Học sinh bị thầy giáo đá trước lớp: ‘Xin lỗi nhà trường’
Ông Nam cho biết, các học sinh bị thầy giáo đá đã xin lỗi nhà trường và bố mẹ vì không chấp hành nội quy của trường.
Theo thông tin mới nhất liên quan đến vụ thầy giáo tát, đá học sinh trước cả lớp, sáng ngày 6/5, trao đổi với PV, ông La Văn Nam, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang cho biết, ngay sau khi nhận được báo cáo của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên huyện Lục Ngạn, huyện đã yêu cầu đình chỉ thầy Khúc Xuân H. – chủ nhiệm lớp 10A3 tại trung tâm này 15 ngày.
“Ban giám đốc và thầy H cũng đã đi từng nhà học sinh để xin lỗi gia đình và các em. Hiện tại phụ huynh các học sinh cũng đã bỏ qua và không gia đình nào có đơn thư gì nữa.
Các em đã đi học bình thường, tâm lý thoải mái và các em cũng đã xin lỗi nhà trường và bố mẹ về việc đúng ngày mặc đồng phục nhưng các em không mặc, đi xe không đội mũ bảo hiểm. Phía thầy giáo cũng thừa nhận do nóng giận quá nên đã có hành động không phải với các em”, ông Nam cho biết.
Thầy giáo đá học sinh ngay trước lớp
Theo ông Nam, trong bản tường trình thầy H cũng thừa nhận do mới ra trường nên kinh nghiệm xử lý các tình huống chưa tốt.
“Thầy H mới ra trường nên kinh nghiệm còn non, bên cạnh đó do khi nhắc nhở các em cãi lại nên thầy mới nóng giận. Thầy H cũng nói chỉ mong muốn các em tiến bộ, thương các em như con của mình mới làm thế”, ông Nam cho biết thêm.
Trước đó, nhiều người chia sẻ một đoạn video quay lại hình ảnh thầy H đã có những lời nói và hành động không đúng chuẩn mực nhà giáo như tát, đá… vào một số học sinh trong giờ sinh hoạt lớp ngày 29/4 vưa qua.
Ngay sau đó, nhà trường đã tổ chức cuộc họp đê kỷ luât giáo viên trên.
Video đang HOT
Theo kêt luân cuôc họp ngày 3/5, hành vi của giáo viên Khúc Xuân H. vi phạm đạo đưc nhà giáo. Do vây, trung tâm đã ra quyêt định châm dưt hơp đông lao đông vơi thây H. tư ngày 4/5.
Tuy vây, hôi đông kỷ luât của trung tâm (gôm 10 thành viên) cho răng giáo viên Khúc Xuân H. là giáo viên trẻ, nhiêt tình, trách nhiêm vơi công viêc đươc giao, trình đô chuyên môn khá trong quá trình công tác.
Do vây, các thành viên hôi đông kiên nghị các cơ quan chưc năng căn cư vào quá trình công tác xem xét đê giảm nhẹ tình tiêt, tạo điêu kiên đê giáo viên Khúc Xuân H. có cơ hôi sưa chưa lôi lâm của mình.
Xây dựng đạo đức nhà giáo: Cần có góc nhìn đa chiều
Không chỉ bản thân mỗi nhà giáo cần nỗ lực rèn luyện mà phụ huynh, các cấp lãnh đạo và nhà quản lý giáo dục cần phải tôn trọng nghề giáo.
Chia sẻ với Đất Việt, TS. Nguyễn Tùng Lâm- Nguyên Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội nhận định, đạo đức nhà giáo là một vấn đề rất lớn đối với bản thân mỗi nhà giáo cũng như sự chung tay của toàn xã hội.
TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng giáo dục, đồng sáng lập trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội. Ảnh: Dân Trí
Nghề giáo là một nghề cao quý bởi sứ mệnh cao cả của họ là giúp thế hệ trẻ hình thành nhân cách, năng lực, phẩm chất và cả tương lai của mỗi người học.
Tổng thống Ấn Độ' Adbul Kalam nhiệm kỳ 2002-2007, một nhà bác học vật lý và kỹ thuật hàng không vũ trụ, đã từng nói: " Nhà giáo là một nghề rất cao quý hình thành nhân cách, năng lực và tương lai của mỗi cá nhân. Nếu mọi người nhớ tôi là một giáo viên giỏi, đó sẽ là vinh dự lớn nhất đối với tôi".
Ông AlbuKalam, dù đã ở đỉnh cao quyền lực và vinh quang nhưng ông ấy vẫn chỉ chọn một nghề mà mình tự hào nhất là nghề giáo.
Ở Việt Nam, chúng ta có "tôn sự trọng đạo", "quân, sư rồi mới đến phụ". Đây là truyền thống tốt đẹp từ ông cha ta đã bao đời để lại để tạo nên truyền thống hiếu học đáng tôn vinh.
