Học sinh Việt Nam giành 2 Huy chương Vàng Olympic Toán học và Khoa học quốc tế năm 2021
2 Huy chương Vàng Olympic Toán học và Khoa học quốc tế lần thứ 17 (IMSO 2021) của thí sinh Việt Nam thuộc về Trường THCS Giảng Võ (Ba Đình, Hà Nội) và khối THCS Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam.
Kỳ thi Olympic Toán và Khoa học quốc tế lần thứ 17 (IMSO 2021) đã kết thúc tốt đẹp với lễ bế mạc và trao giải được tổ chức tại Indonesia lúc 19h ngày 24-1 (giờ Việt Nam) theo hình thức trực tuyến. Năm 2021, đội tuyển Việt Nam dự thi IMSO gồm 24 thí sinh, tất cả đều là học sinh lớp 6 của Hà Nội.
12 học sinh dự thi môn Toán đến từ các trường: THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam (2 học sinh), THCS Giảng Võ (1 học sinh), THCS Trưng Vương (1 học sinh), THCS Ngô Sĩ Liên (1 học sinh), THCS Nguyễn Trường Tộ, quận Đống Đa (1 học sinh), Trường liên cấp Ngôi Sao (1 học sinh), Trường liên cấp Archimedes (2 học sinh), Trường liên cấp Newton (2 học sinh), THCS Cầu Giấy (1 học sinh).
12 học sinh dự thi môn Khoa học đến từ các trường: THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam (2 học sinh), THCS Cầu Giấy (1 học sinh), THCS Đoàn Thị điểm (1 học sinh), Nguyễn Siêu (1 học sinh), THCS Giảng Võ (1 học sinh), THCS CLC Thanh Xuân (1 học sinh), Newton (2 học sinh), Ngôi Sao Hà Nội (1 học sinh), Archimedes (1 học sinh), THCS Trưng Vương (1 học sinh).
Sau 3 ngày thi, đoàn Việt Nam xuất sắc mang về 2 Huy chương Vàng môn Toán học của Nguyễn Tùng Lâm – Trường THCS Giảng Võ và Hà Mạnh Hùng – Trường THPT chuyên Hà Nội -Amsterdam. Đặc biệt, Nguyễn Tùng Lâm còn là thí sinh giành điểm cao nhất bài thi Khám phá của môn Toán học trong Kỳ thi.
Ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội và em Nguyễn Tùng Lâm – học sinh Trường THCS Giảng Võ – thí sinh giành điểm cao nhất bài thi Khám phá của môn Toán học trong Kỳ thi (Ảnh: Moet.gov.vn)
Cũng ở môn Toán, học sinh Việt Nam còn giành được 5 Huy chương Bạc, 4 Huy chương Đồng. Với môn Khoa học, đoàn học sinh Việt Nam giành 5 Huy chương Bạc và 4 Huy chương Đồng.
Kỳ thi IMSO 2021 diễn ra trong 4 ngày, từ 21-1 đến 24-1, do Indonesia làm chủ nhà. Vì dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thí sinh dự thi IMSO 2021 thi ngay tại quốc gia mình vào cùng một khung giờ, được truyền hình trực tiếp tại tất cả các nước. Số nước tham dự năm nay cũng giảm, chỉ còn 15 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tại Việt Nam, Trường THCS Giảng Võ (quận Ba Đình, Hà Nội) được chọn làm địa điểm cho các thí sinh dự thi. Hội đồng coi thi, in sao đề thi, chấm thi IMSO 2021 tại Việt Nam được thành lập theo quyết định của Sở GD&ĐT Hà Nội.
Các học sinh Việt Nam trongg đội tuyển môn Toán học (Ảnh: Moet.gov.vn)
Kỳ thi Olympic Toán học và Khoa học quốc tế dành cho học sinh tiểu học dưới 13 tuổi được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2003. Từ đó đến nay, kỳ thi đã được tổ chức luân phiên tại các quốc gia đăng cai và trở thành một sân chơi quốc tế rất có uy tín đối với học sinh và giáo viên.
