Học sinh lớp 12 học các môn toán, văn, Anh văn như thế nào để thi tốt?
Toán, văn, Anh văn là 3 môn chính, rất quan trọng đối với học sinh lớp 12 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào các trường ĐH-CĐ năm 2021. Vậy học sinh phải học những môn này như thế nào để thi tốt?
Thí sinh tại TP.HCM tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 – LÊ THANH
Hãy nghe những sinh viên có sở trường về những môn học trên chia sẻ về cách học của mình, cũng như cách làm bài thi đạt điểm cao.
Đọc kỹ tác phẩm, ghi nhớ những chi tiết quan trọng
Mặc dù là dân chuyên khối B nhưng Nguyễn Thúy Anh hiện là sinh viên năm nhất của Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) cũng từng đoạt giải ba cấp tỉnh cuộc thi Học sinh giỏi môn ngữ văn năm 2018-2019. Thúy Anh cho rằng: “Đối với môn văn, nếu bạn học vẹt thì khi vào thi sẽ rất dễ quên nên phải học từ chính cách hiểu của mình. Tức là học ý chính của bài và khi làm bài thì hãy diễn đạt ra bằng cách hành văn của mình, nói chung là hiểu sao thì viết vậy, càng chân thật càng tốt. Đặc biệt, để học giỏi môn văn đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng nhiều kỹ năng và kiến thức từ học tập cũng như trong cuộc sống”.
Theo Thúy Anh, nếu ở trên lớp học, các bạn chú ý nghe giảng bài kỹ thì có thể nắm được và rút ra được ý chính rồi, đồng thời phải đọc lại những văn bản trong sách để có thể nhớ được các dẫn chứng áp dụng vào bài làm khi phân tích.
Thí sinh tại TP.HCM sau giờ làm bài thi của Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2020 – LÊ THANH
Video đang HOT
Với các bạn thi khối có môn văn, Thúy Anh nói: “Nên tìm hiểu thêm các tài liệu, đọc những bài văn hay để rút kinh nghiệm, đồng thời tìm hiểu sâu hơn những phần liên hệ… để có thể đạt điểm cao trong bài làm của mình”.
Theo Thúy Anh, học văn sẽ nhẹ nhàng hơn nếu bạn học đúng cách. Trước hết, để có thể làm bài được, buộc chúng ta phải nắm kỹ tác phẩm. Khi tiếp cận một tác phẩm, bước đầu bạn phải đọc thật kỹ tác phẩm, ghi nhớ những chi tiết quan trọng và nổi bật, sau đó dựa vào sự hướng dẫn của giáo viên, bạn có thể nắm bắt được các ý chính, từ đó có thể vận dụng để làm bài. “Để có thể cải thiện được kỹ năng viết của mình, chúng ta cần phải đọc. Đọc tác phẩm và những gì có liên quan đến tác phẩm sẽ giúp bạn cải thiện khả năng tư duy văn học của mình”, Thúy Anh nói
Cũng theo Thúy Anh, khi chúng ta đọc đề bài, cần chú ý những từ then chốt. Việc nhìn ra từ then chốt sẽ quyết định bạn có đi đúng hướng làm bài hay không. “Ví dụ, nếu như bài văn yêu cầu phân tích tâm trạng nhân vật nhưng bạn chỉ phân tích nhân vật thì dù bạn viết có dài, có hay, điểm của bạn cũng sẽ không cao. Thế nên, khi đi thi, cần đặc biệt chú ý những từ then chốt, và tốt hơn là nên gạch chân chúng để không bị thiếu sót hay sai lệch ý…”, Thúy Anh lưu ý.
Ôn tập kỹ kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa
Là thí sinh đạt 9,4 điểm môn toán trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, Đỗ Ngọc Thành Danh, hiện là sinh viên năm thứ 2 của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, chia sẻ: “Đối với môn toán và đề thi trắc nghiệm như những năm gần đây nếu học sinh đặt mục tiêu lấy điểm từ 5, 6 điểm thì các bạn cần ôn tập kỹ kiến thức trong sách giáo khoa. Và trong quá trình làm bài từ câu 1 đến câu 30 tuyệt đối không được sai vì đây là những phần cơ bản”.