Như vậy, nhà giáo trước hết cần phải có lòng tự tôn. Xã hội nào cũng cần nhà giáo; Dạy học đòi hỏi không chỉ truyền thụ trí thức mà cốt yếu phải thông qua truyền thụ tri thức để tạo nên năng lực phẩm giá, nhân cách của mỗi người học. Lâu nay giáo dục Việt Nam chỉ chạy theo thi cử để có bằng cấp, điểm số, quên mất sứ mệnh trồng người. Thời đại 4.0 công nghệ IT có thể thay thế tri thức và kỹ năng cho con người nhưng sống để "nên người" và "làm người" không có công nghệ nào thay thế bằng sự nỗ lực "tự học, tự rèn" của mỗi người học.
Nhưng để hỗ trợ người học "tự học, tự rèn" không thể thiếu vai trò của người thầy. "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" "không thầy đố mày làm nên". Chỉ có những người thầy giáo mới truyền động lực, định hướng cho trò phát triển khả năng của mỗi người. Công cụ lao động của nhà giáo không chỉ có tri thức mà cả nhân cách người thầy. Nhân cách ở đây chính là đạo đức của nhà giáo. Sứ mệnh của người thầy và bản chất của nghề giáo, đòi hỏi sự tôn vinh về đạo đức.
Do đó, không ai khác, nhà giáo phải nỗ lực thường xuyên rèn luyện nâng cao đạo đức của mình, chứ không ai thay thế mình được.
"Bản thân mỗi nhà giáo cũng cần coi trọng sứ mệnh, nghề nghiệp của mình và có như vậy mới tôn vinh nghề dạy học" - TS. Nguyễn Tùng Lâm nhận định.
Nhà giáo đã có nhiều người rất mẫu mực, uy tín, là thần tượng của học trò, được nhân dân tôn vinh. Nhưng trong một xã hội biến động, nhiều giá trị đang thay đổi vẫn còn nhà giáo không có ý thức tự rèn luyện đã để lại điều tiếng. Nhà giáo phải hết sức giữ vững lập trường, tôn vinh chính nghề của mình "Đói cho sạch, rách cho thơm", hơn nghề nào hết, nhà giáo cần phải biết sống sao cho có đạo đức mẫu mực, đúng theo yêu cầu của nghề nghiệp và xã hội đòi hỏi.
Nhà giáo không phải thần thánh mà chỉ là những con người bình thường nhưng phải có lẽ sống cao đẹp. Đòi hỏi sự nỗ lực rèn luyện đối với nhà giáo chính là để tôn vinh nhà giáo. Họ luôn phải nỗ lực để trở thành giường cột, hình mẫu để thế hệ trẻ tiếp bước.
Nhưng trong xã hội hiện đại, đang có nhiều biến động về giá trị, liệu nhà giáo có thể tự mình làm được điều này hay không? Xin thưa ngay không thể làm được, mà cả xã hội phải chung tay gánh vác.
Thứ nhất và trước hết là phụ huynh , lực lượng đông đảo nhất phải gương mẫu. Muốn con nên người thì phải tôn trọng nghề giáo trước, phải phối hợp với thầy cô để dạy dỗ con em mình. Đừng vì quyền chức, giàu có tiền bạc mà coi thường thầy cô giáo, hoặc vì những sân si, tham lam của mình mà xâm phạm nhân cách, nhân phẩm của nhà giáo. Không thể dùng đồng tiền, dùng những sự đe dọa với thầy cô chỉ để con cái của mình được xếp loại khá, loại tốt khi chúng chưa tự rèn luyện đúng chuẩn mực xã hội yêu cầu.
Bản thân mỗi phụ huynh trước hết phải là một cha mẹ tốt của chính con mình. Đây vừa là đạo lý vừa là môi trường để giáo dục con em mình. Nếu chỉ dùng vật chất để chạy chọt, để nịnh nọt thầy cô giáo thì bản thân con em mình sẽ là người thiệt thòi đầu tiên. Trong giáo dục, người đi giáo dục bao giờ cũng phải là tấm gương cho người được giáo dục. Cha mẹ cần con trưởng thành về nhân cách, năng lực chứ không cần đến điểm số cao, thấp.
Thứ hai là các cấp quản lý, lãnh đạo của mỗi địa phương phải biết quan tâm chăm lo đối xử với ngành giáo dục của mình như thế nào? Hiện nay, giáo dục của chúng ta chưa thể cất cánh là bởi những người lãnh đạo còn nhiều vấn đề khác phải quan tâm hơn: như an ninh, kinh tế, xã hội...Nên cái họ dễ quên nhất là những nền tảng để giáo dục mỗi địa phương phát triển như thế nào?
Nhiều lãnh đạo chỉ cần biết giáo dục có thành tích gì, bao nhiêu học sinh giỏi, bao nhiêu giải thưởng... là họ yên tâm rồi. Còn làm thế nào để giáo dục có chất lượng thật, làm thế nào để địa phương mình có nguồn nhân lực chất lượng cao, người dân sống hạnh phúc nhờ con cái được giáo dục tốt nhất.
