Tổng thống Mỹ Biden lại “lỡ miệng” nói “Nga nên ngừng tấn công Nga”
Đây không phải lần đầu tiên Tổng thống Mỹ Biden “lỡ miệng”, điều mà cánh báo chí có thiện cảm với ông đã cố gắng viện dẫn là hậu quả của chứng nói lắp thời thơ ấu.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã lẫn lộn giữa Nga và Ukraine trong bài phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh NATO ở Vilnius (Litva) hôm 12/7. Chỉ vài ngày trước lời nói hớ này của ông Biden, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ cũng có một hành động lỡ lời tương tự khi đề cập đến cuộc xung đột hiện tại ở Đông Âu.
“Nga có thể kết thúc cuộc chiến này vào ngày mai bằng cách rút các lực lượng khỏi Ukraine, công nhận biên giới quốc tế của họ và ngừng các cuộc tấn công, các cuộc tấn công vô nhân đạo, vào Nga”, ông Biden nói, nhầm lẫn giữa Nga và Ukraine. Nhưng ngay sau đó ông đã nhanh chóng sửa lại: “Ý tôi là Nga đối với Ukraine”.
Tối hôm 11/7, một quan chức Mỹ đã nói với các phóng viên rằng Tổng thống Biden đang chuẩn bị cho “bài phát biểu quan trọng vào ngày mai (ngày 12/7)” và vừa kết thúc “4 ngày làm việc chính thức cật lực”, và sẽ không tham gia bữa tiệc tối do Tổng thống nước chủ nhà Litva, Gitanas Nauseda, thiết đãi.
Các nhà phê bình phản ứng với những bình luận trên bằng cách đăng những bức ảnh ông Biden đang thư giãn trên bãi biển ở Delaware hôm ngày 9/7, trước khi ông chủ Nhà Trắng bắt đầu chuyến công du châu Âu.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) trong cuộc gặp với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bên lề Hội nghị Thượng đỉnh NATO ở Vilnius, Litva, ngày 12/7/2023. Ảnh: Getty Images
Đây không phải lần đầu tiên ông Biden “lỡ miệng”, điều mà cánh báo chí có thiện cảm với ông đã cố gắng viện dẫn là hậu quả của chứng nói lắp thời thơ ấu.
Hơn 2 tuần trước, trong một cuộc họp báo đột xuất bên ngoài Nhà Trắng hôm 28/6, ông Biden đã tuyên bố một cách khó hiểu rằng Tổng thống Nga Putin đang “thua trong cuộc chiến ở Iraq” dù Moscow chưa từng can thiệp quân sự vào quốc gia Trung Đông giàu dầu mỏ này.
Tháng 11 năm ngoái, ông Biden cũng đã “lỡ miệng” trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng khi thông báo rằng các lực lượng Nga đang rút khỏi Fallujah (một thành phố thuộc tỉnh Al Anbar của Iraq) thay vì Kherson (ở miền Nam Ukraine).
Vị Tổng thống 80 tuổi chỉ nhớ tên chính xác của thành phố mà ông ấy đang đề cập đến (Kherson) khi một nhà báo sửa lỗi cho ông ấy.
Tuy nhiên, ông Biden không phải là quan chức Mỹ duy nhất gần đây đã “lỡ lời” về cuộc xung đột ở Ukraine. Hôm 10/7, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller đã 2 lần tuyên bố đây là một “thất bại chiến lược đối với Ukraine”, ngay cả khi các phóng viên trong phòng họp báo tại Foggy Bottom đã “chữa cháy” rằng ông Miller chắc chắn có ý nói đến Nga.
