Hoa cúc chữa viêm tuyến vú
Cây cúc còn gọi là kim cúc, cúc hoa vàng, hoàng cúc…, có tên khoa học là Chrysanthemum indicum L, họ Cúc (Asteraceae), là loài cây thảo sống hằng năm hay sống dai.
Thân cứng cao từ 0,8 -1m phân cành ở ngọn. Lá mọc so le, có thuỳ sâu, mép có nhiều răng; không cuống. Hoa có có màu vàng tươi với nhiều loài có hình dáng khác nhau và cho hoa đẹp nên người ta thường trồng làm cảnh hoặc bán hoa chưng trong ngày tết. Mùa ra hoa, quả từ tháng 10 – 12 cho đến tháng 4 năm sau.
Bộ phận là thuốc chủ yếu là phần quả, hoa được thu hái lúc trời khô ráo, hái hoa đem xông lưu huỳnh kỹ, xong nén chặt độ một đêm, khi thấy nước chảy ra đen là được, sau đó phơi nắng nhẹ (khoảng 3 – 4 nắng) hay sấy ở 40 – 50 oC đến khô. Nếu trời râm thì ban đêm phải sấy lưu huỳnh. Bảo quản ở chỗ khô ráo.
Theo đông y, hoa cúc có vị đắng – cay, tính hơi ôn, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt sưng đau, đau mắt đỏ có sưng, đau đầu chóng mặt, chữa cảm lạnh, cúm, viêm não nhẹ, viêm mũi, viêm da mủ, viêm vú, hoa mắt, huyết áp cao, viêm gan, kiết lỵ, chảy nước mắt nhiều…
Sau đây là những bài thuốc từ hoa cúc:
Video đang HOT
- Chữa cảm mạo phong nhiệt: Kim cúc 12 g, củ sắn dây 15 g, lá dâu tằm 10 g, rễ cây lau 8 g; bạc hà, cam thảo mỗi vị 5 g. Sắc uống ngày một thang chia 3 lần.
- Chữa viêm tuyến vú: Kim cúc 20 g; kim ngân hoa, bồ công anh, cam thảo mỗi vị 12 g. Sắc uống ngày một thang chia 3 lần cho đến lúc khỏi. Bên ngoài dùng lá kim cúc cùng hành, muối, giã nhỏ đắp nơi đau ở vú một lần trong ngày.
- Chữa các loại mụn nhọt, mụn nhọt sưng, nóng đỏ đau chưa lên mủ: Cúc hoa (hoa, lá, cành) 20g khô hoặc 60-80g tươi, Kim ngân (hoa hoặc dây) 12g, Bồ công anh 12g, Cam thảo 12g. Sắc kỹ, uống nóng, ngày một thang. Bên ngoài, dùng một nắm lá Cúc hoa tươi và 3 cây hành tươi rửa sạch, giã nhỏ, thêm vài hạt muối đắp, ngày 1 lần.
- Chữa viêm màng tiếp hợp cấp (mắt đau cấp tính): Thường kết hợp với các thuốc tư âm thanh can hỏa, dùng bài: Cúc hoa tán: Cúc hoa, Bạch tật lê, Mộc tặc thảo mỗi thứ 12g, Thuyền thoái 3g, Huyền sâm 12g, Liên kiều 8g, Khương hoạt 4g, sắc nước uống.
- Chữa chứng ngoại cảm phong nhiệt- chứng phong ôn giai đoạn đầu: Sốt hơi rét, đau đầu, mắt sưng đỏ thường gặp trong viêm đường hô hấp trên, viêm màng tiếp hợp cấp, dùng bài:Tang cúc ẩm: Tang diệp 6g. Cúc hoa 6g, Liên kiều 4g, Bạc hà 4g, Cát cánh 4g, Cam thảo 4g. Sắc uống.
- Phòng cảm cúm: Cúc hoa (cành, lá), Diếp cá, Kim ngân dây, mỗi vị 30g, đun sôi với 500ml nước còn 200ml. Lọc lấy nước, uống mỗi lần 20ml, ngày 3 lần.
- Đinh nhọt: Cúc hoa 12g, Bồ công anh 12g, Tử hoa địa đinh 30g, Kim ngân 60g, sắc uống.
Hoa cúc còn dùng để ướp trà. Uống trà hoa cúc còn giúp kiểm soát bệnh tiểu đường, chống lại sự tăng đường huyết và giúp ngăn ngừa những biến chứng phức tạp của căn bệnh này.
Theo VNE
Bị tê tay chân khi uống trà khổ qua, hoa cúc... đậm đặc?
Em nấu trà khổ qua, trà cỏ ngọt, trà hoa cúc,... đậm đặc uống thì có hiện tượng tê tê ở tay chân. Em bị sao vậy BS?
Em nấu trà khổ qua, trà cỏ ngọt, trà hoa cúc,... đậm đặc uống, thì có hiện tượng tê tê ở tay chân. Thậm chí hơi đau nhức người. Em bị sao vậy BS, khắc phục thế nào ạ?
(Thanh Châu - TPHCM)
Ảnh minh họa - nguồn internet
Chào bạn Châu,
Đúng như bạn nói, một số người cảm thấy nhức mỏi toàn thân khi uống trà khổ qua, tuy nhiên chỉ gặp ở một ít người thôi. Khi mới bắt đầu uống các loại trà này bạn nên dùng liều thấp (pha loãng), từ từ hãy chuyển sang đậm đặc hơn sẽ không thấy hiện tượng như bạn mô tả.
Nếu bạn là người có bệnh lý tiểu đường thì có thể dùng thường xuyên trà khổ qua và cỏ ngọt, có tác dụng hạ đường huyết rất tốt. Còn trà hoa cúc giúp thanh can nhiệt, bạn dùng thường xuyên không vấn đề gì cả.
Thân mến!
Theo VNE
Những thực phẩm bạn nên ăn khi thời tiết giao mùa Ngoài ra, do táo tàu có chứa một số lượng lớn các chất chống dị ứng như cyclic adenosine monophosph ate nên nó có thể ngăn chặn sự xuất hiện các triệu chứng của bệnh dị ứng. 1. Táo tàu: Ổn định tinh thần, chống dị ứng Táo tàu có tác dụng an thần, ích trí bổ não, tăng cảm giác thèm ăn,...