10X trường Ams giành học bổng 4,3 tỷ đồng tới Mỹ
Chuyến đi quyên góp máy tính tại quê nội Hưng Yên mang đến cho Hoàng Dương cảm hứng viết bài luận về nông thôn – thành thị. Em vừa được cấp học bổng 4,3 tỷ đồng ĐH Case Western, Mỹ.
Những năm học phổ thông, Nguyễn Hoàng Dương (sinh năm 2003), học sinh lớp 12 Tin THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa trong vai trò chủ tịch.
Nam sinh là Chủ tịch và đồng sáng lập của dự án “ The Scratch Project ” giúp hỗ trợ trang thiết bị học tập tin học gồm máy tính, wifi,… cho các học sinh vùng khó khăn; Chủ tịch dự án Old Books New Knowledge giúp học sinh các vùng khó khăn như xã Yên Hưng – Nam Định hay Tiểu học nội trú Quang Minh – Sơn La có sách vở đến trường. Dự án quyên góp được hàng nghìn cuốn sách và vở trong sáu năm thực hiện.
Em cũng là Chủ tịch một dự án khác mang tên “The Cozy Winter” giúp quyên góp quần áo ấm cho các học sinh vùng miền núi.
Nguyễn Hoàng Dương giành học bổng 4,3 tỷ đồng của ĐH Case Western ở đợt nộp hồ sơ sớm ED – (Ảnh: Lệ Thu).
Dự án quyên góp máy tính cho Trường tiểu học Yên Hưng , thuộc huyện Ý Yên, Nam Định được gây quỹ bằng cách mua sản phẩm làng nghề của nơi mình ủng hộ và đem lên thành phố bán gây quỹ để lại trong Hoàng Dương cảm xúc khó quên.
“Đây là dự án mà em đã dày công lên ý tưởng và liều mình chấp nhận rủi ro khi có thể dự án sẽ không đi đến đâu. Việc hỗ trợ trang thiết bị về tin học không hề dễ dàng vì kinh phí của chúng không hề rẻ. Bên cạnh đó, em muốn mua những bộ máy và thiết bị tốt nhất cho các em học sinh chứ không phải đồ cũ”, Dương chia sẻ.
Thật may mắn, ý tưởng bán đồ sản phẩm mỹ nghệ của làng nghề nơi đó để gây quỹ của cậu học trò đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của những người xung quanh. Trong vòng 3 tháng, nhóm của Dương đã có đủ kinh phí để có chuyến đi đầu tiên về vùng quê nghèo đó (cũng chính là quê nội em).
Hoàng Dương tại chương trình quyên góp máy tính cho Trường tiểu học Yên Hưng , thuộc huyện Ý Yên, Nam Định.
Khi lắp đặt máy tính, các bạn học sinh trẻ thể hiện niềm đam mê và hào hứng với bộ môn Tin học ngay tức khắc và điều đó làm Hoàng Dương rất phấn khởi – em đã có thể chia sẻ đam mê của mình đến với những người không có điều kiện. Đồng thời, em nhận ra rằng, các em học sinh hoàn toàn có đủ khả năng theo đuổi bộ môn này nếu có điều kiện.
Chính chuyến đi này đã cho Hoàng Dương nhiều suy nghĩ và cảm hứng về sự đối nghịch giữa “bức tranh” vùng miền: nông thôn và thành thị.
Ở một chuyến từ thiện khác đến trường dân tộc nội trú Quang Minh ở miền núi Sơn La, những suy nghĩ của Hoàng Dương càng trở nên sâu sắc. Đây là chuyến đi để lại cho em nhiều cảm xúc nhất.
Thứ nhất là vì đây là lần đầu tiên em được về tận nơi miền núi xa xôi, tách biệt khỏi thành thị. Tuy vậy, quan trọng hơn, đây cũng chính là chuyến đi giúp em nhận ra mình may mắn biết bao khi là một cậu bé được sinh ra và lớn lên ở thành phố.
Dựa trên cảm hứng có được, bài luận của Hoàng Dương gửi đại học Mỹ nói về những kỷ niệm cũ của em với người anh họ thời thơ ấu. Một người được sinh ra và lớn lên ở thành phố (Dương), còn người kia ở miền quê nghèo. Khi lớn lên, Dương nhận ra mình là người may mắn hơn khi có cuộc sống hạnh phúc và đủ đầy, không bị thiếu thốn như người anh họ của em.
Từ đó, em kể về quá trình thực hiện ước mơ được nhìn thấy đất nước Việt Nam mà mọi trẻ em đều có cơ hội đến trường, được khám phả sở thích và bộc lộ tài năng của mình, không còn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.
Chàng trai tự nhận xét rằng, hồ sơ em có một điểm yếu là hơi thiếu điểm nhấn tuy nhiên, sự nhất quán trong đam mê Tin học và một trái tim ấm áp vì cộng đồng đã giúp Hoàng Dương ghi điểm.
