Phòng ngừa tai biến mạch não khi trời lạnh
Tai biến mạch não đang trở thành vấn đề quan trọng bởi vì tuổi thọ trung bình ngày càng tăng mà nguy cơ đột quỵ lại phụ thuộc vào tuổi tác. Đặc biệt, bệnh gia tăng khi thời tiết lạnh.
Tai biến mạch não là gì?
Tai biến mạch não xảy ra khi mạch máu cung cấp ôxy và các chất dinh dưỡng cho phần mô não đó bị tắc nghẽn hay bị vỡ ra. Khi điều này xảy ra thì các tế bào thần kinh trong phần não trên sẽ bị tê liệt, không làm việc được nữa. Do đó, phần cơ thể do chúng điều khiển cũng không còn chức năng như cũ.
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tai biến nhưng hay gặp nhất là một động mạch máu bị tắc bởi cục máu đông được gọi là huyết khối, nó được hình thành trong lòng động mạch. Hoặc các động mạch bị xơ vữa do trong mạch máu bị ứ đọng mỡ và dày lên. Điều này dần dần làm hẹp lòng mạch máu, gây chậm dòng chảy, đến một lúc nào đó tạo thành cục máu đông.
Cục máu đông trôi đi lang thang bị cuốn theo dòng chảy và bị nghẹt lại ở một mạch nào đó của não gọi là thuyên tắc não. Nếu một động mạch trong não bị vỡ ra gây chảy máu gọi xuất huyết não. Xuất huyết não có thể xảy trên bệnh nhân có xơ vữa động mạch và tăng huyết áp hoặc xảy ra sau chấn thương ở đầu hay một túi phình động mạch bẩm sinh bị vỡ.
Cục máu đông gây nghẽn mạch là một nguyên nhân tai biến mạch não
Nhận biết sớm dấu hiệu bệnh tai biến mạch não
Tứ chi tê liệt: bệnh nhân cảm thấy một bên mặt hoặc tứ chi tê liệt, đau nhức, cơ thể rã rời, miệng chảy nước bọt, hoa mắt chóng mặt… vài giờ hoặc vài ngày trước đó. Những biểu hiện này rõ nhất là sau khi ngủ dậy. Đây là một dạng phản ứng do hệ thống động mạch cảnh không cung cấp đủ máu, não thiếu máu, thiếu ôxy.
Đột nhiên mặt mũi tối sầm, không nhìn thấy mọi vật: hiện tượng này thường diễn ra trong vài giây hoặc vài phút và sau đó lại hồi phục thị lực bình thường. Điều này chứng tỏ võng mạc mắt bị thiếu máu tạm thời, khả năng lưu thông của mạch máu não bị thu hẹp nghiêm trọng.
Người bệnh có hiện tượng ú ớ: Không nói được hoặc khó nói hoặc không hiểu được người khác nói, có lúc tư duy lộn xộn, hỏi không đáp, gọi không thưa… Đây cũng là do việc cung cấp máu cho não bị thiếu, ảnh hưởng đến trung khu ngôn ngữ của vỏ não.
Người bệnh có hiện tượng hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, có lúc còn cảm thấy quay cuồng rồi đột ngột bị ngã bất tỉnh. Nguyên nhân là do động mạch không cung cấp máu cho não đủ gây ảnh hưởng đến tiểu não và các tổ chức thần kinh liên quan.
Đau đầu chóng mặt: Nếu người bệnh có tiền sử tăng huyết áp thì khi xuất huyết não, sự giao động của huyết áp sẽ tăng cao, gây ra đau đầu, chóng mặt, thậm chí kèm theo buồn nôn, nôn, trong người cảm thấy khó chịu… Rất có thể đã xảy ra hiện tượng xuất huyết não.
Ngáp nhiều: Ở người cao tuổi, do xơ cứng động mạch não, các mạch máu bị thu hẹp làm cho việc lưu thông máu chậm lại, gây thiếu máu, thiếu ôxy cho tổ chức não.Chức năng của não bị ảnh hưởng gây hiện tượng ngáp. Nếu trong một vài ngày, người cao tuổi có hiện tượng ngáp nhiều liên tục chứng tỏ não bị thiếu máu và có thể xảy ra tai biến cần cảnh giác.
