Hoàng gia các nước dạy con ra sao?
Nuôi con không theo quy tắc hoàng gia, chú trọng phát triển thể chất, cho con những trải nghiệm bình dân… là cách giáo dục con của các gia đình hoàng gia Nhật Bản, Tây Ban Nha, Anh Quốc và Đan Mạch.
Hoàng gia Nhật Bản: Cho con trải nghiệm “bình dân”
Nhiều thập kỷ qua, những Công chúa và Hoàng tử của nước Nhật đều được hưởng đặc ân về giáo dục tại ngôi trường danh giá dành riêng cho Hoàng gia. Theo đó, con cháu của hoàng gia sẽ được học trong một ngôi trường đặc biệt với chế độ đặc biệt, được gọi là công chúa, hoàng tử và được mọi người nể trọng ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.
Tuy nhiên, gần đây, Hoàng tử Akishino – bố của Hoàng tử bé đã cho con trai mình – người sẽ kế nhiệm ngai vàng đi theo một bước ngoặt bất ngờ.
Thay vì “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”, Hisahito được gửi vào một trường tiểu học bình dân. Quyết định này đã gây ngỡ ngàng với công chúng và “chấn động” Hoàng gia Nhật Bản. Đây là một quyết định đi ngược lại với truyền thống của Hoàng gia Nhật Bản.
Học trường mẫu giáo liên kết với ĐH Ochanomizu, giáo viên và bạn bè ở lớp mẫu giáo gọi Hoàng tử là Hisahito-kun. Mặc dù Hoàng tử và bạn bè cùng trường sẽ dần hiểu được vị trí đặc biệt của cậu trong 6 năm học tới nhưng nhà trường cho biết, chế độ học tập và sinh hoạt của cậu bé sẽ như những học sinh bình thường khác.
Theo hoàng tử Akishino – bố của cậu bé “Chúng tôi muốn con học dần cách điều khiển một cuộc sống bình thường khi nó lớn lên thông qua trường tiểu học và trung học”.
Theo một quan chức của Cơ quan điều hành hoàng gia, trường tiểu học của ĐH Ochanomizu được chọn bởi vì “hoàng tử và công chúa Akishino tin rằng để trở thành biểu tượng của nhà nước trong tương lai, hoàng tử bé phải có những trải nghiệm quý báu khi được học tập với những đứa trẻ có nguồn gốc khác nhau và phải hiểu được cảm xúc của những người dân bình thường”.
Hoàng tử và công chúa Akishino đưa hoàng tử bé Hisahito tới thăm lăng mộ của Hoàng đế Jinmu – hoàng đế đầu tiên của Nhật Bản ở tỉnh Nara và lăng mộ của Hoàng đế Showa, Hoàng hậu Kojun ở Tokyo cũng như đài tưởng niệm Ise Grand Shrines ở tỉnh Mie. Hoàng tử Hisahito cũng thường xuyên tới thăm ông bà nội, gần đây nhất là tại Cung điện hoàng gia vào cuối tuần.
Nói về hoạt động này, cha mẹ Hoàng tử bé cho biết, họ muốn con luôn nhớ đến cội nguồn và gốc gác, dân tộc cũng như sứ mệnh của mình.
“Quan điểm hiện tại của hoàng gia đang được người dân ủng hộ. Việc một hoàng đế biểu tượng hiểu được cảm xúc của người dân và nói với họ những điều họ cần nghe là rất cần thiết. Điều này chỉ có thể được học khi có những hiểu biết bình dân” – ông Takashi Mikuriya – giáo sư khoa học chính trị tại ĐH Tokyo cho biết.
Hoàng gia Tây Ban Nha: Chú trọng nền tảng sức khỏe thể chất cho con
Video đang HOT
Là người thừa kế thứ hai trong hoàng gia Tây Ban Nha sau cha là hoàng tử Filipe, công chúa Leonor sẽ trở thành nữ hoàng trong tương lai. Nàng công chúa vừa bước vào lớp 1 này được cha mẹ nuôi dạy để trang bị những nền tảng quan trọng giúp cô bé có thể gánh vác sứ mệnh hoàng gia của mình trong tương lai.
Ngoài việc phải rèn luyện các chuẩn mực và nghi thức hoàng gia như cách đi đứng, tư thế giao tiếp sang trọng trong các lớp học về ngôn ngữ hay múa thì thể thao luôn là ưu tiên số 1 của vợ chồng hoàng tử Filipe trong quá trình nuôi dạy Leonor.
Môn thể thao yêu thích của Leonor là trượt tuyết. Từ khi còn nhỏ, cả Leonor và em gái Sofia đã cùng bố mẹ vi vu trên những con đường trượt tuyết ở các ngọn núi của Tây Ban Nha.
