Học trò bên hồ Trị An chật vật học online
Nhà nghèo, ở sâu trong rừng không có điện, mạng internet, nhiều học sinh huyện Vĩnh Cửu chật vật tìm con chữ trong thời gian giãn cách xã hội.
Trường THCS Mã Đà nằm trong xã vùng sâu với những cánh rừng nguyên sinh bên lòng hồ thuỷ điện Trị An. Ngày ngày, học sinh phải vượt gần 20 km đường rừng mới đến được trường.
Covid-19 bùng phát, việc học trên truyền hình và online khiến việc “tìm kiếm con chữ” của các em gian nan hơn. Phần lớn học sinh của trường là con em các gia đình nghèo và cận nghèo, sống lênh đênh trên những làng bè. Việc thiếu trang thiết bị học online là nỗi trăn trở của chính quyền và các thầy cô giáo.
Trần Văn Khá, học sinh lớp 5/2 là một trong những học sinh hàng ngày vẫn phải học qua chiếc điện thoại cũ của cha. Em mồ côi mẹ từ nhỏ, cha làm nghề chài lưới với thu nhập bấp bênh. Gia đình chỉ có một điện thoại nhưng chủ yếu để phục vụ công việc của cha, vì thế những buổi học online ngày được, ngày mất, buộc giáo viên chủ nhiệm hai ngày một lần đến nhà em giao bài, kiểm tra và hướng dẫn học.
Cô Nguyễn Thanh Tuyền, hiệu trưởng Trường THCS Mã Đà cho biết, Khá là học sinh chăm ngoan, gia đình khó khăn nhưng học lực của em luôn đạt kết quả tốt. “Trước hoàn cảnh của em, bước vào năm học mới, nhà trường đã phân công giáo viên chủ nhiệm quan tâm, chú ý đến trong việc giao bài và kiểm tra việc học tập của em kỹ lưỡng hơn”, cô Tuyền nói.
Cô Tuyền cho biết toàn trường có 985 học sinh, tuy nhiên chỉ có 347 em được học qua phần mềm trực tuyến (chiếm 35%). Trường THCS Mã Đà có 2 phân hiệu lẻ nằm sâu trong rừng, bên cạnh hồ Trị An không điện lưới, không sóng điện thoại… Trong khi đó, đa phần các em ở làng bè, bố mẹ mù chữ cũng nhiều nên việc hướng dẫn các em học online cũng không đạt kết quả như mong đợi.
Em Khá ôn bài tại nhà. Ảnh: Thanh Tuyền
Video đang HOT
Bàu Phụng là điểm trường xa nhất huyện Vĩnh Cửu khi cách trung tâm huyện lỵ chừng 40 km. Trường có nhiều học sinh là con em làng bè sống lênh đênh trên lòng hồ Trị An.
Nguyễn Hồng Ngọc, học sinh lớp 5C trường Tiểu học Bàu Phụng, xã Phú Lý là một trong những học sinh gặp khó khăn trong việc tiếp cận học online vì không có thiết bị. Gia đình nghèo, đông anh chị em, ba mẹ làm nghề tự do, thu nhập bấp bênh. Do ảnh hưởng của Covid-19, cuộc sống gia đình em càng thêm vất vả.
Cô Phạm Thị Hồi, Hiệu trưởng trường Tiểu học Bàu Phụng cho biết nhà trường có khoảng 50 em không có trang thiết bị để học online. “Việc học trực tuyến có thiết bị còn khó khăn tiếp thu bài, các em không có càng khó khăn hơn nên giáo viên phải soạn bài ra giấy để hướng dẫn các em tự học ở nhà”, cô Hồi nói.
Những ngày này khi phụ huynh còn ở nhà cách ly xã hội các em còn có điện thoại để học, đến khi nới lỏng giãn cách thì tỷ lệ không có thiết bị học tập càng tăng khi phụ huynh phải đi làm. “Việc học online cũng không đồng đều do nhiều gia đình chỉ có một điện thoại mà đông anh chị em nên phải nhường nhau học”, cô Hồi cho biết.
Không chỉ những vùng quê xa xôi hẻo lánh trong rừng sâu thiếu thiết bị dạy học, nhiều con em công nhân ở ngay trung tâm công nghiệp cũng gặp khó khăn tương tự.
Cô giáo Đỗ Thị Thuỵ Khanh, giáo viên chủ nhiệm lớp 5/3, Trường Tiểu học Phước An, huyện Nhơn Trạch cứ hai ngày một lần phải đến chuyển “bài tập” cho em Võ Anh Kiệt để nắm kịp bài với các bạn cùng lớp. Căn phòng trọ ọc ẹp rộng chừng 12 m2 của ba mẹ con em Kiệt thiếu thốn, nay nỗi lo thêm oằn gánh trên vai nữ công nhân khi phải kiếm tiền mua thiết bị học online cho con.
“Với 44 em thì lớp chỉ có khoảng 5 học sinh có máy tính để học, còn lại chủ yếu học qua điện thoại của phụ huynh. Một số em không có thiết bị thì việc tiếp thu bài sẽ chậm hơn, việc đưa bài tập và hướng dẫn các em học ở nhà cũng chỉ là giải pháp tạm thời”, cô Khanh cho biết.
Theo Sở Giáo dục đào tạo Đồng Nai, tỉnh đang triển khai song song việc học qua truyền hình và online trực tuyến với học sinh trong toàn tỉnh. Theo khảo sát mới nhất, hiện có khoảng 90% học sinh tiếp cận được việc học online. Trong đó cấp THPT chiếm gần 100%, bậc THCS 96% và bậc Tiểu học chiếm 84%. UBND tỉnh Đồng Nai đang triển khai nhiều giải pháp nhằm kêu gọi, hỗ trợ thiết bị và “sóng internet” giúp cho các hoàn cảnh khó khăn có thiết bị để theo học.
