Hoa thủy tiên chữa bệnh
Ít ai có thể biết rằng Thuỷ tiên với vẻ đẹp quý phái, hương thơm dịu mát không chỉ tô điểm cho hương vị ngày xuân thêm ấm áp mà còn được dùng làm thuốc.
Theo dược học cổ truyền, Hoa thuỷ tiên vị đạm, tính mát rễ cây hoa vị đắng, tính lạnh, có công dụng khứ phong, thanh nhiệt, hoạt huyết điều kinh, tiêu thũng giải độc. Được dùng chữa kinh nguyệt không đều, mụn nhọt, viêm loét tuyến vú, quai bị viêm hạch… Thường dùng dưới dạng tươi hoặc khô uống liều từ 3 – 6g, dùng ngoài giã nát hoặc nấu nước rửa. Xin giới thiệu với bạn đọc một số bài thuốc từ hoa Thuỷ tiên:
- Chữa kiết lỵ: Hoa Thuỷ tiên 3g, sắc kỹ lấy nước, pha thêm chút Đường trắng uống trong ngày.
Video đang HOT
- Chữa quai bị: Hoa hoặc củ Thuỷ tiên gi&bull nát, sao nóng rồi đắp vào chỗ đau.
- Chữa tiểu tiện không thông: Củ Thuỷ tiên gi&bull nát rồi đắp vào huyệt dũng tuyền (huyệt dũng tuyền nằm ở chỗ điểm nối giữa 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn nối đầu ngón chân thứ hai với điểm giữa bờ sau gót chân hoặc Thuỷ tiên 1 củ, hạt Thầu dầu 30 hạt (lấy nhân) giã nát, đắp vào lòng bàn chân, một đêm thay 2 – 3 lần.
- Chữa phụ nữ tâm phiền nhiệt: Hoa Thuỷ tiên, lá Sen khô, Xích thược, tất cả lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột, ngày uống hai lần, mỗi lần 6g với nước ấm.
- Chữa trẻ em co giật: Hoa Thuỷ tiên 10 bông, phơi khô sắc uống, có thể pha thêm chút đường.
- Chữa áp xe vú: Hoa thuỷ tiên gi&bull nát trộn với 1 lít rượu rồi đắp vào nơi bị áp xe, ngày đắp 2 lần.
- Chữa côn trùng đốt: Hoa hoặc lá Thuỷ tiên tươi giã nát vào chỗ bị đốt.
Theo SKDS
Hoa khế sắc rễ cây canh châu chữa lên sởi
Cây khế được trồng phổ biến ở nước ta. Cây khế là cây thân gỗ được trồng trong vườn nhà mỗi gia đình vừa để bóng mát, vừa để thu hoạch hoa và quả để làm thuốc chữa nhiều bệnh.
- Chữa đậu, sởi: Hoa khế 16g, rễ cây canh châu 16g thái nhỏ, sao vàng sắc uống làm hai lần trong ngày.
- Chữa ho khan, ho có đờm, kiết lỵ: Hoa khế 12g, tẩm nước gừng, sao sắc uống.
- Vỏ rễ hoặc vỏ thân cây khế: Cạo hết lớp vỏ xanh và rêu mốc bên ngoài, rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng lấy 20g phối hợp với vỏ rễ, châu chấu 12g sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày, chữa viêm họng, viêm amidan, ho lâu ngày, phối hợp với vỏ quýt lâu năm để chữa ho gà.
- Lá khế: Lấy 20g rửa sạch, nấu nước uống ngày 2 lần, mỗi lần nửa bát con, chữa ho suyễn ở trẻ em.
Lá khế tươi 20g giã với lá chanh 10g, thêm nước gạn uống, chữa cảm nắng. Để chữa ngộ độc nấm, rắn cắn, lấy lá khế, lá hoặc quả đậu ván đỏ, mỗi thứ 20g, lá lốt 10g, dùng tươi, giã nát hoà với 200ml nước sôi để nguội, chắt lấy nước uống làm một lần. Trong thời gian có dịch sốt xuất huyết, hằng ngày uống nước sắc lá khế 16g, lá dâu 12g, lá tre 12g, sắn dây 12g, mã đề 8g, sinh địa 8g có tác dụng phòng bệnh.
- Quả khế: Dùng riêng, nước ép quả khế uống hằng ngày cung cấp lượng vitamin C khá cao cho cơ thể chống bệnh viêm loét chân răng (scorbut) và chữa ngộ độc.
- Hoa khế: Được dùng với tác dụng thanh nhiệt sát khuẩn, giảm ho.
- Dùng phối hợp: 7 quả khế, cắt mỗi quả lấy một miếng khoảng 1/3 phía gần cuống, đổ vào một bát nước, sắc còn nửa bát, uống lúc nóng, đồng thời lấy một quả khế giã nát với một củ tỏi, đắp vào rốn để chữa tiểu tiện không thông. Để chữa sốt cao, co giật ở trẻ em lấy quả khế 10g, lá dây đòn gánh 10g, lá ngải cứu 8g, lá nhọ nồi 8g, rễ táo rừng 6g phơi khô sao vàng sắc uống.
Theo SKDS
Phòng ngừa thủy đậu, sởi, rubella và quai bị cho trẻ Nếu người mẹ mang thai nhiễm rubella trong ba tháng đầu thai kỳ là rất nguy hiểm. Vì, vi-rút rubella từ máu của mẹ thông qua nhau thai làm chậm quá trình phát triển, và gây ra các biến chứng, dị tật nguy hiểm cho thai nhi như: sinh non, đục thủy tinh thể (mù), điếc mắc bệnh tim bẩm sinh dị dạng...