Thí sinh trao đổi với bạn bè bên ngoài cổng trường thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020
LÊ THANH
Vậy làm thế nào để làm chắc những câu này? Danh “bật mí”: “Rất đơn giản, bạn chỉ cần thường xuyên làm thử các bài kiểm tra miễn phí trên mạng. Khi làm các dạng bài kiểm tra này, bạn sẽ phát hiện ra lỗ hổng kiến thức của mình, quên phần nào thì ôn lại ngay phần đó, cứ như thế sẽ giúp cho bạn có một nền tảng kiến thức vững chắc. Những lỗi quên, sai nên viết vào một cuốn tập để thường xuyên đọc lại, như một cách khắc ghi lần sau không được quên, sai nữa”.
Còn những bạn có mục tiêu lấy trên 8 điểm thì theo Danh các bạn cần luyện tốc độ trong lúc luyện đề. “Nên luyện thêm nhiều chuyên đề nâng cao và thường xuyên giải đề thi thử (2-3 ngày cho một đề), nên chọn đề từ các trường, Sở GD-ĐT các tỉnh, thành hay web luyện thi uy tín để đạt hiệu quả cao nhất”, Danh khuyên.
Siêng luyên tập và làm thử các đề thi những năm trước
Chia sẻ về cách ôn tập và học môn tiếng Anh, Nguyễn Thị Bích Ngọc (thí sinh duy nhất của tỉnh Bình Phước đạt 10 điểm môn tiếng Anh trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2019), nói: “Phải nắm các kiến thức có trong sách giáo khoa, vì thông thường đề thi cũng chỉ dựa vào kiến thức chuẩn nên bạn tuyệt đối không để sót kiến thức. Bạn nên xem các đề thi thử của Bộ GD-ĐT và đọc, tự rút ra bố cục đề thi để biết cần ôn tập phần nào và phân bố thời gian hợp lý cho từng phần. Rồi mua các sách luyện tập từng chuyên đề, hãy giải từ các bài tập cơ bản đến nâng cao (vì đề sẽ có 2 – 3 điểm phân biệt khá – giỏi)”.
Thí sinh tại TP.HCM tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020
LÊ THANH
Ngọc khuyên học sinh hãy siêng luyện tập. “Chỉ có luyện tập mới giúp mình ít sai. Hãy luyện nhiều nhất có thể và nhớ chấm điểm ngay sau khi mình làm thử các đề thi những năm trước đó. Làm xong đề nào kiểm tra và đối chiếu kết quả ngay đề đó chứ đừng để dồn cả đống rồi mới chấm, như vậy sẽ khiến mình không ghi sâu được vào đầu các câu đã sai. Những câu mình làm sai trong đề, hãy luôn nhớ phải chép lại và tự tìm hiểu hoặc nhờ thầy cô, bạn bè chỉ giúp”.
Tăng cường ôn tập cho học sinh thi tốt nghiệp Trung học phổ thông
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 dự kiến diễn ra trong 2 ngày 7 và 8-7. Đến thời điểm này, các trường THPT trong toàn tỉnh Khánh Hòa đang tổ chức ôn tập cho học sinh (HS) lớp 12 để các em sẵn sàng cho kỳ thi quan trọng.
Chủ động ôn tập cho học sinh
Năm học 2020 - 2021, Trường THPT Nguyễn Trãi (thị xã Ninh Hòa) có 570 HS lớp 12. Trên cơ sở các tổ hợp thi tốt nghiệp THPT năm nay, ngoài các môn thi độc lập (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ), trường có 70% HS đăng ký dự thi tổ hợp khoa học tự nhiên và 30% HS đăng ký dự thi tổ hợp khoa học xã hội. Thời gian này, cùng với việc khẩn trương hoàn thành chương trình chính khóa khối 12 theo quy định, nhà trường đang bước vào giai đoạn 2 tổ chức ôn tập nhằm tăng cường bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho HS.
Học sinh lớp 12, Trường THPT Nguyễn Trãi, thị xã Ninh Hòa đang ôn thi.
