Hội nghị Cấp cao ASEAN 43 nhấn mạnh hợp tác kinh tế
Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 43 sẽ nêu bật tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác kinh tế, thông qua việc tổ chức 2 sự kiện bên lề là Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN ( ABIS) và Diễn đàn ASEAN – Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương ( AIPF).
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi phát biểu tại cuộc họp báo ở Jakarta. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 1/9, phát biểu khi tháp tùng Tổng thống Joko Widodo kiểm tra công tác chuẩn bị Hội nghị Cấp cao ASEAN 43, Ngoại trưởng Retno cho biết nước Chủ tịch ASEAN Indonesia 2023 “thực sự muốn Đông Nam Á tiếp tục là trung tâm tăng trưởng kinh tế thế giới”.
ABIS do Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia (Kadin) – Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ABAC) năm 2023 – tổ chức từ ngày 1 – 6/9. AIPF lần đầu được tổ chức nhằm triển khai Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (AOIP), trong đó tập trung vào hợp tác giữa các nước nhằm tạo dựng một khu vực hòa bình, an ninh, ổn định và thịnh vượng.
Bà Retno cho biết: “ASEAN đã có khái niệm AOIP từ năm 2019 và giờ muốn biến Tầm nhìn này thành hợp tác cụ thể”. Thông qua AIPF được tổ chức vào ngày 5-6/9, Indonesia mong muốn thúc đẩy hợp tác phát triển các dự án cụ thể, đặc biệt là trong 3 lĩnh vực cơ sở hạ tầng xanh và khả năng phục hồi chuỗi cung ứng; chuyển đổi số và kinh tế sáng tạo; tài chính bền vững và sáng tạo.
Theo thống kê tổng hợp cùng các nước thành viên ASEAN khác, Indonesia ghi nhận nhiều dự án ưu tiên với tổng trị giá khoảng 120 tỷ USD có thể được thúc đẩy thông qua AIPF.
Video đang HOT
Bên cạnh các dự án tiềm năng, Indonesia cũng xác định 93 dự án với tổng trị giá 38 tỷ USD được đánh giá là chín muồi.
Người đứng đầu ngành ngoại giao Indonesia cho biết thêm rằng, ngoài thúc đẩy hợp tác kinh tế, Chủ tịch ASEAN năm 2023 cũng sẽ đặt nền tảng vững chắc cho các bước đi trong tương lai của ASEAN, bao gồm cách thức giúp tổ chức khu vực này có thể ứng phó với các thách thức khác nhau.
Bà Retno nhấn mạnh: “Nền tảng đó được Indonesia thiết kế để đáp ứng lợi ích của người dân ASEAN”, đồng thời nhắc lại một số văn kiện hợp tác đạt được tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 42 hồi tháng 5 tại Labuan Bajo, như bảo vệ lao động nhập cư, bảo vệ các thuyền viên, xây dựng mạng lưới làng ASEAN, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, nhất là tội phạm lừa đảo trực tuyến.
Hội nghị AMM-56: Nỗ lực và kỳ vọng về một ASEAN - tâm điểm tăng trưởng
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, chiều 11/7 đã diễn ra phiên họp toàn thể Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 56 với trọng tâm thảo luận về tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, triển khai Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, quan hệ đối ngoại và cấu trúc khu vực.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tham dự phiên họp.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn (thứ 5, trái sang) chụp ảnh chung cùng các Ngoại trưởng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại hội nghị ở Jakarta (Indonesia), ngày 11/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Chúc mừng Indonesia với những kết quả đã đạt được, đặc biệt là thành công ấn tượng của Hội nghị Cấp cao ASEAN vừa qua tại Labuan Bajo, các nước tái khẳng định ủng hộ nỗ lực triển khai các ưu tiên của Chủ tịch hướng tới "Một ASEAN tầm vóc: Tâm điểm của tăng trưởng".
ASEAN được kỳ vọng trở thành trung tâm của tăng trưởng, thu hút đầu tư và nguồn lực phục vụ phát triển. So với bức tranh chung của kinh tế toàn cầu, ASEAN vẫn duy trì được động lực tăng trưởng với tín hiệu tích cực trong tiêu dùng nội địa, xuất khẩu và phục hồi trong ngành dịch vụ.