Đừng coi Giáo dục công dân là môn phụ
Nếu nói một môn học là chính hay phụ nó tùy thuộc quan điểm của từng người, nhưng có rất nhiều người đã khẳng định đây không phải là môn phụ, là môn rất đáng học.
Video đang HOT
"Cuộc sống con người ta có những ngã rẽ khá bất ngờ, ngày xưa tôi không nghĩ mình sẽ theo nghề giáo nhưng khi học cấp 3 thì thầy hiệu trưởng và một cô giáo dạy môn Giáo dục công dân trong trường đã khiến tôi cảm phục.
Cách sống của các thầy cô, cách truyền đạt kiến thức đã cuốn hút tôi rất nhiều và điều đó đã thôi thúc tôi theo đuổi môn này, đến khi làm hồ sơ thi đại học là tự nhiên đánh dấu vào ô Giáo dục công dân.
Nhiều người cũng hỏi tôi tại sao không chọn Toán, Văn...? Cứ như vậy học xong ra trường đi dạy và gắn bó với bộ môn này cho đến nay đã được 20 năm".
Thầy Trần Văn Năng - Giáo viên dạy môn Giáo dục công dân Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam, đã cho biết như vậy khi trò chuyện với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.
Thầy Năng chia sẻ: "Xác định đã gắn với nghề nghiệp của mình rồi thì hãy sống vì đam mê và bản thân tự nhận thấy tôi rất say nghề". Ảnh: Tùng Dương.
Theo thầy Năng: "Mẹ tôi cũng là giáo viên nên có lẽ nghề nghiệp đã chọn tôi, ra trường với một bầu nhiệt huyết mong được cống hiến. Thời điểm đó các thầy cô dạy môn Giáo dục công dân hầu hết đều nhiều tuổi nhưng khi đó tôi vào nghề lại trẻ quá nên có phần hơi e ngại.
Buổi dạy đầu tiên, tôi bước vào lớp với thái độ khá nghiêm túc nên các em học sinh có phần e ngại, nhưng sau đó cách tôi tiếp xúc, giảng dạy đã khiến cho học sinh cảm thấy rất gần gũi.
Tôi truyền đạt kiến thức trong sách giáo khoa, nhưng vận dụng thêm kiến thức thực tế khiến cho các em rất thích và rất muốn nghe, nhờ đó mà tiết học không còn khô cứng.
Đặc thù của môn Giáo dục công dân ở các lớp 10 - 11 - 12 khác nhau về nội dung chương trình, chính vì vậy trước đây rất nhiều học sinh và thầy cô cho rằng đó là môn phụ không cần thiết, nhiều em không quan tâm. Định kiến đó đã tạo nên một rào cản vô hình, nhưng khi đi dạy tôi đã thay đổi hoàn toàn những suy nghĩ đó.
Ngoài kiến thức trong sách giáo khoa, tôi mở rộng gắn liền với thực tế cuộc sống, với những câu chuyện, những dẫn chứng mang tính thời sự sẽ thuyết phục được học sinh. Chính vì thế đại đa số học sinh rất thích những giờ tôi giảng, đó cũng là niềm hạnh phúc của nghề.
Khi lên lớp tôi ứng dụng rất nhiều Công nghệ thông tin để đưa vào bài giảng, đặc biệt là PowerPoint, những clip ngắn hoặc cho học sinh nghe những câu chuyện...liên quan đến chủ đề của bài học.
Ví dụ bài học nói về quá trình phát triển, tôi cho học sinh xem clip về sự tiến hóa của con người, hoặc quá trình phát triển từ hạt trở thành mầm rồi đến một cây trưởng thành. Đó là quá trình phát triển.
Hoặc quá trình thay đổi xã hội loài người thì có thể dùng clip chạy qua các giai đoạn từ nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản, xã hội chủ nghĩa...
Rất nhiều clip liên quan đến nội dung bài học mà tôi phải nghiên cứu, sưu tầm đề làm sao cho sát và dễ hiểu nhất, sau đó biên tập lại đưa vào bài giảng. Những tiết học như vậy học sinh rất nhớ kiến thức.
