đăng tâm thư xin lỗi sau đám cưới, Sam lộ cảnh "sượng trân" liền đáp trả
13:49:51 04/07/2024
Vụ mất 26,5 tỷ trong tài khoản: bị hại "trắng tay", ngân hàng hết trách nhiệm
15:11:14 04/07/2024
Hồ Ngọc Hà đưa 3 nhóc tỳ nghỉ hè ở Pháp, bức ảnh Subeo và Kim Lý thành tâm điểm vì chi tiết này
14:22:45 04/07/2024
Nam Em công khai ảnh cưới, khoe hạnh phúc bên Bùi Hữu Cường, CĐM tố gian xảo
14:36:00 04/07/2024
NÓNG: Nine Naphat chính thức tuyên bố chia tay Baifern Pimchanok, rưng rưng suýt bật khóc tại họp báo
16:37:38 04/07/2024
Á hậu Phương Nhi sắp gả vào hào môn, liền quên quá khứ dứt áo khỏi Sen Vàng?
13:34:12 04/07/2024
Cặp đôi Vbiz lần đầu đối mặt hậu ly hôn, đàng trai bị soi làm 1 việc không ai ngờ
15:08:43 04/07/2024
Chưa Biết bị cơ quan chức năng tóm, lộ mặt thật, đăng tâm thư hẹn 2025 tái xuất?
16:08:45 04/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Khách bị ngộ độc, đi cấp cứu sau khi ăn tại nhà hàng buffet có tiếng ở Hà Nội

Tin nổi bật

19:23:08 04/07/2024
Mấy ngày qua, liên tiếp những bài b.óc p.hốt về chất lượng dịch vụ cũng như đồ ăn tại các nhà hàng buffet hải sản khiến dân tình không khỏi xôn xao bàn luận. Tất cả đều là những nhà hàng nổi tiếng được rất nhiều thực khách biết đến.

Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 89: Quân hoang mang vì bị chị Lan "bơ đẹp"

Phim việt

19:20:01 04/07/2024
Quân tưởng hai đứa sắp thành đôi đến nơi rồi mà không hiểu tại sao Lan lại quay 180 độ, tỏ thái độ không thân quen với Quân.

Lí do 2 năm không nhìn mặt nhau của Duy Khánh và Miu Lê

Sao việt

19:17:43 04/07/2024
Nữ ca sĩ bất ngờ thừa nhận từng hiểu lầm, không liên lạc với Duy Khánh suốt 1-2 năm. Sau đó, cả hai kết nối lại, định nghĩa lại tình bạn và gắn bó đến hiện tại.

Clip: Han So Hee cam chịu trước thái độ đáng phẫn nộ của nhóm đàn ông ngoại quốc nơi công cộng

Sao châu á

19:14:24 04/07/2024
Trên các diễn đàn mạng xã hội, netizen xứ kim chi đồng loạt tỏ ra phẫn nộ trước tình huống Han So Hee vừa gặp phải khi sử dụng phương tiện công cộng

Phim bị hoãn chiếu vì nam chính quá nghèo?

Phim châu á

19:08:22 04/07/2024
Ngày 4/7, Sina đưa tin khán giả bất ngờ khi đoàn phim Đ.ứa T.rẻ Hoang Dã thông báo hoãn chiếu vô thời hạn. Lý do chính thức đưa ra là tiến độ hậu kỳ của phim không kịp để ra mắt vào ngày 10/7 khiến nhiều khán giả tiếc nuối.

Cử tri Anh bỏ phiếu bầu Hạ viện

Thế giới

19:07:53 04/07/2024
Trong cương lĩnh tranh cử, đảng Bảo thủ cam kết thúc đẩy tăng trưởng và giảm khoảng 17 tỷ bảng t.iền thuế mỗi năm trong khi tăng chi cho y tế công cao hơn mức tăng lạm phát, đồng thời giảm nhập cư.

Dẫn con đi họp lớp, thằng bé vô tình đạp trúng cô bạn mang bầu và cái kết cay đắng

Góc tâm tình

18:12:22 04/07/2024
Bạn bè đôi khi thật khó hiểu, tôi chẳng biết mình đã cư xử sai hay do cả lớp đang ghen tị với sự giàu có của tôi nữa? Sau khi tốt nghiệp đại học, mỗi người sẽ lựa chọn cho mình một con đường riêng.

Bắt nguyên Phó Chủ tịch Thường trực tỉnh Bình Thuận trong vụ án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết

Pháp luật

18:12:11 04/07/2024
Được biết, dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết (diện tích 62ha), do do Công ty CP Rạng Đông làm chủ đầu tư có diện tích đất 62ha vốn là sân golf Phan Thiết

Bạn gái tin đồn Win Metawin: Nữ chính phim "bách hợp" có body căng đét dù style khá nhẹ nhàng

Phong cách sao

18:04:31 04/07/2024
Ngày 3/7, cộng đồng mạng Việt Nam lẫn quốc tế được một phen bất ngờ bởi tin đồn hẹn hò của nam thần xứ chùa vàng Win Metawin được nổ ra. Trong những hình ảnh được chia sẻ, cặp đôi được bắt gặp đang cùng nhau mua sắm và dạo phố tại Hàn Q...

Dân mạng rần rần ủng hộ Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai vì là "hàng real" mua bản quyền!

Tv show

17:44:45 04/07/2024
Khi tạm gác sự nổi tiếng, nét đặc biệt cá nhân để làm việc cùng nhiều người khác thì các anh tài sẽ ra sao - đó là sự tò mò mà khán giả chờ đợi ở Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai.

Taylor Swift bị nói là hình mẫu xấu, netizen phẫn nộ, đáp trả gay gắt người chê

Sao âu mỹ

17:24:28 04/07/2024
Giọng ca nổi tiếng toàn cầu Taylor Swift bất ngờ bị chê trách, cho rằng là một hình mẫu xấu không xứng đáng được thần tượng. Ngay lập tức, làn sóng tranh cãi đã bắt đầu nổ ra, vô cùng gay gắt.