Tập thể thao là một cách giúp các công chúa rèn luyện và bảo vệ sức khỏe để có thể chịu được sức ép từ những công việc của hoàng gia cũng như tận hưởng cuộc sống của riêng mình.
Leonor và em gái Sofia dắt tay nhau đi học.
Công chúa Leonor bên mẹ.
Công chúa Leonor còn luôn được cha mẹ nhắc nhở và dạy dỗ các bài học về thế giới tự nhiên xung quanh để hiểu được ý nghĩa của việc phải thân thiện và bảo vệ môi trường. Ở trường học, công chúa cũng là một người bạn cởi mở và gần gũi với tất cả các bạn bè của mình.
Công nương Đan Mạch: Dạy con thành những người “bình thường”
Công nương Aussie Mary, nữ hoàng tương lai của Đan Mạch là một phụ nữ bình dân trước khi kết hôn với người thừa kế ngai vàng tương lai của một trong hai chế độ quân chủ lâu đời nhất, giàu có nhất châu Âu.
Trả lời một tạp chí phụ nữ của Đan Mạch, Mary quả quyết: “Tôi luôn hi vọng các con tôi sẽ trở thành những người hạnh phúc với đầy đủ lòng tự trọng và sự tự tin.
Là cha mẹ, chúng tôi hy vọng sẽ mang lại cho các con sự chín chắn để có thể sống như những người bình thường trong một thế giới “đôi khi không bình thường”. Và các con tôi sẽ có sức mạnh để có những quyết định đúng đắn trong cuộc sống”.
Hoàng thái tử Frederik và Công nương Mary luôn mong muốn các con có một cuộc sống đời thường giản dị.
Công nương Aussie Mary được công dân Đan Mạch tín nhiệm và ủng hộ vì đã dũng cảm gỡ bỏ những rào cản nghiêm ngặt của hoàng gia trong việc nuôi dạy con để cùng các con lớn lên với những niềm vui và hạnh phúc bình dị như tất cả các gia đình Đan Mạch bình thường khác.
Sự bình dị này thể hiện trong cách lựa chọn trường học cho con của cặp đôi này. Các con của họ đều học ở trường công và được bố mẹ đưa đi học bằng chiếc xe đạp ba bánh – phương tiện đi lại phổ biến của những gia đình trẻ ở Đan Mạch.
Công nương Kate Middleton và nguyên tắc “không dạy con theo kiểu quý tộc”
Đối với cặp cha mẹ hot nhất nước Anh, tôn chỉ dạy con của họ có vẻ khó khăn hơn bởi họ thuộc dòng dõi hoàng gia và làm thế nào để nuôi dạy những đứa trẻ sau này trở thành người lịch thiệp, có trái tim nhân hậu và ứng xử theo phong cách hoàng gia đồng thời vẫn được vui chơi và lớn lên bình thường như bao đứa trẻ khác không phải là điều dễ dàng.
Công nương Kate và Hoàng tử William luôn muốn các con được lớn lên bình thường như bao đứa trẻ khác.
Công nương Kate chia sẻ, mỗi khi con mắc lỗi, cô thường áp dụng biện pháp kỉ luật bằng “thời gian chờ”. Ví dụ, nếu George nghịch ngợm hoặc la hét tức giận, Kate sẽ phạt bé ngồi 1 góc trong phòng và chơi 1 món đồ chơi nhẹ nhàng nào đó giúp con bình tĩnh lại.
Ngoài ra để chế ngự cơn giận của con, âm nhạc là một phương tiện mà gia đình hoàng gia lựa chọn . Khi các con tức giận, công nương Anh thường bật bản nhạc trống vui nhộn mang phong cách châu Phi cho hoàng tử George nghe mỗi khi cậu bé tỏ ra tức giận, la hét. Đây là bản nhạc yêu thích của cậu bé nên rất hữu ích để mẹ Kate chế ngự cơn giận của con mà không phải tốn quá nhiều công sức.
Ngoài ra, chắc nhiều mẹ sẽ rất bực bội và quát mắng con khi trẻ bướng bỉnh, khóc lóc ăn vạ. Nhưng mẹ Kate thì không, công nương sẵn sàng nằm ra sàn nhà và hét cùng con mỗi khi cậu bé lăn ra sàn nhà ăn vạ. Phương pháp này hiệu quả không ngờ, cậu bé George thấy thích thú và tham gia luôn trò chơi “bắt chước con giận” của mẹ Kate.
Giống như tất cả các bậc cha mẹ, Kate và William không còn xa lạ với “trận chiến” bé ném thức ăn ra sàn nhà, bé lề mề hoặc nhõng nhẽo không chịu ăn. Để giải quyết trận chiến này, cặp đôi hoàng gia có một nguyên tắc đó là bé phải tự dọn sạch đồ ăn vương vãi hoặc phải cùng giúp bố mẹ dọn dẹp.
