Hội chứng COVID-19 kéo dài: Lời khuyên từ chuyên gia để nhanh chóng hồi phục
Những người bị hội chứng COVID kéo dài có thể tham khảo lời khuyên về cách chăm sóc sức khỏe dưới đây từ chuyên gia.
Bước đầu tiên, chuyên gia khuyên bạn hãy cho bản thân thời gian để phục hồi.
Tiến sĩ Greg Vanichkachorn, giám đốc Chương trình phục hồi hoạt động COVID tại Trung tâm Y tế Mayo Clinic ở Rochester (Mỹ), cho biết: ” Chúng tôi thường thấy bệnh nhân tự cố gắng quá sức trong quá trình hồi phục. Mọi người đều rất mong muốn được trở lại cuộc sống bình thường sau khi bị nhiễm bệnh và cách ly. Tuy nhiên, vội vàng trở lại thói quen hàng ngày có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng COVID kéo dài, khiến bạn mệt mỏi, khó thở và đau nhức cơ”.
(Ảnh: MedicineNet)
Theo Tiến sĩ Vanichkachorn, cách nhanh nhất để hồi phục là ban đầu hãy thực hiện mọi thứ chậm rãi và dễ dàng, sau đó cố gắng tăng dần các hoạt động của bạn.
Bước quan trọng tiếp theo, chuyên gia khuyến nghị bạn phải luôn giữ đủ nước và ăn uống lành mạnh. Bạn có thể tuân theo chế độ ăn uống cân bằng kiểu Địa Trung Hải. Chế độ ăn này bao gồm rau, các loại đậu, trái cây, các loại hạt, cá và dầu ô liu và tránh thực phẩm chế biến sẵn và nhiều chất béo.
Ngoài ra, mọi người cũng nên tập thể dục thường xuyên. Khi tập thể dục, ban đầu hãy tập trung vào các bài tập tăng sức đề kháng hơn là các hoạt động làm tăng nhịp tim như đi bộ và đạp xe.
Video đang HOT
Tiến sĩ Vanichkachorn nói rằng: ” Các bài tập tim mạch là loại hoạt động khó khăn nhất đối với bệnh nhân gặp hội chứng hậu COVID. Thay vào đó, hãy bắt đầu với các hoạt động tăng cường sức đề kháng, chẳng hạn như tập với dây kháng lực, tạ nhẹ, yoga hoặc Pilates – các bài tập cường độ nhẹ. Một khi những bài tập này diễn ra suôn sẻ, bạn có thể tập một số bài tập cardio nhẹ”.
Cuối cùng, giấc ngủ ngon cũng là điều quan trọng để giúp phục hồi sức khỏe. Đảm bảo phòng ngủ của bạn có không khí lưu thông tốt và mát mẻ.
Bạn nên từ bỏ hoặc giảm thiểu việc sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ, không tiêu thụ caffeine sau bữa trưa và không tập thể dục trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó, hãy tạo một lịch trình bình thường bằng cách thức dậy vào một giờ nhất định, ăn các bữa ăn đều đặn và đi ngủ đúng giờ.
Ông Vanichkachorn cho biết, có khoảng 1/3 bệnh nhân gặp vấn đề với vị giác và khứu giác kéo dài sau khi mắc COVID-19 cấp tính. Hầu hết bệnh nhân sẽ khỏi bệnh trong vòng 6 tháng, và thậm chí kéo dài đến 12 tháng. Tuy nhiên, nếu bạn muốn hồi phục nhanh hơn, chuyên gia khuyến nghị bạn nên đào tạo lại khứu giác.
5 dấu hiệu cảnh báo hệ miễn dịch của bạn đang suy yếu
Hệ thống miễn dịch yếu có thể mở đường cho vi khuẩn và virus có hại xâm nhập và gây bệnh trong cơ thể.
Người có hệ miễn dịch kém thường dễ bị ốm và dễ bị nhiễm bệnh hơn so với những người khỏe mạnh khác.
Những lý do khiến khả năng miễn dịch bị tổn hại có thể là do căng thẳng, hút thuốc, rượu bia, chế độ ăn uống kém, nhiễm trùng, điều trị ung thư, HIV/AIDS.