Mỹ giải thích nguyên nhân Ukraine không thể gia nhập NATO vào lúc này
Mỹ lo ngại Ukraine gia nhập NATO vào thời điểm này sẽ đẩy Washington vào cuộc xung đột trực tiếp với Nga.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tham dự phiên khai mạc cấp cao của hội nghị thượng đỉnh NATO 2023 vào ngày 11/7, tại Vilnius, Litva. Ảnh: CNN
Theo tờ Pravda (Ukraine), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller ngày 11/7 cho biết, NATO tiếp tục tuân thủ chính sách "Mở cửa" và Ukraine sẽ được mời gia nhập liên minh khi đáp ứng đủ các điều kiện, nhưng điều này là không thể vào thời điểm hiện tại, vì điều đó có nghĩa là kéo Mỹ vào cuộc xung đột với Nga.
Ông Miller nêu rõ: "Một trong những điều Nga đã nói trước khi xung đột nổ ra là họ kiên quyết phản đối việc Ukraine gia nhập NATO và họ muốn có một cam kết chắc chắn rằng Ukraine sẽ không bao giờ gia nhập NATO, nhưng chúng tôi đã nói rõ rằng điều đó không được thảo luận. Chúng tôi duy trì chính sách 'Mở cửa' của NATO. Hôm nay chúng tôi nhắc lại cam kết đó và nói rõ rằng Ukraine sẽ trở thành thành viên của NATO".
Tuy nhiên theo ông Miller, sẽ không phù hợp nếu chấp nhận Ukraine vào NATO ngay bây giờ. "Một lý do chính đáng khiến Ukraine không trở thành thành viên của NATO ngay lúc này" là vì điều đó sẽ "đặt Mỹ vào một cuộc giao tranh với Nga", người phát ngôn trên nói.
Ông Miller cho rằng việc hủy bỏ Kế hoạch Hành động Thành viên (MAP) là sự ghi nhận những tiến bộ và hội nhập về mặt chính trị mà Ukraine đã đạt được trong vài năm gần đây, đặc biệt là kể từ khi xung đột với Nga nổ ra.
Hiện các lực lượng Ukraine đã và đang được các quốc gia NATO hỗ trợ huấn luyện và các thành viên của liên minh tiếp tục cung cấp hỗ trợ quân sự cho Kiev.
Trong số các điều kiện để Ukraine gia nhập NATO, ông Miller nhấn mạnh việc tăng cường "cải cách dân chủ và chống tham nhũng". "Chúng tôi lưu ý rằng họ [Ukraine] đã đạt được tiến bộ đáng kể và chúng tôi sẵn sàng mở rộng lời mời khi các điều kiện được đáp ứng", ông cho biết.
Tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius khai mạc vào ngày 11/7, liên minh quân sự này đã thông qua một loạt các quyết định bao gồm ba yếu tố liên quan đến Ukraine, chủ yếu là con đường trở thành thành viên NATO.
Quyết định của hội nghị thượng đỉnh NATO bao gồm những từ ngữ được đánh giá khá tích cực liên quan đến Ukraine. Cụ thể, hội nghị thượng đỉnh NATO đã đồng ý loại bỏ yêu cầu đối với Kế hoạch Hành động Thành viên trên con đường gia nhập Liên minh của Ukraine. Đồng thời, liên minh cũng nói rõ rằng họ sẽ mời Ukraine gia nhập NATO "khi các điều kiện được đáp ứng".
Quyết định của hội nghị thượng đỉnh không bao gồm danh sách các điều kiện mà Ukraine phải đáp ứng, nhưng một cơ chế để đánh giá chúng được xác định. Chương trình quốc gia hàng năm (ANP) sẽ là một công cụ để giám sát các cải cách do Ukraine thực hiện. Công cụ này đã sẵn sàng cho Ukraine.
Tổng thống Ukraine, Ba Lan, Litva thảo luận các vấn đề an ninh Ngày 28/6, tại thủ đô Kiev, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã gặp hai người đồng cấp Ba Lan và Litva, ông Andrzej Duda và ông Gitanas Nauseda, đang ở thăm nước này để thảo luận các vấn đề an ninh cùng quan tâm. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: TTXVN phát Theo văn phòng báo chí của Tổng thống Ukraine, tại cuộc...