Hóa thạch khủng long nguyên vẹn hơn 100 triệu năm
Các nhà khoa học đã phát hiện hóa thạch của loài khủng long mới được giữ nguyên vẹn nhất từ trước tới nay.
Hóa thạch khủng long được giữ nguyên vẹn nhất từ trước tới nay.
Hóa thạch khủng long cổ đại vô tình được phát hiện vào năm 2011 bởi công nhân điều khiển máy Shawn Funk tại một khu mỏ gần pháo đài McMurray ở Alberta, Canada.
Những phân tích gần đây cho thấy rằng hóa thạch là một loài khủng long ăn cỏ hoàn toàn mới với tên nodosaur sống cách đây 110 triệu năm. Sinh vật khổng lồ này vẫn còn hình dạng nguyên vẹn do xác của nó nằm ở dưới sông, có thể bị lũ quét sau khi chết.
Xác của khủng long sau đó bị cuốn trôi ra biển, chìm xuống đáy và được bao phủ bởi một lớp bùn, giúp bảo vệ hóa thạch nguyên vẹn như ngày nay. Nó đã cung cấp cho các nhà khoa học dữ liệu vô giá để tạo hình loài khủng long mới này.
“Chúng tôi không chỉ có bộ xương mà còn có cả hình dạng ban đầu của khủng long”, nhà nghiên cứu Caleb Brown nói với tạp chí National Geographic.
Video đang HOT
Đối với các nhà khoa học, việc phát hiện khóa thạch giống như trúng số độc đắc. Nhà cổ sinh vật học Jakob Vinther đến từ trường đại học Bristol cho biết, hóa thạch được giữ tốt đến mức “nó dường như vẫn sống cách đây vài tuần”.
Du khách có thể xem mô hình thực của khủng long nodosaur trong phòng thí nghiệm tại bảo tàng hoàng gia Tyrrell ở Drumheller, Alberta, Canada.
Theo Danviet
Độc đáo màn dạo đầu khi "yêu" của khủng long bạo chúa
Các nhà khoa học vừa khám phá một thói quen đặc biệt trong khi làm "chuyến ấy" của khủng long bạo chúa.
Khủng long đực và cái thích cọ mõm vào nhau khi giao phối, theo một khám phá mới
Khủng long bạo chúa có thể là sinh vật đáng sợ nhất từng sống trên Trái Đất, nhưng chúng cũng là những "người tình" nhạy cảm, theo một khám phá mới.
Loài vật ăn thịt khổng lồ này cao tới 6m, răng có thể thể dài tới 23cm. Theo nghiên cứu mới, mõm của khủng long bạo chúa - hay còn gọi là T-rex - nhạy cảm như ngón tay của con người.
Khủng long T-rex có thể đã sử dụng mõm để kiểm tra môi trường xung quanh, xây tổ, nhặt trứng và con mới sinh một cách cẩn thận.
Nhưng có khả năng khủng long đực và cái rất thích cọ khuôn mặt của chúng vào nhau trong khi giao phối, theo các nhà khoa học.
Mõm của loài khủng long được cho là khá nhạy cảm
Các nhà nghiên cứu Mỹ viết trên tạp chí Scientific Reports: "Trong chuyện tình dục, khủng long bạo chúa có thể đã cọ xát khuôn mặt nhạy cảm của chúng với nhau như một phần quan trọng của phần dạo đầu".
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi các nhà khoa học phát hiện một thành viên mới trong họ khủng long bạo chúa ở Montana, nước Mỹ. Thành viên mới này có tên khoa học là Daspletosaurus horneri (viết tắt là Horneri D).
Horneri D tồn tại trước cả T rex, khoảng 74 triệu năm trước, với chiều dài cơ thể 9m.
Đây là một phát hiện đầy bất ngờ với một loài vật hung dữ như khủng long bạo chúa
Khuôn mặt của Horneri D cung cấp những thông tin quan trọng cho các nhà khoc học, mở ra một cửa sổ mới về sự tiến hoá của khủng long bạo chúa.
Các nhà khoa học tin rằng loài khủng long nói chung và khủng long bạo chúa nói riêng có một lớp vảy lớn và phẳng trên mặt, với các vùng da bảo vệ xung quanh mõm và hàm.
Đáng chú ý, bề mặt cứng của phần mõm chứa nhiều lỗ thần kinh nhỏ. Điều này cho phép hàng trăm dây thần kinh tiếp cận với bề mặt của mõm, biến khuôn mặt khủng long thành một "bàn tay" siêu nhạy cảm.
Sự nhạy cảm tương tự cũng được tìm thấy ngày nay ở cá sấu, với hàng ngàn lỗ nhỏ nhạy cảm bao quanh hàm của chúng.
Theo Danviet
Tìm ra dấu chân khủng long nhiều chưa từng thấy ở Úc Phát hiện chấn động được xem là mở ra một thế giới hoàn toàn mới với các nhà nghiên cứu khủng long ở Australia và thế giới. Một dấu tích khủng long tìm thấy ở Australia. 21 dấu chân khủng long vừa được phát hiện trên bờ biển xa xôi ở Australia khiến các nhà khoa học vô cùng kinh ngạc. Họ đã...