Hội chứng Aphantasia: Lý do tại sao nhiều người không có khả năng tưởng tượng
Aphantasia là một hội chứng kỳ lạ khiến con người không thể tưởng tượng được bất kỳ hình ảnh nào trong não bộ, kể cả khuôn mặt người thân.
Hầu hết mọi người đều không gặp mấy khó khăn khi tưởng tượng lại một hình ảnh trong quá khứ, nhất là với những hình ảnh đã quá quen thuộc như khuôn mặt người thân, bạn bè…
Điều có thể bạn không biết là không phải ai cũng có được khả năng đó. Vẫn có những người trên thế giới mắc phải hội chứng Aphantasia – hội chứng không thể tưởng tượng.
Hội chứng aphantasia sẽ khiến 1 người không thể tưởng tượng ra bất kỳ hình ảnh nào trong đầu. Chẳng hạn như tưởng tượng ra một quả táo, người bình thường nhắm mắt lại cũng có thể thấy, thậm chí còn tưởng tượng ra màu sắc của nó.
Video đang HOT
Nhưng những người mắc chứng Aphantasia thì không, những gì có trong đầu họ chỉ là từ ngữ vang lên. Tuy nhiên, việc xác định một người có bị aphantasia hay không là rất khó. Một người chẳng thể biết người còn lại đang tưởng tượng thấy cái gì, và ngược lại. Không có cách đối chiếu trực quan nào đối với việc mô tả lại những tưởng tượng trong đầu cả.
Ross Blake, một trong những người sáng tạo ra Firefox, đã mắc hội chứng này. Ông nhận ra trải nghiệm thị giác của mình không giống mọi người sau khi đọc một bài báo về một người đàn ông mất đi khả năng tưởng tượng sau khi phẫu thuật.
Như Blake mô tả, ông có thể ngẫm nghĩ được về “khái niệm” của một bãi biển như có cát, nước và nhiều hoạt động trên bãi biển. Nhưng Blake không thể gợi hình ảnh bãi biển ông đã từng đến, cũng không thể tưởng tượng ra một bãi biển. Giống như Blake, nhiều người không hề biết rằng mình mắc phải hội chứng không thể tưởng tượng hình ảnh – điều mà ai cũng làm được.
Để kiểm tra xem ai đó có mắc Aphantasia hay không, các chuyên gia sử dụng thí nghiệm “binocular rivalry” (hai mắt đối đầu). Đối tượng thí nghiệm sẽ được đeo một cặp kính 3D, một bên mắt có vòng tròn xanh và đường gạch ngang; một bên có vòng tròn đỏ với đường sọc dọc.
Trước khi đeo kính, đối tượng được yêu cầu tưởng tượng ra một vòng tròn đỏ hoặc xanh. Nếu như họ thực sự tưởng tượng được hình ảnh, khi đeo kính, màu sắc họ tưởng tượng ra sẽ chiếm ưu thế. Những người mắc Aphantasia, hiệu ứng thị giác từ cặp kính sẽ không ảnh hưởng họ.
Với tỉ lệ 1:50, nhiều người đã mắc Aphantasia mà không biết, cho thấy hội chứng này phổ biến hơn ta tưởng. Có nghĩa là khoảng 140 triệu người không thể tưởng tượng được hình ảnh.
Hội chứng này tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng lại mang đến nhiều khó khăn cho những người mắc chúng, đặc biệt là người làm việc trong lĩnh vực thiết kế, đồ họa…
Theo Nhịp Sống Việt
Các chuyên gia Mỹ bác bỏ thuyết âm mưu về nguồn gốc COVID-19
Nhà dịch tễ học hàng đầu của Mỹ nhận định rằng chủng mới của virus corona "truyền tự nhiên từ động vật sang người" chứ không phải được tạo ra trong một số nghiên cứu vũ khí sinh học."
Xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm tại phòng thí nghiệm ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. (Ảnh: THX/TTXVN)
Theo Tân Hoa xã, Nhà dịch tễ học hàng đầu của Mỹ tại Đại học California, Berkeley (UC Berkeley), ông Arthur Reingold nhận định rằng chủng mới của virus corona (COVID-19) "truyền tự nhiên từ động vật sang người" chứ không phải được tạo ra trong một số nghiên cứu vũ khí sinh học," bác bỏ thuyết âm mưu về nguồn gốc cuat virus này để ủng hộ các chuyên gia y tế Trung Quốc.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn gần đây, ông Reingold nhấn mạnh: "Tôi bác bỏ lý thuyết đó. Dựa trên những gì chúng tôi biết, nhiều khả năng đó là thứ bắt nguồn từ động vật và sau đó lây truyền sang người, giống như trường hợp SARS (Hội chứng viêm đường hô hấp cấp) và MERS (Hội chứng hô hấp Trung Đông). Tôi thực sự không nghĩ rằng virus (nCoV) được tạo ra trong một số nghiên cứu vũ khí sinh học. Tôi nghĩ rằng nó truyền tự nhiên từ động vật sang người."
Ông William Schaffner, Giám đốc y tế thuộc Quỹ quốc gia về bệnh truyền nhiễm, một tổ chức có trụ sở tại Washington, cũng có ý kiến tương tự.
Kể từ khi bùng phát nCoV gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ( COVID-19), một số chính trị gia Mỹ đã lan truyền tin đồn về virus này.
Thượng nghị sỹ Tom Cotton gần đây cho rằng nCoV có thể đã được tạo ra trong phòng thí nghiệm sinh học ở Trung Quốc./.
Theo vietnamplus.vn
Thường xuyên sử dụng điện thoại vào ban đêm làm tăng nguy cơ ung thư vú Kéo dài việc sử dụng điện thoại vào ban đêm và ảnh hưởng của nó đến chu kỳ giấc ngủ đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ ung thư vú và tuyến tiền liệt. Đôi mắt là quan trọng nhất trong số các cơ quan cảm giác. 80% những gì chúng ta hiểu là qua đôi mắt. Đôi mắt có nhiều...