Hội nghị thượng đỉnh EU – CELAC khó đạt đột phá về thương mại
Giới chức châu Âu và khu vực Mỹ Latinh nhận định Hội nghị thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) và Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribe (CELAC) khó có thể mở đường cho dự thảo thỏa thuận thương mại tự do EU – Khối thị trường chung Nam Mỹ ( MERCOSUR).
Toàn cảnh hội nghị thượng đỉnh Mercosur tại Montevideo, Uruguay. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, dự kiến, hơn 50 nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh EU – CELAC tại Brussels (Bỉ) trong các ngày 17 và 18/7 tới. Trước đó, Ủy viên châu Âu phụ trách thương mại Valdis Dombrovskis dự báo hội nghị có thể tạo thêm động lực cho những cuộc đàm phán giữa EU và MERCOSUR – gồm Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay. Tiến trình này đã đạt được thỏa thuận thương mại tạm thời vào năm 2019, song sau đó bị đình chỉ do những lo ngại của EU về nạn phá rừng ở Amazon.
Theo một quan chức EU, Brussels không kỳ vọng bất cứ bước đột phá nào tại Hội nghị thượng đỉnh EU – CELAC. Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Argentina phụ trách khu vực Mỹ Latinh và Caribe Gustavo Martinez Pandiani cho biết ông không mong đợi kết quả cụ thể về thỏa thuận thương mại, bởi vì Hội nghị thượng đỉnh “CELAC – EU không phải là nơi thích hợp để đàm phán thương mại. Đó là một diễn đàn chính trị”.
Video đang HOT
Cũng theo ông Pandiani, MERCOSUR không chỉ mong muốn đạt được thỏa thuận với châu Âu, mà khối này còn hy vọng vào “một thỏa thuận công bằng, trong đó mỗi bên đều có lợi”.
NATO 'loay hoay' tìm đồng thuận về Tổng thư ký mới
Trong nhiều tháng nay, châu Âu đã bị cuốn vào một cuộc tranh luận về việc ai sẽ thay thế Tổng Thư ký Stoltenberg, người dự kiến kết thúc nhiệm kỳ đã được gia hạn vào tháng 9 tới, sau gần 10 năm đảm nhiệm cương vị này.
Tổng thư ký Jens Stoltenberg. Ảnh: AFP
Một cuộc tranh cãi sau hậu trường đang diễn ra giữa các quốc gia thành viên NATO trước hội nghị thượng đỉnh thường niên tiếp theo của liên minh quân sự này vào giữa tháng 7 tới để chọn người kế nhiệm Tổng thư ký Jens Stoltenberg, người đang là một trong những nhà lãnh đạo NATO tại vị lâu nhất trong lịch sử của khối.
Các ứng cử viên tiềm năng hàng đầu bao gồm Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen và Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace. Ông Stoltenberg, cựu Thủ tướng Na Uy, đã giữ chức vụ Tổng Thư ký thứ 13 của NATO từ năm 2014.
Các phương tiện truyền thông đang cho rằng ứng cử viên Frederiksen của Đan Mạch có tiềm năng nhất. Vị trí người đứng đầu chính phủ và giới tính của bà Mette Frederiksen là những lợi thế, do nhu cầu ngày càng tăng trong NATO để tìm một ứng cử viên nữ.
Tuy nhiên, một số thành viên NATO từ lâu đã ủng hộ một nhà lãnh đạo ở Đông Âu, đặc biệt là trong bối cảnh xung đột ở Ukraine. Bên cạnh đó, nếu Thủ tướng Đan Mạch đảm nhiệm cương vị này, NATO sẽ có tổng thư ký với đại diện đến từ Bắc Âu lần thứ ba liên tiếp, sau ông Stoltenberg và trước đó là cựu Thủ tướng Đan Mạch Anders Fogh Rasmussen. Ngoài ra, Copenhagen đang "bị tụt lại phía sau" trong chi tiêu quốc phòng.
Ứng cử viên tiềm năng khác cho vai trò này, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Wallace, là một người có cả uy tín chính trị và kinh nghiệm chỉ huy quốc phòng cấp cao. Ngoài ra, ông Wallace là người duy nhất ở trong nội các Anh với 3 thủ tướng gần đây nhất. Tuy nhiên, một số quốc gia - chẳng hạn như Pháp - muốn ủng hộ một quan chức EU cho vị trí này vì họ đang mong đợi mối quan hệ đối tác chặt chẽ hơn giữa NATO và EU.
Stefano Stefanini, cựu đại diện thường trực của Italy tại NATO, hiện là cố vấn cấp cao của Viện Nghiên cứu Chính trị Quốc tế Italy (ISPI) ở Milan, nói với Izvestia rằng cuộc chạy đua vào vị trí người đứng đầu NATO không phải là "cuộc cạnh tranh giữa giới tính và kinh nghiệm về quân sự".
"Hai yếu tố - cá tính và sự đồng thuận - đóng vai trò lớn hơn. Sự kết hợp này rất quan trọng, vì dù một ứng cử viên rất giỏi cũng cần phải được tất cả các đồng minh chấp thuận, điều này không phải là hình thức", ông Stefanini nói.
Mặc dù sự chấp thuận có thể phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau, nhưng trên thực tế, một ứng cử viên có thể bị phủ quyết bởi bất kỳ quốc gia thành viên NATO nào. Cho đến nay, cuộc đua vẫn đang mở và chưa có quyết định nào được đưa ra, có nghĩa là một nhân tố mới có thể xuất hiện, đặc biệt là nếu cả bà Frederiksen và ông Wallace đều không nhận được sự chấp thuận của tất cả các thành viên NATO, chuyên gia Stefanini lưu ý.
"Đôi khi, những quyết định vào phút chót được đưa ra, như [trường hợp] năm 2009, khi ông Rasmussen được bổ nhiệm tại hội nghị thượng đỉnh Strasbourg-Kehl. Nhưng tôi không nghĩ kịch bản này có thể lặp lại trong những tình huống nhất định: các đồng minh NATO muốn đến hội nghị thượng đỉnh ở Vilnius sắp tới với một quyết định đã được đưa ra", vị chuyên gia kết luận.
Tổng thống Zelensky nói một số nước sẵn sàng gửi chiến đấu cơ cho Ukraine Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 9.2 cho hay ông đã nghe từ một số nhà lãnh đạo thuộc Liên minh châu Âu (EU) tại hội nghị thượng đỉnh EU rằng họ sẵn sàng cung cấp cho Kyiv chiến đấu cơ để đối phó Nga. "Châu Âu sẽ ở bên chúng tôi cho đến khi chúng tôi chiến thắng. Tôi đã nghe điều...