Hỏi đáp vắc xin Covid-19: Vì sao phụ nữ mang thai nên tiêm vắc xin?
Tôi mang thai 14 tuần, sống giữa tâm dịch TPHCM. Bộ Y tế mới ban hành quy định mang thai từ 13 tuần trở lên có thể tiêm phòng, nhưng tôi rất lo lắng, liệu tiêm có an toàn cho thai nhi?
PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương trả lời:
Tôi cho rằng, việc Bộ Y tế ban hành quyết định mới, trong đó nhóm đối tượng phụ nữ mang thai trên 13 tuần được tiêm vắc xin Covid-19 là một quyết định đúng đắn, có tính khoa học rất cao, đúng với xu thế trong công tác phòng chống dịch, khi mà lợi ích bảo vệ nguy cơ diễn biến nặng tăng lên.
PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương (Ảnh: H.Hải).
Với Việt Nam là quy định mới, còn trên thế giới, nhiều nước đã tiêm vắc xin Covid-19 cho phụ nữ mang thai từ giữa năm 2020, khi mà dịch Covid-19 xảy ra, số lượng người mắc tăng lên, kéo theo số thai phụ mắc Covid-19 cũng tăng lên.
Phụ nữ mang thai trên 13 tuần hoàn toàn có thể tiêm vắc xin ngừa Covid-19 đang lưu hành tại Việt Nam (trừ vắc xin Sputnik V.) vì những lý do sau đây:
Có nguy cơ diễn biến nặng khi nhiễm bệnh
Với phụ nữ mang thai, khả năng nhiễm virus SARS-CoV-2 như người bình thường. Nhưng khi phụ nữ mang thai nhiễm virus này lại dễ bị diễn biến nặng bởi tình trạng thai nghén.
Video đang HOT
Khi mang thai, người phụ nữ có tình trạng suy giảm miễn dịch nhất định, đó là yếu tố nguy cơ bệnh diễn biến nặng hơn.
Hơn nữa, khi có thai, nhu cầu oxy của người phụ nữ cao hơn người thường. Người phụ nữ khi mang thai có tình trạng giữ nước trong cơ thể, có hiện tượng phù, phù niêm mạc đường hô hấp trên, dẫn đến nguy cơ tổn thương đường hô hấp trên dễ dàng. Đây là lý do khi nhiễm SARS-CoV-2, nguy cơ bệnh trở nặng nhanh.
Chưa kể trong quá trình mang thai, nếu tuổi cao, có bệnh nền, hoặc có các bệnh do biến chứng của thai nghén, như tăng huyết áp, tiểu đường… nhiễm SARS-CoV-2 sẽ có nguy cơ bệnh trở nặng nhanh.
Khi phụ nữ mang thai mắc Covid-19 diễn biến nặng sẽ buộc phải nằm hồi sức tích cực, có thể diễn biến nặng phải can thiệp thở máy, ECMO… khi đó nguy cơ tử vong rất cao cho cả mẹ và thai nhi.
Chăm sóc phụ nữ mang thai nhiễm virus ở thể nặng hết sức khó khăn, bởi không chỉ có người mẹ mà cả thai nhi ở trong bụng sống nhờ quá trình hô hấp của người mẹ.
Với những người mẹ nhiễm SARS-CoV-2 không triệu chứng, em bé không bị ảnh hưởng. Còn nếu người mẹ nhiễm virus mà diễn biến nặng, gây viêm phổi đông đặc, nhu cầu oxy em bé bị giảm sẽ có nguy cơ suy thai, thai chết lưu (do biến chứng ở phổi mẹ gây ra), sinh non (nguy cơ non tháng tăng lên 3 lần ở người mẹ nhiễm virus; cũng có cảnh báo virus liên quan tiền sản giật).
Đây là lý do, khi đứng trước dịch bệnh, để phòng nguy cơ nhiễm bệnh rồi diễn biến nặng, nhiều nước quyết định tiêm vắc xin Covid-19 cho phụ nữ mang thai.
Vắc xin không ảnh hưởng đến thai nhi
Khi người phụ nữ mang thai nhiễm SARS-CoV-2, virus có tấn công thai nhi không? Trên thế giới, người ta đã tiến hành lấy nước ối, lấy máu tĩnh mạch rốn, rau thai của người mẹ nhiễm SARS-CoV-2 đều không phát hiện có virus trong đó. Hay nói cách khách, người phụ nữ dù hầu họng có virus nhưng trong rau thai không phát hiện, cho thấy virus không đi vào buồng ối.