Khi lớp học là những ô vuông vô cảm
Có những giờ học online, cả lớp (bao gồm cả giáo viên) tắt camera. Giao diện lớp học khi đó chỉ là những ô vuông đơn sắc vô cảm và chỉ còn tiếng giảng đều đều của giáo viên.
Một buổi học online mà tất cả lớp, ngay cả thầy giáo, cũng tắt camera - Ảnh: ĐỖ DƯƠNG
Con trai tôi đang học lớp 9 tại một trường THCS ở TP.HCM. Quan sát những buổi học trực tuyến của con, tôi thấy có một điểm chưa hợp lý: hầu như cả lớp đều tắt camera của thiết bị đang dùng kết nối với lớp học (laptop, máy tính bảng, điện thoại...).
Không bắt buộc
Khi tôi hỏi vì sao không bật camera, con nói "ngại vì không ai bật cả"! Tôi nhắn tin hỏi thêm thầy giáo chủ nhiệm, thầy giải thích hiện tại nhà trường không bắt buộc học sinh phải bật camera, dù giáo viên luôn khuyến khích học sinh làm việc này nhưng các em nêu nhiều lý do để không bật như mạng yếu, điện thoại cũ, không có phòng riêng...
Vì chỉ là một lựa chọn "được khuyến khích" nên có lẽ một phần do tâm lý ngại ngùng chưa quen của một số em và do lựa chọn "tắt" chiếm số đông nên nhóm thiểu số dù không ngại bật camera cũng cảm thấy việc "hiện hình" trở thành "khác thường" so với các bạn cùng lớp.
Và kết quả là gần như các giờ học đều chỉ nghe thấy lời giảng của giáo viên và vài câu trả lời của học trò khi phát biểu. Lâu lâu tôi lại nghe thấy tiếng giáo viên nhắc tên em nào đó vài lần vì cô gọi mà không đáp lời, sau đó mới biết em ấy đã thoát khỏi lớp sau khi điểm danh từ lúc nào và không rõ vì sao.
Theo nhà nhân chủng học người Mỹ Edward T. Hall, trong giao tiếp bình thường, ngôn ngữ cơ thể (như giọng điệu, nụ cười, âm lượng, vẻ mặt, tư thế...), hay còn gọi là "ngôn ngữ im lặng", có thể chiếm tới gần 3/4 nội dung trao đổi thực tế.
Nhưng ở thời đại con người chủ yếu liên lạc, trao đổi với nhau qua mạng Internet như hiện nay, "ngôn ngữ im lặng" đó bị triệt tiêu khá nhiều trong các trao đổi online. Nhưng nói thế không có nghĩa những điều này không còn ý nghĩa.
Nghiêm túc hơn khi có camera
Tâm lý con người nhìn chung giống nhau: khi biết trạng thái hoạt động của mình đang được quan sát (hoặc từ người khác hoặc trên camera), tất cả đều sẽ nghiêm túc và chỉn chu hơn, từ trang phục, tác phong cho tới thái độ. Do đó, việc bật camera trong giờ học trở thành điều kiện tất yếu khiến trẻ có tâm lý nghiêm túc không khác nhiều so với khi ngồi trong lớp học thực tế. Trước camera, dù đang học trực tuyến ở nhà, người học cũng không thể nằm bò ra mặt bàn, ngủ gật hay một tay bấm chuột một tay bốc đồ ăn vặt, hay thậm chí lăn ra giường nằm nghỉ một lát...
Không phải vô lý khi ai đó bảo việc tắt camera khiến việc học trực tuyến trở nên lý tưởng đối với học sinh và cả những giáo viên lười, bởi vì camera không chỉ là cách khiến người học cần nghiêm túc, tập trung mà cũng buộc giáo viên phải có sự chỉn chu tương tự.
Ngoài việc giúp tăng cường tập trung cho cả giáo viên và người học, việc bật camera khi học trực tuyến cũng sẽ giúp các tương tác qua "ngôn ngữ im lặng" như đã nói ở trên được duy trì ở mức tối thiểu, qua đó tạo sự gắn kết tự nhiên giữa các thành viên trong lớp cũng như giữa học trò và thầy cô giáo.
Hiện một số trường đã có những điều chỉnh về thời gian tiết học từ 45 phút xuống còn 30 phút để giảm bớt áp lực căng thẳng khi học online cho học sinh. Do đó, việc yêu cầu người học phải tập trung trong một khoảng thời gian như vậy cũng không quá nặng nề.
Nên có quy định bắt buộc bật camera
Các trường nên có một quy định cụ thể (có thể là bắt buộc) về việc bật camera trong giờ học online vì điều này sẽ tạo tâm lý nghiêm túc cần có cho một buổi học mà có lẽ nhiều phụ huynh mong muốn, trong bối cảnh phương thức học này có thể sẽ kéo dài chứ không chỉ là tình thế ngày một ngày hai. Dù học online thì vẫn phải là học ra học, chơi ra chơi.
Học online: "Dở khóc dở cười" vì bố mẹ khiến con nói ngọng Mình là người Huế, vợ là người Hải Dương, con đang là học sinh lớp 2 ở một trường tiểu học Hà Nội. Từ khi con phải học online, muôn vàn những nỗi khổ dạy con, đặc biệt là chuyện đọc viết chính tả. ảnh minh họa Có ai gặp tình cảnh "trớ trêu" khi dạy con như vợ chồng mình hay không...