Thấy gì từ Hội nghị thượng đỉnh các nước láng giềng Sudan?
Hội nghị thượng đỉnh các nước láng giềng Sudan do Ai Cập đăng cai tổ chức dự kiến diễn ra trong ngày 13/7.
Hội nghị thượng đỉnh các nước láng giềng Sudan sẽ đưa ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng tại Sudan hiện nay. Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)
Theo lời mời của Tổng thống nước chủ nhà Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi, Tổng thống Cộng hòa Tchad Idriss Deby, Tổng thống Eritrea Isaias Afwerki, Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed và Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir đã đến Cairo trong ngày 12/7.
Bộ Ngoại giao Ai Cập cho biết, tối ngày 12/7, một phiên họp trù bị cho hội nghị thượng đỉnh này đã được tổ chức tại Cairo, với sự góp mặt của các quan chức cấp cao từ các nước tham dự.
Hội nghị thượng đỉnh các nước láng giềng Sudan ngày 13/7 sẽ đánh giá các ý tưởng và đề xuất đã được đưa ra bàn thảo trước đó, như tại Hội nghị thượng đỉnh của Cơ quan Liên chính phủ về Phát triển (IGAD), nhằm chấm dứt xung đột vũ trang ở Sudan.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, dự kiến các nhà lãnh đạo của những quốc gia láng giềng Sudan sẽ bàn về các cơ chế nhằm đối phó với tình hình nhân đạo nghiêm trọng, do hàng nghìn người tị nạn Sudan sang các nước gần đó để trốn khỏi bạo lực và xung đột.
Theo người phát ngôn Phủ Tổng thống Ai Cập Ahmed Fahmy, Hội nghị thượng đỉnh các nước láng giềng Sudan sẽ tập trung tìm biện pháp chấm dứt xung đột, trong đó đưa ra cơ chế hiệu quả để giải quyết tình hình một cách hòa bình, đồng thời hạn chế những tác động nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng đối với các nước cạnh Sudan.
Bên cạnh mục tiêu đảm bảo an ninh và ổn định của toàn khu vực, hội nghị cũng hướng tới xây dựng một tầm nhìn chung cho các nước chia sẻ đường biên giới với quốc gia Đông Phi này.
Người phát ngôn Fahmy khẳng định, các nỗ lực khu vực và quốc tế đóng vai trò quan trọng giúp tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng tại Sudan.
Ông cũng cho biết, nếu cuộc khủng hoảng này tiếp tục kéo dài, các hậu quả nghiêm trọng có thể đe dọa sự ổn định của vùng Sừng châu Phi, Biển Đỏ, khu vực Bắc Phi, khu vực Sahel, Trung Phi, sông Nile và khu vực Hồ Lớn của châu Phi.
Theo dữ liệu từ Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), trong 3 tháng gần đây, hơn 3 triệu người đã phải rời bỏ nhà cửa do giao tranh nổ ra tại Sudan. Trong đó, 2,4 triệu người đã sơ tán trong nước và khoảng 730.000 người sơ tán ra nước ngoài.
Đặc biệt, Ai Cập ở phía Bắc và Cộng hòa TChad ở phía Tây đều nằm trong số những điểm đến của phần lớn người Sudan khi di tản ra nước ngoài.
Giao tranh tại Sudan: Các bên cam kết bảo vệ dân thường
Ngày 12/5 (giờ địa phương), các phe phái đối địch tại Sudan đã cam kết bảo vệ dân thường và các hoạt động viện trợ nhân đạo, nhưng chưa thống nhất về một lệnh ngừng bắn cũng như vẫn thể hiện lập trường khác biệt.
