Học trò nhắn tin, gọi điện xin điểm, thầy cô phải làm sao?
Tình trạng xin điểm, nâng điểm ở nhiều trường học vẫn xảy ra. Điều này đã làm sai lệch kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, đã làm mất công bằng trong giáo dục.
Chúng ta đang tranh luận khá sôi nổi về đề tài “Dạy thật- Học thật” trong giáo dục để tìm ra nguyên nhân và đề ra giải pháp khắc phục triệt để tình trạng trên nhằm trả lại sự trong sạch cần phải có cho ngành giáo dục.
Mùa thi cũng là mùa nhiều người xin điểm (Ảnh minh họa VTV)
Góp phần làm cho tình trạng “học chưa thật” sinh sôi nảy nở trong giáo dục đầu tiên phải kể đến căn bệnh ngụy thành tích. Một căn bệnh được ví như ung nhọt, căn bệnh nan y trầm kha khó chữa mà điều đáng buồn, đáng lo ngại nhất là căn bệnh này đã ăn sâu, bén rễ vào một bộ phận con trẻ của chúng ta.
Cũng cần nói thêm rằng, chúng tôi chỉ nêu một vài trường hợp làm ví dụ, còn trong thực tế hiện có khá nhiều.
Cũng vì một số lý do nên xin được đổi tên nhân vật và không nêu tên trường học cụ thể.
Thông qua bài viết, chúng tôi sẽ cho bạn đọc biết thêm một góc nhìn khác về “Học thật” của một số học sinh hiện nay.
Xưa, cha mẹ xin điểm
Chuyện xin điểm cho học sinh đã có từ rất lâu trong giáo dục. Có vô vàn lý do để người ta muốn thay đổi kết quả học tập.
Video đang HOT
Xin điểm để được lên lớp, xin điểm để đạt được học sinh khá, giỏi, xin để lấy cơ sở xét tuyển vào các trường mong muốn, xin điểm để có điểm cao lợi thế vào xét tuyển tốt nghiệp, xét tuyển vào các ngành nghề…
Hay chỉ đơn giản, xin điểm vì thấy tội con chỉ tiếu có 0.1 mà rớt học sinh giỏi.
Tuy nhiên, phần đông là chính phụ huynh làm việc này, cũng đã có một số thầy cô giáo vì những mối quan hệ đã đứng ra xin điểm cho học sinh.
Thế nhưng hiện nay, tình trạng xin điểm vẫn diễn ra nhưng người đi xin không còn là phụ huynh hay một số giáo viên mà chính những em học sinh tự đi xin điểm cho mình.
Hiện nay, học sinh trực tiếp đi xin điểm
Một đồng nghiệp của chúng tôi dạy tại một trường trung học cơ sở than rằng, mấy hôm nay đau đầu vì những tin nhắn, những cuộc gọi xin điểm của học sinh.
Chỉ trả lời, giải thích vì sao không thể cho điểm cũng khiến cho bản thân thấy bực mình và thất vọng.
Ai đời học trò thời nay mà dám công khai đặt vấn đề xin điểm thẳng với giáo viên, khi không được đáp ứng, còn trả treo với thầy cô giáo của mình.
Thầy giáo Mạnh cho biết: Có em xin điểm chỉ đơn giản là sợ điểm thấp bị ba, mẹ la nên sợ.
Khi hỏi rốt cuộc, có đáp ứng nguyện vọng của chúng nó không, thầy Mạnh cho biết mình cương quyết không cho điểm và nói rằng: giờ học của thầy, con toàn nằm ngủ hoặc đem sách vở môn khác ra học, giờ xin điểm làm gì nữa? Nó thật sự quan trọng với con thì con đã học rồi.
Cậu học sinh ấy sau hồi năn nỉ thầy không được, đã buông lời rằng môn học của thầy chỉ là môn phụ, làm gì mà kinh thế?
Khác với cậu học sinh lớp 8 tên Trung, cô bé Lan học sinh lớp 9 lại có cách xin điểm độc đáo hơn. Lan đã nhờ chị gái kết nối với con gái của cô giáo dạy Sử của mình nhờ xin điểm từ 6.4 lên 6.5 để đạt học sinh giỏi.
Lan nói, chỉ vì thiếu 0.1 mà tuột danh hiệu học sinh giỏi sẽ bị mẹ la mắng nên quyết định đi xin điểm.
Cho điểm có là nhân đạo với các em?