Tất nhiên, mẹ Kate sau đó cũng cương quyết không cho bé ăn thêm món gì nữa ngoại trừ sữa, bé phải chờ tới bữa sau mới được ăn tiếp. Đây là phương pháp “hẹn giờ” trong bữa ăn của trẻ, đã được đề cập đến trong nhiều phương pháp dạy con.
Một điều khác mà gia đình hoàng gia áp dụng trong quá trình nuôi con “bình thường”, đó là hạn chế tặng quà cho con trẻ. Hoàng tử William thẳng thắn chia sẻ
“Đừng ai hỏi tôi về số quà mà George nhận được trong dịp sinh nhật. Cho quà trẻ con quá nhiều là tiếp tay cho chúng thêm ương bướng và khó bảo”. Cặp cha mẹ hoàng gia muốn George và Charlotte nhận thức được những điều giá trị hơn là món quà vật chất.
Cả Kate và William đều chung quan điểm sẽ cố gắng tạo cho con một môi trường sống bình thường như bao đứa trẻ khác, chúng cần được chạy nhảy, vui chơi ở ngoài, chứ không phải lớn lên sau bức tường của cung điện.
Để minh chứng cho quan điểm dạy con của mình, mới đây Công nương Kate và Hoàng tử William đã đăng kí học cho cậu con trai nhỏ-Hoàng tử George tại 1 lớp học bình dân ở ngoại ô thành phố London, Anh.
"Đám mây UFO" ma quái lơ lửng trên núi ở Argentina
Một đĩa mây trắng đầy ma quái bay lượn trên đỉnh El Chaltén ở miền nam Argentina khiến người dân địa phương và giới quan khoa học tìm cách lý giải.
Hình ảnh đám mây kì lạ ở Argentina.
Đặc biệt, kể cả khi gió thổi qua những đám mây gần đó, đĩa mây vẫn cố định trên đỉnh núi cheo leo, neo đậu trên bầu trời giống như một con tàu mẹ đang khảo sát những ngọn đồi bên dưới.
Tuy nhiên, sau thời gian nghiên cứu, các nhà nghiên cứu khí tượng cho biết hiện tượng thời tiết kì lạ này thực tế nếu chú ý thì tương đối phổ biến ở các vùng miền núi như El Chaltén hoặc dãy núi Rocky ở Mỹ, nơi những cơn gió tốc độ cao thổi qua một đỉnh núi cao, tạo ra đám mây hình thấu kính hoặc hình đĩa riêng biệt trên bầu trời.
Nhiếp ảnh gia Francisco Javier Negroni Rodriguez - người đã chụp bức ảnh đám mây UFO lọt vào vòng chung kết trong cuộc thi Nhiếp ảnh gia thời tiết năm 2020 của Hiệp hội Khí tượng Hoàng gia (RMS) - cho biết đã rất may mắn và phải chờ một ngày để chụp đám mây.
"Một giờ trước khi chụp bức ảnh này, tôi đã đi bộ dọc theo những con đường mòn bao quanh khối đá tuyệt đẹp. Hôm đó trời rất nhiều mây. Rõ ràng, may mắn đã không đến với tôi trong chuyến phiêu lưu này. Nhưng chỉ trong chốc lát, những đám mây đã cho phép tôi nhìn thấy El Chaltén và thật ngạc nhiên, có một đám mây hình thấu kính ngoạn mục, rực rỡ với hình dáng tuyệt đẹp, hoàn hảo nhất mà tôi chưa từng thấy", Negroni Rodriguez nói.
Loại mây này hình thành khi gió mạnh thổi vào sườn núi, tòa nhà chọc trời hoặc vật cản cao khác. Ngọn núi làm chệch hướng gió, buộc nó thành một làn sóng dập dềnh trên đỉnh núi, chìm xuống bên kia, rồi lại nổi lên. Trong các phần chuyển động lên của sóng, không khí lạnh đi cho đến khi ngưng tụ thành mây.
Khi không khí đi xuống một lần nữa trên mặt đang chuyển động xuống của sóng, đám mây sẽ bốc hơi. Kết quả là một đám mây tĩnh lặng, ma quái đậu trên đỉnh sóng, được gió thổi lên và rơi xuống trong đó thành hình đĩa.
Hoàng gia Hà Lan phải "thắt lưng buộc bụng" Vào ngày 10/10, ông Mark Rutte, đương kim Thủ tướng Vương quốc Hà Lan đã cho báo giới biết, rằng Chính phủ nước này đang cân nhắc cắt giảm tiền trợ cấp dành cho các thành viên Hoàng tộc, phù hợp với chủ trương "thắt lưng buộc bụng" giúp nền kinh tế quốc gia vượt qua giai đoạn khó khăn bởi đại dịch...