Người dân tị nạn nhận lương thực cứu trợ tại Bentiu, Nam Sudan ngày 6/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Một quan chức giấu tên của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 12/5 cho biết sau nhiều tuần thảo luận tại cảng Jeddah của Saudi Arabia, quân đội Sudan và Các Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) đã ký một tuyên bố nhấn mạnh rằng sẽ hướng tới một lệnh ngừng bắn trong ngắn hạn tại các cuộc đàm phán tiếp theo. Tuy nhiên, quan chức này nêu rõ lập trường của hai bên vẫn cách biệt, đồng thời nhấn mạnh rằng các đại diện đàm phán của hai bên làm việc với các đại diện hòa giải Mỹ và Saudi Arabia đặt ra mục tiêu đạt được thỏa thuận ngừng bắn trong tối đa 10 ngày tới.
Theo quan chức trên, tuyên bố mới được ký kết nhằm cải thiện dòng chảy cứu trợ nhân đạo và bắt đầu khôi phục các dịch vụ điện và nước. Các đại diện hòa giải hy vọng tuyên bố này sẽ có thể tạo điều kiện cho việc rút các lực lượng an ninh khỏi các bệnh viện và phòng khám và thực hiện việc an táng người chết.
Trong diễn biến liên quan, phóng viên TTXVN tại Cairo cho biết Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir và người đồng cấp Cộng hòa Chad Idriss Déby sẽ sớm tham gia Hội nghị thượng đỉnh tại Ai Cập nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng ở Sudan với tư cách là các quốc gia láng giềng chịu tác động bởi cuộc xung đột.
Trong bài phát biểu trên kênh truyền hình Al-Qahera News, Cố vấn an ninh của Tổng thống Nam Sudan Tut Gatluak cho biết hội nghị thượng đỉnh này phấn đấu đạt được những kết quả cụ thể nhằm tìm kiếm một giải pháp lâu dài cho vấn đề Sudan, tuy nhiên, ông không tiết lộ thời điểm diễn ra hội nghị này.
Ai Cập, Nam Sudan và CH Chad đang tiếp nhận hàng chục nghìn người tị nạn Sudan trong bối cảnh giao tranh giữa quân đội Sudan và RSF bùng phát kể từ giữa tháng 4 vừa qua.
Về công tác sơ tán công dân khỏi Sudan, hãng thông tấn SPA của Saudi Arabia ngày 12/5 đưa tin nước này đã kết thúc các hoạt động sơ tán nhân đạo đối với công dân của mình và công dân các quốc gia khác khỏi Sudan.
Chiến dịch sơ tán của Saudi Arabia, do Lực Hải quân và Không quân Hoàng gia thực hiện, đã giải cứu 8.455 người từ các vùng chiến sự ở Sudan, trong đó có 404 công dân Saudi Arabia và 8.051 người thuộc 110 quốc tịch khác nhau. Saudi Arabia cũng đã hỗ trợ sơ tán11.184 công dân các nước khác đến Saudi Arabia trước khi những người này được đưa về nước. Bộ Ngoại giao Saudi Arabia cũng cảm ơn Sudan vì đã hợp tác và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sơ tán.
Ngày 11/5, Saudi Arabia đã điều 2 máy bay vận chuyển tổng cộng 20 tấn hàng viện trợ tới Sudan, bao gồm thực phẩm và vật tư y tế. Đến nay, Saudi Arabia đã điều 5 máy bay vận chuyển hàng cứu trợ tới cho người dân Sudan.
Cùng ngày, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) thông báo cơ quan này đang đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ nhân đạo đối với trẻ em chịu ảnh hưởng từ cuộc xung đột tại Sudan. Ước tính, có khoảng 82.000 trẻ em tại Sudan đã sơ tán sang các nước láng giềng, trong khi có thêm 368.000 trẻ em khác tại Sudan đang phải chạy nạn trong chính đất nước mình.
Các nước châu Phi kêu gọi chấm dứt giao tranh ở Sudan Theo truyền thông khu vực và quốc tế, giao tranh giữa quân đội Sudan và phe vũ trang Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) ở trung tâm thủ đô Khartoum đã gia tăng cường độ sau khi các bên xung đột đồng ý mở các tuyến đường nhân đạo an toàn trong vài giờ ngày 16/4. Binh sĩ quân đội Sudan tại thành...