Thầy Phạm Ngọc Ninh - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Việc tổ chức dạy ôn tập cho HS lớp 12 được thực hiện nghiêm túc; giáo viên đều phải chuẩn bị tốt giáo án, mức độ kiến thức, câu hỏi bài tập và rèn kỹ năng cho HS phải phù hợp với nhận thức của từng đối tượng và có sự phân hóa về năng lực HS. Trường dự kiến kỳ thi học kỳ 2 sẽ xây dựng lồng ghép đề thi với nội dung kiến thức nằm trong chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12; bám sát đề thi minh họa do Bộ GD-ĐT công bố ngày 31-3; bảo đảm phân loại được trình độ của thí sinh, vừa đáp ứng yêu cầu cơ bản (để tốt nghiệp THPT) và yêu cầu nâng cao (để tuyển sinh đại học, cao đẳng).
Với mục tiêu nâng cao chất lượng thi, đến thời điểm này, các trường THPT đều đã chủ động xây dựng kế hoạch dạy, ôn tập cho HS song song với dạy chương trình sách giáo khoa. Trong đó, các trường tổ chức cho HS học và củng cố kiến thức đều 6 môn thi. Cùng với ôn 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, ngoại ngữ, HS có dự tính chọn bài thi tự nhiên sẽ ôn Vật lý, Hóa học, Sinh học; còn HS có xu hướng chọn bài thi xã hội ôn kiến thức 3 môn: Địa lý, Lịch sử, Giáo dục công dân. Ngoài chia lớp ôn thi theo tổ hợp, một số trường còn sắp xếp HS có học lực yếu thành một lớp để bồi dưỡng tích cực, giúp các em lấy lại kiến thức.
Tập trung xây dựng đề cương theo cách hỏi - đáp
Tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, chỉ có bài thi Ngữ văn theo hình thức tự luận, các bài thi còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Chính vì vậy, nhiều trường THPT đều tập trung xây dựng đề cương ôn thi theo cách hỏi - đáp.
Thầy Trương Minh Trình - Hiệu trưởng Trường THPT Lý Tự Trọng (TP. Nha Trang) cho biết, đối với các môn thành phần trong hai bài thi tổ hợp, theo kết cấu đề thi, mỗi môn đều có số lượng câu hỏi nhiều, thành phần kiến thức rộng, thời gian làm bài chỉ trong 50 phút/môn nên giáo viên dạy các môn thuộc hai tổ hợp sẽ được tăng cường hướng dạy ôn tập tập trung vào xây dựng đề cương theo cách hỏi - đáp với độ bao phủ kiến thức toàn diện hơn. Các câu hỏi từng môn thi sẽ có cấp độ từ nhận biết kiến thức đến thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao... Do đó, trong quá trình ôn tập, giáo viên sẽ tập trung hướng dẫn HS kỹ năng làm bài, cách phân tích và xử lý nhanh các câu hỏi, tránh bị lạc đề hoặc nhầm kiến thức.
Theo ghi nhận của phóng viên, trong việc tổ chức dạy ôn tập cho HS lớp 12, các trường đều xác định thực hiện nghiêm túc, tích cực, chủ động, dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS, có sự đánh giá chính xác quá trình giảng dạy của giáo viên, học tập của HS trong từng giai đoạn. Đồng thời, thường xuyên rà soát, điều chỉnh nội dung, phương pháp và cách thức tổ chức dạy học để góp phần nâng cao chất lượng tốt nghiệp THPT và chất lượng xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2021.
Ngoài ra, một số trường đã chủ động tổ chức thi thử cho HS, bám sát đề thi minh họa của Bộ GD-ĐT. Từ kết quả thi thử, các trường phân tích, đánh giá và so sánh với kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 để giáo viên tự đánh giá hiệu quả ôn tập của bản thân, năng lực học tập của HS, phân loại HS trong khối học, lớp học để xây dựng và kịp thời điều chỉnh nội dung, phương pháp ôn tập phù hợp với đối tượng HS.
Ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn: Chinh phục phần nghị luận Trong các môn thi, giành điểm giỏi môn Ngữ văn không hề dễ dàng. Cô Phạm Thị Cẩm Thùy - GV Tổ Ngữ văn Trường THPT Ngô Thì Nhậm (Hà Nội) chia sẻ bí quyết giúp HS giành điểm cao phần nghị luận môn thi Ngữ văn. Thí sinh nên dành khoảng 10 phút để đọc lại bài viết của mình. Trau dồi...