Một số giáo viên đã cương quyết nói không với tình trạng xin điểm. Tuy nhiên, vẫn có những thầy cô lại nói rằng, nếu thiếu điểm nhiều thì cương quyết không cho điểm, nhưng với những em chỉ thiếu 0.1 mà không cho các em thêm điểm sẽ rất tội.
Có người còn khẳng định, cho điểm trong những trường hợp này là nhân đạo với học sinh. Tuy nhiên lại không nghĩ rằng, vì cách nâng khống điểm dù chỉ 0.1 thì những em học hành làng nhàng nhờ xin điểmlại có kết quả tốt hơn những học sinh học bằng năng lực, bằng sự nỗ lực thật sự của bản thân.
Và, vì những suy nghĩ như thế này nên tình trạng xin điểm, nâng điểm vào cuối mỗi học kỳ hay cuối năm vẫn luôn xảy ra. Điều này đã làm sai lệch kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, đã làm mất công bằng trong giáo dục.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện câu chuyện, góc nhìn của tác giả.
Bằng tốt nghiệp và Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời THCS: Mỗi người học chỉ được cấp 01 bản
Những lưu ý về công tác xét tốt nghiệp THCS năm học 2020-2021 đã được Sở GD&ĐT Hà Nội truyền đạt đến các Phòng GD&ĐT, Cơ sở giáo dục (CSGD) trên địa bàn TP tại Hội nghị hướng dẫn công tác tuyển sinh diễn ra sáng nay (16/4).
Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu Phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã chỉ đạo các CSGD có học sinh lớp 9 học theo chương trình THCS hoặc học viên học theo chương trình GDTX THCS (gọi chung là người học) trên địa bàn đều phải hoàn thành nhiệm vụ dạy học theo đúng kế hoạch năm học do Bộ GD&ĐT quy định.
Hoàn thành đúng thời gian và đảm bảo chính xác việc đánh giá, xếp loại học sinh; cập nhật đầy đủ kết quả rèn luyện và học tập của học sinh vào số gọi tên và ghi điểm, học bạ.
Tổ chức tốt công tác kiểm tra học kỳ II để hoàn thành việc đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh lớp 9 trước ngày 10/5/2021.
Mỗi người học được cấp 3 bản sao Bằng tốt nghiệp THCS nếu có nhu cầu
Thời gian xét công nhận tốt nghiệp THCS đối với các CSGD là từ ngày 10/5 đến ngày 17/5. Các phòng GD&ĐT hoàn thành việc duyệt Danh sách công nhận tốt nghiệp THCS của các CSGD để các CSGD phải cấp xong Giấy chứng nhận tốt nghiệp THCS tạm thời cho người học được công nhận tốt nghiệp THCS trước 28/5/2021, phục vụ công tác tuyển sinh.
Sở GD&ĐT quy định về các nhóm đối tượng và điều kiện được nhận chính sách ưu tiên, khuyến khích. Cụ thể là, đối với người học bị tàn tật, khuyết tật, kém phát triển về thể lực và trí tuệ, bị nhiễm chất độc hoá học thì phải có giấy của Giám đốc Bệnh viện hoặc trung tâm y tế cấp quận, huyện, thị xã xác nhận sức khoẻ có ảnh hưởng đến khả năng học tập.
Đối với người học mồ côi không nơi nương tựa, trong diện quy định hộ đói nghèo của Nhà nước thì phải có giấy xác nhận của UBND cấp phường, xã.
Đặc biệt, năm học 2020-2021, Thủ trưởng CSGD cấp cho mỗi người học được công nhận tốt nghiệp THCS 01 bản Giấy chứng nhận tốt nghiệp THCS tạm thời, không thu phí.
Trưởng phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã cấp cho mỗi người học được công nhận tốt nghiệp THCS 01 Bằng tốt nghiệp THCS. Bản sao Bằng tốt nghiệp THCS được cấp cùng với Bằng tốt nghiệp THCS, tối đa mỗi người học được công nhận tốt nghiệp THCS 3 bản (nếu có nhu cầu).
Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đề nghị mỗi Phòng GD&ĐT chuẩn bị máy tính, máy in đảm bảo in được phôi bằng giấy dày, có ép nhựa.
Câu chuyện giáo dục: Nước mắt học trò Đã lâu lắm rồi tôi mới thấy nước mắt của một cậu học trò tại lớp học liên quan đến kết quả học tập. Con gái ôm mẹ khóc sau khi thi môn toán vào lớp 10 tại TP.HCM năm học 2020-2021 (Ảnh minh họa) - THÚY HẰNG Những giọt nước mắt mang nhiều nỗi niềm tâm sự của cả trò và thầy....