Video đang HOT
Động mạch nuôi não bị xơ vữa hoặc tắc là nguyên nhân gây tai biến mạch não
Phòng ngừa như thế nào?
Tai biến mạch não xảy đến rất đột ngột, bệnh nhân không cảm thấy đau đớn gì. Vì vậy, bệnh nhân đôi khi không gọi được người trợ giúp, chính vì thế sẽ dễ mất đi quãng thời gian quí giá là thời gian chúng ta có thể cứu được bộ não (còn gọi giờ vàng) trong 3 giờ đầu bị bệnh. Khi bị tai biến mà phát hiện muộn, cho dù điều trị tích cực cũng dễ để lại di chứng nặng nề.
Do đó, phát hiện và điều trị tích cực các nguyên nhân gây tai biến là quan trọng như: điều trị tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tránh căng thẳng thần kinh, làm việc nghỉ ngơi hợp lý, tập luyện đều đặn vừa với sức mình, không uống nhiều bia rượu… Khi có các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, khó ở, mệt không rõ nguyên nhân…, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Số người tai biến mạch máu não thường gặp ở nước ta ở là độ tuổi ngoài 50, tỷ lệ nam mắc cao hơn nữ khoảng 3 lần. Có tới 80% bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp( trong khi đó hơn 2/3 bệnh nhân tăng huyết áp không tự biết mình mắc bệnh, và khi đã phát hiện tăng huyết áp rồi thì cũng có tới gần không được điều trị, trong số được điều trị thì số được chữa đúng cách chỉ non ), tiếp đó là những người bệnh tim, tiểu đường…
Thời gian xẩy ra tai biến thường từ 1 giờ sáng đến 12 giờ trưa, bệnh có nguy cơ tăng cao về mùa đông khi thời tiết thay đổi đột ngột. Ngoài triệu chứng thường gặp như đã nói ở trên, người bệnh có thể có những triệu chứng như: đau đầu vùng chẩm- gáy, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn cảm giác, mất ý thức, rối loạn tâm thần…
Theo VNE
Người lớn tuổi dùng thuốc dễ bị tai biến
Bệnh nhân, đặc biệt là người lớn tuổi sẽ không đạt được đầy đủ lợi ích của thuốc hoặc dễ bị tai biến và tác dụng phụ nếu dùng thuốc không đúng cách.
Thạc sĩ, bác sĩ Thân Hà Ngọc Thể, Trưởng Đơn vị Lão khoa, Bệnh viện ĐH Y dược TP HCM cho biết, tuy người cao tuổi chỉ chiếm 13% dân số nhưng chi phí điều trị thuốc cho họ lại chiếm đến 33% chi phí điều trị thuốc ở mọi lứa tuổi. Tỷ lệ bị tác dụng phụ ở nhóm người này nhiều gấp 2-4 lần so với người trẻ.
Ảnh minh họa: guardianlv
Những đặc điểm của người cao tuổi làm ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc
Những thay đổi về cấu trúc và sinh lý của các cơ quan trong cơ thể người cao tuổi sẽ làm thay đổi tác động của thuốc, dẫn đến tình trạng có thuốc dùng an toàn với người trẻ nhưng không an toàn cho người cao tuổi. Bên cạnh đó, người cao tuổi lại hay dùng nhiều thuốc và thường tuân thủ điều trị kém. Tất cả đặc điểm này làm cho việc sử dụng thuốc ở người cao tuổi kém an toàn và kém hiệu quả.
Có nhiều nguyên nhân làm người cao tuổi phải dùng nhiều thuốc
- Người cao tuổi mắc nhiều bệnh mạn tính đòi hỏi phải điều trị thuốc đặc hiệu (như bệnh tim thiếu máu cục bộ, tăng huyết áp, đột quỵ, rung nhĩ, trầm cảm...).
- Người cao tuổi có nhiều bác sĩ chăm sóc cho nhiều loại bệnh chuyên khoa.
- Không đi tái khám để được kê đơn thuốc lại.
- Không thể ngưng các thuốc không cần thiết do bị lệ thuộc.
- Bác sĩ không nhận ra bệnh nhân đáp ứng điều trị kém hay không tuân thủ điều trị.