Do không thấy được trách nhiệm lớn lao của mình với sự nghiệp giáo dục thì làm sao họ nghĩ đến việc chăm lo đội ngũ nhà giáo. Đội ngũ nhà giáo dưới quyền quản lý, lãnh đạo của họ được đào tạo bồi dưỡng, được sử dụng và chọn lọc ra sao và tôn vinh, đãi ngộ như thế nào? Hình như họ coi việc đó của Bộ Giáo dục và đào tạo. Họ chưa thấy được trách nhiệm lớn lao của mình với sự nghiệp giáo dục là trước hết phải tạo ra đội ngũ nhà giáo giỏi.
Như vậy, lãnh đạo các cấp đều phải gương mẫu trong việc tôn trọng thầy cô giáo, khích lệ, tạo những điều kiện tốt nhất cho các thầy cô giáo được phát triển đủng tiềm năng của họ. Giúp họ sống được bằng nghề chân chính cao quý của mình. Đặc biệt mỗi nhà trường, nơi tạo ra chất lượng giáo dục chưa được quản lý theo tinh thần của Nghị quyết 29 TW dân chủ, tự chủ, tự chịu trách nhiệm giải trình xã hội.
Thứ ba là công tác quản lý của ngành giáo dục . Ngay bản thân ngành giáo dục cũng phải tạo điều kiện thuận lợi để các thầy cô giáo được phát huy, sáng tạo trong điều kiện khả năng nghề nghiệp của mình. Nghị quyết 29 TW từ năm 2013 đến nay ngành giáo dục đào tạo vẫn không tham mưu nổi để nhà giáo được tôn vinh và đãi ngộ đúng với sức lao động họ bỏ ra cho tình thần mỗi nhà giáo phải là người luôn tâm huyết sáng tạo trong nghề nghiệp.
Hiện nay, vẫn nghe đâu đó câu chuyện trù dập lẫn nhau trong trường, ganh đua chuyện thi giáo viên giỏi, đấu tố lẫn nhau, xem xét đời tư và đưa lên các mạng xã hội nhằm mục đích bêu xấu đồng nghiệp... chính những điều này làm hình ảnh người thầy trong xã hội bị méo mó và không được tôn trọng. Muốn giải quyết tốt chuyện này phải nêu cao vai trò của Hiệu trưởng của mỗi nhà trường; Họ không chỉ là những nhà quản lý giỏi mà trước hết phải là những nhà sư phạm, những nhà giáo dục giỏi. Thật sự là những tấm gương sáng cho thầy cô và học sinh noi theo.
Ba khâu hết sức quan trọng nói trên cũng cần một yếu tố nữa là công tác đào tạo bồi dưỡng. Đây là nhiệm vụ của các trường sư phạm. Các trường phải làm tốt công tác cho các sinh viên mới ra trường đã phải có năng lực sư phạm, hiểu về khoa học tâm lý giáo dục. Nhiều thầy cô giáo chỉ học bộ môn khoa học mình sẽ giảng dạy chứ không phát triển nghề nghiệp bằng chính khoa học tâm lý giáo dục và bằng chính nhân cách của người thầy.
Khi ra trường, gặp được trường nào bồi dưỡng tốt, có Hiệu trưởng giỏi thì thầy cô giáo đó được phát triển tốt. Nếu không thì tự thầy cô giáo trẻ đó phải tự thân vận động. Đạo đức nhà giáo phải được xây dựng cho sinh viên ngay từ những ngày còn học trong các trường sư phạm.
Ở đây là vai trò đặc biệt của Hiệu trưởng trường sư phạm. Họ phải biết tổ chức thành một nhà trường văn hóa thì mới tôn vinh được đạo đức của chính các nhà giáo. Người Hiệu trưởng cần phải biết cách bảo vệ, dẫn dắt sinh viên của mình vừa phát triển nghề nghiệp vừa phát triển đạo đức thì đó mới duy trì được đạo đức của nghề dạy học.
Nếu bản thân Hiệu trưởng và các giảng viên của các trường Sư phạm không gương mẫu, không có năng lực, không hiểu được về khoa học giáo dục thì thầy cô giáo khi ra trường sẽ rất dễ bị biến chất nếu không tự mình vận động vượt qua tác động xấu của môi trường hiện nay.
Như vậy, việc bồi dưỡng đạo đức phẩm chất của nhà giáo là hết sức quan trọng, không nên chỉ đòi hỏi sự nỗ lực rèn luyện của mỗi thầy cô là chưa công bằng. Nhà giáo cần sự tôn trọng, tôn vinh của chính cha mẹ học sinh, của các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến các địa phương và nhất là công tác quản lý chỉ đạo của chính ngành giáo dục đào tạo. Nhà giáo cần lắm những điều kiện để mình phát triển nghề nghiệp, hoàn thành sứ mệnh người thầy. Những lời hứa không thể làm giáo dục cất cánh được.
Học trực tuyến: Sinh viên vùng núi quay cuồng vì "mạng liên tục rớt" Việc quay trở lại học trực tuyến vì dịch Covid-19 bùng phát trở lại đã khiến nhiều sinh viên, nhất là những sinh viên vùng núi rơi vào thế bị động, luôn quay cuồng vì kết nối mạng (Internet) kém. Vào được "mạng" thì đã xong điểm danh Đã quen dần với việc học trực tuyến ngay từ năm nhất, bạn Hoàng Thị...