“Các hoạt động xã hội giải thưởng, và bài luận của em đều liên quan mật thiết đến nhau tạo ra sự thống nhất của bộ hồ sơ. Bên cạnh đó, hồ sơ của em khá toàn diện về các mặt học thuật và hoạt động, trong đó nổi bật là tố chất lãnh đạo”, Dương “bật mí”.
Cảm hứng bài luận về nông thôn – thành thị giúp Dương ghi điểm với hội đồng tuyển sinh ĐH Mỹ.
Toán và Tin là hai môn học thế mạnh của chàng nam sinh chuyên tin này. Năm 2017, Dương đoạt Giải ba cuộc thi toán HOMC (Hà Nội mở rộng); Giải nhì cuộc thi toán giữa các thành phố ITOT và Hạng “Distinct” cuộc thi toán AMC Úc và Mỹ.
Năm 2018, em giành Giải ba cuộc thi toán cấp quận Ba Đình; Giải ba kỳ thi tin học trẻ cấp quận Ba Đình và Top 100 học sinh có điểm thi đầu vào cấp 3 cao nhất thành phố. Năm 2020, Dương nhận Giải khuyến khích cuộc thi tin học cấp thành phố. Em đạt 1510 điểm SAT và 106 điểm TOEFL,
Trong đợt Apply đầu tiên, Hoàng Dương đã nộp hồ sơ vào 6 trường đại học Mỹ. Khi nhận được thư chấp nhận kèm học bổng 4,3 tỷ đồng của đại học Case Western, cảm xúc đầu tiên của em là vỡ òa trong hạnh phúc vì nghĩ rằng bao nỗ lực của mình cũng được đền đáp xứng đáng. Em còn cảm thấy biết ơn gia đình và thầy cô đã giúp em từng bước để đến được đích.
Đối với Dương, được du học tại Mỹ đã là mong muốn từ bé. Em bắt đầu cuộc hành trình chinh phục nó từ cuối cấp 2 và xuyên suốt cấp 3. Trong suốt quá trình chuẩn bị, em đã vạch ra một kế hoạch và thời gian biểu rất cụ thể.
Từ đó, em luôn luôn có mục tiêu để phấn đấu, và phấn đấu cho đến khi đạt được mục đích. Em luôn cố gắng để lấp vào những chỗ còn trống trong bộ hồ sơ của mình để cuối cùng không phải tiếc nuối vì mình đã không nỗ lực.
Quá trình chuẩn bị hồ sơ giúp em tiếp cận và trải nghiệm rất nhiều với thế giới bên ngoài, giúp em hiểu được sâu hơn ý nghĩa của những việc mình làm.
Dương sẽ theo đuổi ngành Công nghệ thông tin.
Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, thách thức lớn nhất của Hoàng Dương là việc có được điểm chuẩn hóa tiếng Anh như mong muốn. “Ngay từ đầu, em không chú trọng đến việc học tiếng Anh lắm vì nghĩ rằng thời gian vẫn còn dài để mình ôn luyện.
Cùng với đó, nền tảng Tiếng Anh của em được cho là không tốt so với các bạn đồng trang lứa. Chính sự chủ quan và thiếu kinh nghiệm này đã khiến em gặp rắc rối khi dịch Covid-19 ập đến và các cuộc thi SAT lần lượt bị hủy. Cho đến khi chuẩn bị nộp hồ sơ, em mới đạt được điểm SAT đủ điểu kiện như mong muốn”, Dương kể.
Chia sẻ về ngành học sắp tới tại Mỹ, Dương nói: “Việc áp dụng công nghệ thông tin vào đời sống là rất cần thiết. Em luôn muốn giải quyết mọi vấn đề khó khăn bằng số hóa và vì thế CNTT là ngành em chọn. Sau khi tốt nghiệp Mỹ, em hi vọng sẽ giúp được càng nhiều trẻ em khó khăn biết đến bộ môn này”.
Hoàng Dương luôn mong rằng, sau này em có thể dùng sức ảnh hưởng của mình đưa bộ môn Tin học về những vùng khó khăn của đất nước, giúp những con người nơi đây tiếp xúc với thế giới bên ngoài và mở mang tầm mắt.
8 gương mặt giành huy chương Vàng Olympic quốc tế năm 2020
8 gương mặt với 9 tấm huy chương Vàng Olympic các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin học trong năm 2020, giúp Việt Nam nâng thứ hạng trên trường quốc tế.
Năm 2020, dịch COVID-19 khiến hầu hết các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế tổ chức bằng hình thức trực tuyến. Điều này dẫn đến một số điều chỉnh trong cách thi, bài thi. Dù vậy công tác tổ chức, kiểm tra, giám sát rất chặt chẽ; đảm bảo tính công bằng, nghiêm túc, khách quan, độ chính xác về kết quả. Việt Nam sau những cân nhắc quyết định tiếp tục cử đội dự thi.