Các em thích những thứ mới lạ, không phải là đọc chép. File Slide, PowerPoint...với những kiến thức cơ bản khi trình chiếu lên các em nhìn thấy và có thể ghi chép theo ý của mình, hơn nữa có những minh họa bằng hình ảnh, âm thanh làm cho học sinh dễ nhớ hơn, cuốn hút, không nhàm chán.
Một cách nữa tôi hay vận dụng là học sinh sẽ chuẩn bị một nội dung được giao, sau khi tự tìm hiểu và các con sẽ đứng lên nói về nơi đó, sự việc đó rồi cả lớp cùng tranh luận. Như vậy sự hứng thú trong học tập gây ra nhiều tranh luận khiến các con rất thoải mái".
Thầy Năng luôn hết lòng với học sinh trong từng tiết học. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Thầy Năng cho biết: "Một số bài học giúp học sinh rèn luyện đức tính như: Liêm khiết, chí công vô tư hoặc sáng tạo, năng động...Thông qua những bài học đó nhóm giáo viên dạy Giáo dục công dân luôn lồng ghép các chương trình, hướng các con tới những hình vi đạo đức để cư xử làm sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh.
Với học kỳ 2 lớp 10 có thêm một số phạm trù cơ bản về Đạo đức học như: Nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự, hạnh phúc, tình yêu, hôn nhân, gia đình, tự hoàn thiện bản thân, nhân nghĩa...
Trong các tiết học đó chúng tôi đều lồng ghép, đưa vào những nội dung cần chuyển tải, dạy cho học sinh cách ứng xử. Ví dụ về liêm sỉ, thế nào là tự trọng, là tự ái, thế nào là thực hiện nghĩ vụ công dân.
Đặc biệt là trách nhiệm công dân vì Trường Ams số lượng học sinh giỏi rất nhiều, các con có thể đi du học nước ngoài nhưng cũng rất cần các con có trách nhiệm đóng góp chất xám cho đất nước.
Vậy nên chúng tôi nhấn mạnh vào nghĩa vụ. Cái nghĩa vụ nhỏ nhất các con phải thực hiện trong gia đình, nghĩa vụ của học sinh, nghĩa vụ với đất nước. Chúng tôi chẻ nhỏ từng phạm trù một để dạy học sinh được chi tiết, cặn kẽ dễ hiểu hơn.
Đôi khi có học sinh cảm nhận được những điều chưa ai nói với các con, nhưng ở trường sẽ biết được những điều đó như thế nào. Hoặc thậm chí là đạo đức, các em cứ nghĩ đơn giản là sống tốt nhưng điều đó vẫn chưa đủ mà phải để các em hiểu được đó là những quy tắc chuẩn mực trong xã hội mà con người đặt ra, mỗi người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với chuẩn mực, các con cần phải tránh hay phát huy điều gì".
Mỗi môn học đều mang lại những giá trị nhất định
Thầy Năng chia sẻ: "Trong công việc thì vui hay buồn nó hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân mình, tôi có quan niệm sống tích cực và giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất, và mỗi môn học sẽ mang lại những giá trị nhất định.
Đôi khi tôi cũng có nghe vài phụ huynh hoặc đâu có em nói đây là môn phụ không cần học, nghe vậy tôi cũng cảm thấy chạnh lòng, buồn nhưng rồi việc đó cũng thoảng qua.
Xác định đã gắn với nghề nghiệp của mình rồi thì hãy sống vì đam mê và bản thân tự nhận thấy tôi rất say nghề. Vài lần có ý định chuyển ngang nhưng cuối cùng vẫn không thể dứt ra được, có lẽ vì vậy tôi càng yêu nghề, tìm cách làm cho bộ môn của mình dạy được học sinh yêu quý hơn.
Trong suốt 20 năm qua đi dạy học có quá nhiều kỷ niệm, có lần học sinh của tôi gặp vướng mắc về mặt tâm lý mà không biết nói cùng ai, mãi sau mày khi tôi phát hiện ra và tôi đã gợi mở để em đó chia sẻ.