Tương tự, khi tiêm vắc xin Covid-19, các vắc xin có chỉ định đều không phải vắc xin độc lực sống, sẽ không vào em bé, em bé được an toàn. Nhiều chị em sẽ băn khoăn chuyện tiêm phòng có ảnh hưởng tới em bé hay không, câu trả lời là không.
Tại Việt Nam, Bộ Y tế khuyến cáo người mang thai trên hoặc bằng 13 tuần được tiêm ngừa vắc xin Covid-19 nhưng cần thận trọng, trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp là hoàn toàn hợp lý, theo đúng khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, đầy đủ cơ sở khoa học, đảm bảo an toàn cho mẹ, cho con.
Hơn nữa khi tiêm trong giai đoạn mang thai sẽ sinh ra kháng thể chủ động truyền qua nhau thai để bảo vệ em bé những tháng đầu đời trước những yếu tố xung quanh.
Vì thế, việc phòng để phụ nữ mang thai giảm nguy cơ mắc Covid-19, hoặc mắc ở thể nhẹ là hết sức cần thiết.
Quyết định cho phụ nữ mang thai trên 13 tuần được tiêm phòng vắc xin Covid-19 là rất đúng đắn. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai là đối tượng đặc biệt, nên quy trình tiêm cần sàng lọc cẩn trọng, phát hiện bệnh nền sẵn có, bệnh lý xuất hiện trong thời gian mang thai.
Việc tiêm phòng cho phụ nữ mang thai cũng được thực hiện tại các cơ sở có cấp cứu sản khoa.
Ba nhóm người phải trì hoãn tiêm vaccine Covid-19
Theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế, phụ nữ mang thai và đang cho con bú cũng không được tiêm vaccine Sputnik V.
Ngày 10/8, Bộ Y tế ban hành Quyết định 3802 kèm Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 thay thế quyết định trước đó.
Theo hướng dẫn mới này, phụ nữ mang thai và đang cho con bú chống chỉ định với vaccine Sputnik V. Ngoài ra, khi khám sàng lọc, nhân viên y tế cần hỏi tuổi thai với trường hợp là phụ nữ mang thai.
Nhân viên y tế cần giải thích nguy cơ/lợi ích, chỉ nên cân nhắc tiêm vaccine phòng Covid-19 cho phụ nữ mang thai 13 tuần khi lợi ích tiềm năng lớn hơn bất kỳ nguy cơ tiềm tàng nào đối với mẹ và thai nhi.
Nhóm người thuộc nhóm trì hoãn tiêm chủng gồm:
- Có tiền sử rõ ràng đã mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng
- Đang mắc bệnh cấp tính
- Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần
Các trường hợp phải được khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng là người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác; người có bệnh nền, bệnh mạn tính; người mất tri giác, mất năng lực hành vi, người có tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu; phụ nữ mang thai 13 tuần; người phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống...
Các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng là người trong độ tuổi tiêm chủng theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, không quá mẫn cảm với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào trong thành phần vaccine.
Sau khi khám sàng lọc, nhân viên y tế cần chỉ định tiêm chủng ngay cho những trường hợp đủ điều kiện. Không tiêm cho người có ít nhất một yếu tố phải trì hoãn. Trường hợp có tiền sử phản vệ độ 3 với bất kỳ dị nguyên nào cần chuyển điểm tiêm đến cơ sở y tế có đủ khả năng cấp cứu phản vệ.
Phụ nữ mang thai 13 tuần sau khi được giải thích nguy cơ/lợi ích nếu đồng ý tiêm chủng cần chuyển đến tiêm và theo dõi tại cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa.
Cuối cùng, hướng dẫn quy định không chỉ định tiêm cho những người có chống chỉ định.
HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19: Ai cần thận trọng khi tiêm vắc xin phòng COVID-19? Theo hướng dẫn mới nhất này của Bộ Y tế, phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên cần cân nhắc việc tiêm vắc xin phòng COVID-19. Khám sàng lọc trước tiêm chủng phòng COVID-19 để phát hiện và phân loại các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng - Ảnh: NAM TRẦN Ngày 10-8, Bộ Y tế đã ban hành Hướng...