Năm 2020, 30/30 thí sinh Việt Nam tham dự các kỳ thi Olympic quốc tế đều đoạt đoạt giải; trong đó 9 huy chương Vàng, 14 huy chương Bạc, 6 huy chương Đồng.
Tại kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế, Việt Nam đứng thứ 2 sau Mỹ. Đây là thành tích cao nhất của Việt Nam tham dự Olympic Hóa học quốc tế từ trước đến nay.
Lý Hải Đăng
Lý Hải Đăng, học sinh lớp 12 chuyên Hóa, trường THPT chuyên Trần Phú, Hải Phòng đạt 96,75 điểm, cao nhất đoàn Việt Nam, đứng thứ 5/235 thí sinh của 60 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự.
Lý Hải Đăng, huy chương Vàng Olympic Hoá học 2020. (Ảnh: D.T)
Năm 2017, Lý Hải Đăng từng đạt thủ khoa đầu vào lớp chuyên Hóa, trường THPT chuyên Trần Phú. Do thành tích vượt trội trong học tập, năm học lớp 11, Đăng học vượt lớp để học cùng các anh chị lớp 12 và tham dự một số kỳ thi học sinh giỏi liên quan đến Hóa học. Đăng dự kiến theo học tại Đại học Y Hà Nội.
Nguyễn Hoàng Dương
Em Nguyễn Hoàng Dương (học sinh lớp 11, trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) đạt 94,08/100 điểm, đứng thứ 9/231 trong kỳ thi Olympic Hoá học quốc tế năm 2020.
Em Nguyễn Hoàng Dương, huy chương Vàng Olympic Hoá học 2020. (Ảnh: H.C)
Em không nhớ nổi làm bao nhiều bài tập Hóa học. Mỗi ngày em và các bạn cùng nhau làm rất nhiều bài khó. Mỗi người làm theo một cách độc lập, sau đó tìm ra cách giải hay nhất.
"C húng em cạnh tranh ngay trong đội tuyển và học những cách làm bài của nhau. Có người mạnh về tốc độ, kỹ năng giải bài; có người lại mạnh về tư duy; có người mạnh về sự cẩn thận, tỉ mỉ", Dương nói. Điều đó giúp em hoàn thiện kĩ năng của bản thân và có chiến thuật làm bài thi phù hợp.
Phạm Trung Quốc Anh
Em Phạm Trung Quốc Anh (học sinh lớp 12, trường THPT chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An) đạt 92,50/100 điểm, đứng thứ 15/231.
Em Phạm Trung Quốc Anh, huy chương Vàng Olympic Hoá học 2020. (Ảnh: TTXVN)
"Điều khó khăn nhất khi học hoá đó là liên tưởng đến thực nghiệm. Bởi đây là môn học đòi hỏi tính thực nghiệm cao trong khi em thì không có nhiều điều kiện để làm. Em chủ yếu xem trên các video nhưng sẽ khó hình dung hơn. Nếu có vấn đề khúc mắc, em sẽ tham khảo những người đi trước", Quốc Anh chia sẻ kinh nghiệm học Hóa.
Đàm Thị Minh Trang
Đàm Thị Minh Trang (học sinh lớp 12, trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, tỉnh Nam Định) đạt 91,12/100 điểm, đứng thứ 22/231.
Em Đàm Thị Minh Trang, huy chương Vàng Olympic Hoá học 2020 (trái) cùng thầy giáo. (Ảnh: NVCC)
Chia sẻ về bí kíp đạt kết quả cao trong kỳ thi, Trang cho biết em luôn duy trì sự tập trung trong suốt quá trình học, nắm vững kiến thức của từng phần học, môn học được thầy cô trang bị; không ngừng tìm tòi, nghiên cứu thêm tài liệu để nâng cao hiểu biết. Về kế hoạch trong tương lai, Trang mong muốn theo học ngành Y tại Đại học Y Hà Nội.
Ngô Đăng Quý
Em Ngô Quý Đăng, lớp 10 trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên là thí sinh nhỏ tuổi nhất đội tuyển Việt Nam xuất sắc giành huy chương vàng Olympic Toán quốc tế 2020.
Ngô Đăng Quý huy chương Vàng Olympic Toán 2020. (Ảnh: H.C)
Để chuẩn bị tốt cho kỳ thi Olympic Toán năm nay, Đăng luôn phải chạy đua với thời gian và kiến thức. Ngoài những giờ học trên lớp, em tự học trong sách vở, trên mạng, tự mình đi tìm lời giải. Chưa khi nào Đăng thấy mệt mỏi, em lấy những con số làm niềm vui. Nói đúng hơn là những con số dẫn dắt em đi qua nhiều ngóc ngách để đến được lời giải làm thoả mãn trí tò mò của em.
