Hội đồng Điều phối ASEAN thảo luận biện pháp đẩy nhanh quá trình ra quyết định
Ngày 4/9, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho rằng các thách thức mà Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang phải đối mặt hiện nay đủ lớn để gây khó khăn.
Tuy nhiên, tổ chức khu vực này sẽ còn phải đối diện với những thách thức thậm chí lớn hơn nữa trong những năm tới.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: TTXVN phát
Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, phát biểu khai mạc Hội nghị Hội đồng Điều phối ASEAN lần thứ 34 (ACC-34) tại Jakarta, diễn ra trước thềm Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 và các hội nghị cấp cao liên quan, Ngoại trưởng Retno khẳng định ASEAN có thể tiến lên hay không hoàn toàn phụ thuộc vào chính mình. Bà cảnh báo rằng uy tín và sự phù hợp của ASEAN đang bị đe dọa.
Video đang HOT
Người đứng đầu ngành ngoại giao Indonesia nhấn mạnh ASEAN cần sẵn sàng đưa ra những quyết định táo bạo và không thể để những khác biệt ngăn cản mình tiến về phía trước.
Bà đồng thời cho biết trong các cuộc họp vừa qua, ASEAN đã cam kết tiến lên.
Theo Ngoại trưởng Retno, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 và các hội nghị cấp cao liên quan lần này, các nhà lãnh đạo ASEAN dự kiến sẽ thông qua nhiều quyết định quan trọng giúp định hình tương lai của ASEAN với tư cách là một cộng đồng và một thể chế. Bà nêu rõ trong số các nội dung dự kiến được thông qua có các biện pháp nhằm đẩy nhanh quá trình ra quyết định của ASEAN trong các tình huống khủng hoảng và khẩn cấp, cũng như các biện pháp tăng cường năng lực của ASEAN nhằm ứng phó với những thách thức mới nổi trong khu vực.
Cuối cùng, Ngoại trưởng Retno nhấn mạnh điều rất quan trọng là ACC-34 có thể đề xuất phương án hành động tốt nhất để các nhà lãnh đạo quyết định, tạo tiền đề đảm bảo thành công của kỳ hội nghị cấp cao lần này, cũng như duy trì tầm quan trọng của ASEAN đối với người dân trong khu vực và trên thế giới.
Indonesia công bố 3 trọng tâm chính của Hội nghị cấp cao ASEAN 2023
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi vừa công bố 3 trọng tâm chính của các Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong năm nay với chủ đề "ASEAN quan trọng: Tâm điểm tăng trưởng".
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu tại một sự kiện ngày 19/3, Ngoại trưởng Retno cho biết "ASEAN quan trọng" - trọng tâm thứ nhất - là duy trì vai trò trung tâm của ASEAN để tổ chức khu vực này có thể trở thành động lực thúc đẩy hòa bình và ổn định.
Bà Retno nhấn mạnh: "Đoàn kết ASEAN là điều cần thiết để đóng vai trò trung tâm. Năng lực của ASEAN, đặc biệt là trong việc ra quyết định, sẽ tiếp tục được củng cố để ứng phó với các thách thức trong tương lai".
Về trọng tâm thứ hai "Tâm điểm tăng trưởng", bà Retno cho rằng ASEAN có 3 "tài sản" để trở thành trung tâm tăng trưởng kinh tế toàn cầu, gồm lợi thế nhân khẩu học với dân số trên 650 triệu người, trong đó một số lượng lớn trong độ tuổi lao động; tăng trưởng kinh tế ASEAN luôn cao hơn mức trung bình của thế giới; và hòa bình, ổn định trong khu vực.
Người đứng đầu ngành ngoại giao Indonesia cho hay niềm tin của các đối tác vào ASEAN là khá lớn. Theo kết quả khảo sát về tâm lý kinh doanh Liên minh châu Âu (EU) - ASEAN năm 2022, có tới 63% số người được hỏi đánh giá ASEAN mang lại các cơ hội kinh tế tốt. Bên cạnh đó, 69% số người được hỏi kỳ vọng rằng thị trường ASEAN sẽ lớn mạnh hơn vào năm 2024. Ngoài ra, 97% mong muốn EU đẩy nhanh đàm phán thương mại với ASEAN.
Bà Retno cũng lưu ý rằng tỷ trọng thương mại và đầu tư nội khối hiện chưa nhiều nếu so với các đối tác. Cụ thể, thương mại nội khối chỉ chiếm khoảng 21,23%, trong khi đầu tư nội khối sụt giảm từ mức 23% xuống còn 13%. Ngược lại, thương mại giữa ASEAN với các nước đối tác và đầu tư vào ASEAN lại gia tăng rất mạnh.
Theo bà Retno, trọng tâm thứ 3 là Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Theo đó, ASEAN cần là động lực cho hòa bình và ổn định. Indonesia đã đưa ra Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP) và nhiệm vụ hiện nay là biến khái niệm này thành các hoạt động hợp tác kinh tế cụ thể.
Trên tinh thần đó, trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN năm 2023, Bộ Ngoại giao Indonesia sẽ phối hợp với Phòng Thương mại và Công Nghiệp Indonesoa (KADIN) và các bộ ngành liên quan khác tổ chức sự kiện hàng đầu mang tên "Diễn đàn ASEAN - Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương".
Hội nghị AMM-56: ASEAN chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các thách thức tương lai Để chuẩn bị ứng phó với những thách thức trong tương lai, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã nhất trí bắt đầu thảo luận về Thỏa thuận ASEAN IV để trình lên Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 thông qua, trở thành tầm nhìn và kim chỉ nam của ASEAN trong dài hạn tới năm 2045. Ngoại trưởng Indonesia Retno...