Hoang mang vì bỗng dưng mất kinh
Tôi 27 tuổi, đã lập gia đình và có một bé gái 5 tuổi. Tôi mất kinh nguyệt 11 tháng nay không thấy có lại.
Tôi đi khám và cũng siêu âm nhưng bác sĩ nói tất cả đều bình thường và không cần uống thuốc gì cả. Tôi rất lo lắng vì bây giờ tình trạng đó cứ kéo dài mà tôi không biết phải làm gì. Xin bác sĩ cho lời khuyên. (Minh Anh)
Ảnh minh họa: Huffingtonpost.com.
Trả lời:
Chào bạn,
Video đang HOT
Việc đầu tiên bạn cần làm khi bỗng dưng mất kinh là thử thai xem có thai hay không. Nghe điều này có vẻ vô lý vì bạn đã mất kinh khá lâu và đã đi khám, siêu âm. Tuy nhiên, việc đơn giản là thử thai vẫn cần làm để loại trừ nguyên nhân đầu tiên gây mất kinh.
Việc thứ hai bạn có thể thực hiện là kiểm tra xem loại thuốc tránh thai hay thuốc nội tiết mình có thể đã dùng trong thời gian qua. Bạn có thể mang các loại thuốc này tới gặp bác sĩ sản phụ khoa để được kiểm tra cụ thể và tư vấn kỹ hơn. Một số loại thuốc tránh thai, thuốc nội tiết có thể gây tác dụng phụ là vô kinh.
Ngoài ra, vô kinh thứ phát có thể do nhiều nguyên nhân khác, trong đó không loại trừ viêm niêm mạc tử cung gây dính buồng tử cung. Chu kỳ kinh nguyệt phản ánh sức khỏe của người phụ nữ. Bạn nhất định cần đi kiểm tra tìm nguyên nhân vô kinh thứ phát, từ đó có hướng ứng xử phù hợp.
Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung _ Trung tâm y khoa Thái Hà, Hà Nội
Theo VNE
Vùng kín có nhiều mảng trắng
Em là con gái, 20 tuôi. Vài tháng gân đây em thây vùng kín của mình tiêt ra môt chât dịch gì đó màu trắng và đôi lúc em thây ngứa ngáy khó chịu.
Ảnh minh họa
Khi cho tay vào bên trong, lôi ra em thấy có rât nhiêu mảng màu trắng và cảm giác như trong đó có những lô li ti và sân sùi nữa. Xin hỏi các chuyên gia liêu có phải em bị mắc bênh gì đó không ạ? Và em phải làm như thê nào? (Thu Hương)
Trả lời:
Chào Thu Hương!
Bình thường, do cấu tạo giải phẫu của "cô bé" ở các bạn gái là khá đặc trưng, với nhiều mạch máu, dây thần kinh và các tuyến tiết, nên vùng này khá ẩm ướt và cộng thêm có chu kỳ "đèn đỏ" mỗi tháng, khiến cho khu vực nhạy cảm này trở thành môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển. Nếu vùng kín không được vệ sinh thường xuyên và đúng cách, thì nguy cơ viêm nhiễm rất cao. Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ độ tuổi 18-49 vào khoảng 20-40%, có nơi tỷ lệ còn cao hơn tuỳ thuộc vào ý thức vệ sinh và điều kiện vệ sinh.
Bình thường dịch tiết của "cô bé" có màu trong, không mùi và tăng giảm dao động theo nội tiết của cơ thể. Trường hợp của em theo dõi thấy có dịch màu trắng, ngứa ngáy, kèm mảng trắng,... là biểu hiện không bình thường và rất có thể em đã bị viêm nhiễm. Viêm nhiễm thường gặp nhất ở vùng kín là nhiễm nấm Candida, với các biểu hiện như ngứa ngáy, khó chịu, khí hư màu trắng sữa, có các mảng màu trắng,....
Em nên sớm đến cơ sở y tế chuyên về phụ khoa để được khám, xét nghiệm,... xác định rõ tình trạng viêm nhiễm của cơ thể, từ đó mới có hướng điều trị, xử lý thích hợp. Và điều đáng lưu ý là em nên vệ sinh vùng kín thường xuyên, không nên sử dụng các loại xà bông, nước rửa vệ sinh thông thường để vệ sinh mà phải sử dụng nước rửa vệ sinh chuyên dụng. Cố gắng giữ "cô bé" luôn khô ráo, mặc quần áo thoáng, đặc biêt khi đi ngủ,...
Nhìn chung, việc giữ vệ sinh đúng cách đóng vai trò quan trọng giúp phòng ngừa viêm nhiễm vùng kín. Ngoài ra, em cũng cần có chế độ ăn uống, lao động, học tập, nghỉ ngơi hợp lý, điều này giúp nâng cao sức khoẻ và tăng sức đề kháng của cơ thể.
Chúc em vui khỏe.
Thạc sĩ, bác sĩ Thanh Hà
Theo VNE
4 hiểu lầm về khám phụ khoa Không ít người cho rằng, chỉ phụ nữ đã kết hôn mới cần đi khám vùng kín. Đây là cách hiểu sai lầm. 1. Khám phụ khoa rất xấu hổ, tránh được thì nên tránh Phần lớn phụ nữ nhận định, việc đi khám phụ khoa thật kỳ quặc và xấu hổ. Lý do là vì ngoài việc phải để lộ toàn bộ...