Em thường xuyên phải học quá 12 giờ đêm, thậm chí có những ngày học tới gần 3h sáng. Động lực lớn nhất lúc đó của Đăng là muốn chứng minh với mọi người dù nhỏ tuổi nhất nhưng năng lực không hề thua kém các bạn trong đội tuyển.
Trương Tuấn Nghĩa
Em Trương Tuấn Nghĩa (lớp 11 trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên - Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) giành huy chương Vàng tại kỳ thi Olympic quốc tế môn Toán năm 2020.
Em Trương Tuấn Nghĩa, huy chương Vàng Olympic Toán học 2020. (Ảnh: H.C)
Từ khi lên 4 tuổi, cậu bé Trương Tuấn Nghĩa đã bộc lộ thiên hướng Toán học. Em biết cộng trừ từ 1 đến 10. Các cô giáo mầm non và cả bố mẹ đều vô cùng ngạc nhiên bởi khi ấy em chưa từng được ai dạy làm Toán.
Niềm say mê Toán học với Nghĩa gần như là bản năng và hiện hữu như một phần không thể thiếu trong cơ thể. Ngoài các buổi học ôn với thầy cô, Nghĩa tự học mỗi khi có thời gian rảnh. Những bài khó, Nghĩa tìm mọi tài liệu để có thể làm được. Nghĩa không bao giờ khuất phục trước bất kỳ bài toán nào. Không có lời giải gần như cậu ăn không ngon, ngủ không yên.
Bùi Hồng Đức
Huy chương Vàng duy nhất trong đội tuyển Olympic Tin học của Việt Nam năm nay thuộc về em Bùi Hồng Đức (học sinh lớp 12, trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội). Đức từng là thành viên nhỏ tuổi nhất đoàn giành huy chương vàng tại cuộc thi Olympic Tin học quốc tế năm 2019.
Cũng trong năm 2020, Bùi Hồng Đức là thí sinh duy nhất giành huy chương Vàng Olympic Tin học châu Á. Như vậy, nam sinh này đang sở hữu 3 tấm huy chương Vàng danh giá.
Em Bùi Hồng Đức, huy chương Vàng Olympic Tin học 2020. (Ảnh: H.C)
Ngay khi mới hơn 2 tuổi, Đức đã biết đọc, tính nhẩm, cộng trừ chữ số hàng nghìn. Đến năm lên 3 tuổi, các thao tác này đã được Đức thực hành thành thạo. Trong hoạt động vui chơi, Đức thích những trò chơi đòi hỏi tư duy logic và có quan sát như xếp hình, tính toán... Hiện Đức là sinh viên năm nhất Đại học Công nghệ- Đại học Quốc gia Hà Nội.
Hồ Việt Đức
Em Hồ Việt Đức (lớp 12, trường THPT Chuyên Quốc học, Tỉnh Thừa Thiên - Huế) giành Huy chương Vàng Olympic quốc tế môn Sinh học.
Hồ Việt Đức, huy chương Vàng Olympic Sinh học 2020. (Ảnh: D.T)
Để học tốt môn Sinh học, Đức bật mí là phải đam mê với môn học, từ việc nắm chắc kiến thức cơ bản ngay từ trên lớp cho đến ý thức tự học, tự nghiên cứu khoa học. Đức thích học tiếng Anh, cậu thường tìm các những thuật ngữ chuyên ngành Sinh học bằng tiếng Anh để có thể đọc nhiều sách và tra cứu được nhiều thông tin hơn từ mạng internet. Sau giờ học căng thẳng, nam sinh thường đọc sách về văn học, triết học, thiên văn học để thư giãn đầu óc.
Những kết quả trên tiếp tục khẳng định vị thế của học sinh phổ thông Việt Nam trên đấu trường trí tuệ quốc tế. Học sinh Việt Nam không chỉ đạt thành tích cao ở những nội dung lý thuyết mà kết quả phần thi thực hành cũng có nhiều cải thiện đáng kể.
Cô gái Hải Phòng cùng lúc giành 11 học bổng du học tại Anh, trong đó có ĐH Oxford: "Mình trải qua 45 phút căng thẳng nhất cuộc đời, nhưng cực kỳ xứng đáng" Lệch múi giờ, cuộc trò chuyện giữa chúng tôi bắt đầu vào 23h khuya. Nhưng hành trình săn học bổng, qua lối kể đầy hào hứng của cô gái Hải Phòng khiến tôi cứ thế bị cuốn theo... Nhắc tới Trần Mỹ Ngọc, hẳn nhiều người sẽ nhận ra đây là cái tên "đình đám" vào tháng 8 vừa qua. Cùng một lúc,...