- Bác sĩ kê đơn kiểu dòng thác, tức là dùng thuốc lần thứ nhất bị xuất hiện tác dụng phụ nhưng được chẩn đoán nhầm là xuất hiện thêm vấn đề mới nên được chỉ định dùng thêm thuốc thứ hai, thuốc này lại gây ra tác dụng phụ và cứ thế tăng dần số thuốc trong đơn.
Người cao tuổi hay có tương tác thuốc
Tương tác thuốc là tác động của thuốc này lên thuốc khác. Thuốc cũng có thể tương tác với thức ăn, tình trạng dinh dưỡng, các sản phẩm thảo dược, rượu và các bệnh lý có sẵn. Hậu quả của tương tác thuốc là làm tăng hoặc giảm tác dụng của thuốc, tăng tác dụng phụ và có thể gây ngộ độc.
Hậu quả khi dùng thuốc nhiều
- Tăng nguy cơ kém tuân thủ điều trị.
- Tăng nguy cơ xuất hiện phản ứng phụ của thuốc.
- Tăng tương tác thuốc.
- Tăng nguy cơ kê đơn kiểu dòng thác.
- Tăng nguy cơ xuất hiện hội chứng lão hóa (té ngã, tiểu không tự chủ, suy giảm nhận thức), dẫn đến giảm chất lượng cuộc sống.
- Tăng giá thành chăm sóc sức khỏe.
Một số điều người cao tuổi cần lưu ý khi sử dụng thuốc
Để việc dùng thuốc được an toàn và hiệu quả, người cao tuổi cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Trước tiên nên áp dụng các biện pháp không dùng thuốc để phòng và chữa bệnh.
- Không tự ý sử dụng thuốc bừa bãi, chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết và có chẩn đoán rõ rệt, dùng đúng chỉ định và phù hợp với chẩn đoán.
- Không tự ý tăng giảm liều, ngưng, thêm hay thay thế thuốc.
- Báo với bác sĩ những thuốc đang dùng thường xuyên (kể cả các thuốc bán không cần kê đơn, vitamin hay thực phẩm chức năng, thuốc nam, thuốc bắc...), tiền căn dị ứng thuốc.
- Theo dõi và lưu ý các rối loạn bất thường có thể do thuốc gây ra.
- Gặp và báo với bác sĩ ngay khi có các bất thường, có những triệu chứng nghi là do thuốc, khi không đủ điều kiện tài chính để mua thuốc.
- Tái khám định kỳ (ít nhất 1 lần/năm) để bác sĩ xem lại tính cần thiết của những thuốc dùng mạn tính, từ đó bác sĩ có thể đưa ra quyết định ngưng dùng những thuốc không cần thiết hoặc giảm liều.
- Người cao tuổi có giảm trí nhớ hoặc sa sút trí tuệ nên có người thân cho uống thuốc theo đơn.
- Nếu được, bệnh nhân hoặc thân nhân cần hỏi bác sĩ lý do dùng thuốc, cách dùng thuốc, thời gian sử dụng thuốc, các tác dụng phụ thường gặp, làm gì khi có tác dụng phụ, khi nào phải ngưng thuốc ngay, nếu ngưng thuốc sẽ bị gì.
- Mỗi loại thuốc đều có 2 tên, tên thương mại và tên hoạt chất. Cần lưu ý điều này để tránh dùng trùng, dẫn đến gấp 2 liều.
- Bảo quản thuốc cẩn thận, trong lọ hoặc vỉ có ghi tên thuốc rõ ràng.
- Sau khi xuất viện, cần hỏi kỹ dùng thuốc đơn mới thay cho đơn cũ hay dùng chung với đơn cũ để tránh dùng gấp đôi liều. Lưu giữ cẩn thận hồ sơ bệnh, các đơn vị thuốc.
Theo VNE
Nhiều bệnh nhân biến chứng nặng do trời lạnh Mỗi ngày, Bệnh viện Tim Hà Nội cấp cứu 24-28 bệnh nhân, chủ yếu là các biến chứng liên quan đến tăng huyết áp như: đột quỵ, nhồi máu cơ tim, bóc tách động mạch chủ... Trong khi trước đây con số này chỉ 15-18. Thống kê tại Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cũng cho thấy, số lượng bệnh...