Để hiện thực hóa kỳ vọng trên, các bộ trưởng nhất trí củng cố hơn nữa khả năng tự cường và thích ứng linh hoạt của ASEAN trước mọi cơ hội và thách thức đặt ra cho khu vực. Trong môi trường chiến lược đầy biến động, đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN cần được khẳng định mạnh mẽ hơn nữa. ASEAN cần đi đầu trong việc định hình một cấu trúc khu vực mở, minh bạch, bao trùmvà dựa trên luật lệ với sự tham gia tích cực và đóng góp trách nhiệm của các đối tác cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực.
Hợp tác trong các lĩnh vực như ổn định tài chính, tự cường chuỗi cung ứng, y tế chuyển đổi số, an ninh năng lượng, an ninh lương thực... tiếp tục được thúc đẩy trên các kênh chuyên ngành của ASEAN, góp phần nâng cao năng lực và khả năng sẵn sàng ứng phó và chống chịu của ASEAN trước các thách thức hiện tại và tương lai.
Hội nghị nhất trí thúc đẩy triển khai hiệu quả Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, khuyến khích các đối tác hợp tác cụ thể, thực chất với ASEAN trên các lĩnh vực ưu tiên về kết nối, hợp tác hàng hải, phát triển bền vững và kinh tế, hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng, góp phần vào hòa bình, ổn định và phồn vinh của khu vực.
Chia sẻ nhận định chung về một thế giới ngày càng phức tạp, khó lường, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh ASEAN không thể tránh khỏi đối mặt với các thách thức cả từ bên trong và bên ngoài. Song, với sự tôi luyện trong 56 năm qua, ASEAN có đủ cơ sở để tự hào và tin tưởng về một cộng đồng ASEAN đoàn kết và vững mạnh.
Theo Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, ASEAN tiếp tục là điểm sáng với dự báo tăng trưởng khả quan trong năm 2023 ở mức 4,7%. Trước tác động của đại dịch vẫn đang hiện hữu, ASEAN cần đặt hợp tác kinh tế, thương mại ở nhiệm vụ trung tâm, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng để tái cấu trúc nền kinh tế. ASEAN cần nắm chặt cơ hội để không bị bỏ lại phía sau.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn hoan nghênh sáng kiến của Chủ tịch ASEAN 2023 tổ chức Diễn đàn ASEAN về Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, với trọng tâm về cơ sở hạ tầng, phát triển bền vững và kinh tế sáng tạo, và đề nghị ASEAN dành thêm quan tâm cho các lĩnh vực tiềm năng khác như kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng và thích ứng biến đổi khí hậu.
Khẳng định hòa bình, an ninh, ổn định là điều kiện tiên quyết cho thịnh vượng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề cao truyền thống đối thoại và hợp tác của ASEAN, tăng cường tin cậy, vượt qua khác biệt và xây dựng đồng thuận. Trong quan hệ với các đối tác, ASEAN cần duy trì cách tiếp cận cân bằng, cùng các đối tác tham vấn trên các vấn đề cùng quan tâm, bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc cơ bản, quy trình và thủ tục của ASEAN. Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn tái khẳng định và đề nghị các đối tác tôn trọng lập trường nguyên tắc của ASEAN về Biển Đông.
Theo kế hoạch, sáng 12/7, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN sẽ tham dự phiên họp hẹp của AMM-56 với trọng tâm bàn thảo về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.
ASEAN và Hong Kong (Trung Quốc) nâng tầm hợp tác kinh tế Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, ngày 20/8, tại Hội nghị Tham vấn Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) - Hong Kong (Trung Quốc) lần thứ 7 ở thành phố Semarang, Indonesia, hai bên đã tái khẳng định cam kết đưa quan hệ hợp tác kinh tế song phương lên tầm cao mới. Đại diện Hong Kong (Trung Quốc) phát biểu tại Hội...