Thấy em đó có thái độ buồn, có những câu nói cảm thấy bất cần mang tính tiêu cực. Ban đầu học sinh không chia sẻ nên tôi đã tạo cho em đó sự tin tưởng. Sau nhưng chia sẻ và định hướng của tôi thì các em học sinh đã ổn định tâm lý, có cái nhìn tích cực hơn về gia đình và xã hội".
"Tôi truyền đạt kiến thức trong sách giáo khoa, nhưng vận dụng thêm kiến thức thực tế khiến cho các em rất thích và rất muốn nghe, nhờ đó mà tiết học không còn khô cứng". Ảnh: Nhân vật cung cấp.
"Đôi khi tôi cũng có nghe vài phụ huynh hoặc đâu có em nói đây là môn phụ không cần học, nghe vậy tôi cũng cảm thấy chạnh lòng, buồn nhưng rồi việc đó cũng thoảng qua". Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Thầy Năng chia sẻ thêm: "Nếu để nói một môn học là chính hay phụ nó tùy thuộc vào quan điểm của từng người, nhưng có rất nhiều người đã khẳng định đây không phải là môn phụ và là môn quan trọng, rất đáng học. Nhưng điều quan trọng hơn là cách của giáo viên đối diện với vấn đề này ra sao mà thôi, có người thì dạy chưa hết mình nhưng không phải là đa số.
Nhưng với tôi thì khác, môn này cho phép tôi nói những điều mà môn khác không nói được, tôi nói được những chia sẻ với học sinh, nói về tình hình thời sự...Người ta nghĩ rằng môn Giáo dục công dân chỉ là học về đạo đức nhưng như vậy vẫn chưa hết ý.
Ở lớp 10 Giáo dục công dân chia làm hai phần, một là triết học và hai là các phạm trù đạo đức cơ bản như tôi đã nói ở trên là lương tâm, nhân phẩm, danh dự, hạnh phúc, tình yêu...
Với lớp 11 cũng có hai phần về kinh tế với sản xuất vật chất, hàng hóa tiền tệ, thị trường, quy luật giá trị, sự biến động giá cả trên thị trường, quy luật lưu thông, cạnh tranh, cung cầu, công nghiệp hóa...các thành phần kinh tế hiện nay.
Ở học kỳ 2 lớp 11 học về chính trị, nói về chủ nghĩa xã hội, nhà nước xã hội chủ nghĩa, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa...và điều này có quá nhiều kiến thức để nói.
Ngoài ra các em còn được học rất nhiều về chính sách của đất nước ta hiện nay như dân số, việc làm, môi trường, tài nguyên, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, quốc phòng an ninh...cho đến chính sách đối ngoại.
Riêng ở lớp 12 các con lại được học và tìm hiểu về pháp luật, những quyền cơ bản của công dân, về dân chủ, chính trị...của đất nước. Tất cả đều được trang bị để các con bước vào đời và đây là việc rất cần thiết và quan trọng. Dạy các con làm người.
Với chương trình mới mà Bộ Giáo dục và Đào tạo sắp ban hành thì môn học này còn hay hơn nữa, chương trình được viết theo hướng tinh gọn hướng theo xu thế phát triển của đất nước và thế giới.
Vậy nên không chỉ là đạo đức, môn Giáo dục công dân rất rộng, khi dạy giáo viên nên liên hệ với thực tế thì học sinh sẽ có những hiểu biết vô cùng lớn về các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ đó sẽ khiến học sinh yêu thích và coi trọng bộ môn này".
Trải lòng của học sinh Trường Ams đầu tiên đạt giải Nhất quốc gia môn Lịch sử Luyện trong đội tuyển Sử cũng khá vất vả, sau mỗi buổi học thì những kiến thức mà các thầy cô truyền cho em đều đọc lại rất kỹ, ngấm dần trong cả một thời gian... "Trong các môn học thì em thích nhất môn Lịch sử và từ năm lớp 9 cho đến nay em tập trung vào học môn này. Khi...