Tiến sĩ Anjali Kumar, Chuyên gia tư vấn cấp cao, bác sĩ sản phụ khoa, cho biết: "Khả năng miễn dịch mạnh mẽ là điều kiện tiên quyết để có một thể chất và tinh thần khỏe mạnh. Tuy nhiên, lối sống bận rộn và hối hả ngày nay thường dẫn đến sức khỏe bị giảm sút và khả năng miễn dịch suy yếu".
Dấu hiệu cảnh báo
Tiến sĩ Shuchin Bajaj, Giám đốc sáng lập Tập đoàn Bệnh viện Ujala Cygnus, đã chỉ ra những dấu hiệu cảnh báo khả năng miễn dịch suy yếu, bao gồm:
- Dễ bị cảm lạnh: Thường xuyên bị cảm lạnh là dấu hiệu của hệ miễn dịch kém vì điều đó có nghĩa là cơ thể bạn không thể chống lại các bệnh nhiễm trùng theo mùa.
- Thường xuyên bị tiêu chảy, đầy hơi hoặc táo bón: Các vấn đề về tiêu hóa cũng cho thấy hệ thống miễn dịch của bạn không hoạt động như bình thường.
- Vết thương chậm lành: Nếu cơ chế chữa lành tự nhiên của cơ thể không đạt hiệu quả thì đó cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo khả năng miễn dịch bị suy yếu.
- Bị nhiễm trùng thường xuyên: Nếu hệ thống miễn dịch không có khả năng chống lại vi khuẩn, virus và các tác nhân độc hại bên ngoài, cơ thể có thể phải đối mặt với nhiễm trùng thường xuyên.
- Luôn cảm thấy mệt mỏi: Bạn luôn cảm thấy kiệt sức có thể là do khả năng miễn dịch kém.
Chuyên gia khuyên cần có lối sống lành mạnh để giữ cho hệ thống miễn dịch luôn khỏe mạnh tự nhiên. (Ảnh minh họa)
Biện pháp tăng cường sức khỏe
Các chuyên gia khuyến nghị bạn nên thực hiện những điều sau đây:
- Có lối sống lành mạnh để giữ cho hệ thống miễn dịch luôn khỏe mạnh một cách tự nhiên.
- Hãy quan tâm đến cách ăn uống; cố gắng có một chế độ ăn uống cân bằng. Chế độ ăn uống cân bằng và phong phú phải bao gồm tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết, như vitamin A, vitamin C, vitamin B và các chất dinh dưỡng vi lượng, đa lượng khác.
- Ngủ đủ 8 tiếng, vì khi chúng ta ngủ, cơ thể sẽ phục hồi năng lượng và sửa chữa các tế bào bị tổn thương.
- Tập thể dục thường xuyên vì nó không chỉ tăng cường miễn dịch và giúp duy trì cân nặng hợp lý, mà còn tạo ra các hormone hạnh phúc trong cơ thể, giúp nâng cao tâm trạng và hỗ trợ chống lại căng thẳng.
- Thường xuyên rửa tay. Vi trùng xâm nhập vào cơ thể hầu hết từ bàn tay không sạch sẽ.
- Thực hành chánh niệm và lòng biết ơn để giảm thiểu căng thẳng.
- Nói không với hút thuốc lá vì nó làm tổn hại đến sự cân bằng của hệ thống miễn dịch. Điều này làm tăng nguy cơ mắc một số rối loạn miễn dịch và tự miễn dịch.
Những thách thức trong việc điều trị người bị hội chứng COVID kéo dài Hội chứng COVID kéo dài (Long COVID) mà các các nhà nghiên cứu gọi là Di chứng sau nhiễm trùng SARS-CoV-2 (PASC) được ghi nhận ở giai đoạn bình phục của nhiều bệnh nhân sau khi mắc COVID-19. Nhưng việc điều trị cho người mắc hội chứng này đang gặp khó khăn gấp bội khi những nghiên cứu, dữ liệu về nguyên nhân...