Mẹo nhớ lâu cho người hay quên
Nếu làn người hay quên, bạn cần những mẹo sau để nâng cấp trí nhớ và khiến cuộc sống của mình dễ chịu hơn.
“Hình như mình có hẹn với ai?”
Vấn đề: Bạn hay quên những cuộc hẹn, địa chỉ, mã tài khoản và mật khẩu. Lưu ý nhé – bộ não không được thiết kế để lưu trữ dữ liệu dạng ký ức quy nạp này trong thời gian dài trừ khi bạn tác động phối hợp để nhớ chúng. Kiểu thông tin này vốn dĩ chẳng mấy thú vị lại có đời sống khá ngắn. Những ký ức quy nạp khác gồm có các ngày lịch sử và ngày sinh nhật.
“Hình như mình có hẹn với ai?” Ảnh: Real Simple.
Giải pháp: Cách duy nhất để làm mớ dữ liệu buồn tẻ này trở thành một phần cơ bản của bộ nhớ dài hạn của bạn là lưu trữ nó đúng cách để có thể gọi được chúng ra khi bạn cần đến. Nếu bạn không nỗ lực để học thuộc số PIN của mình, bộ nhớ ngắn hạn của bạn sẽ lập tức đào thải nó ngay. Hãy gắn những dữ liệu khô khan này với một ý nghĩa nào đó, có thể là một ngày trọng đại – như ngày sinh của người thân hay ngày kỷ niệm yêu nhau chẳng hạn.
Với những thông tin kém quan trọng hơn, như cuộc hẹn nha sĩ chẳng hạn, đừng cố nhớ làm gì cho nặng đầu. Những thứ như sổ tay, điện thoại di động sinh ra là để làm chuyện này, chứ không phải bộ não của bạn.
“Thật là quẫn trí!”
Vấn đề: Bạn quên mất mình đi vào phòng này để làm gì. Có lẽ bạn bị phân tán trên đường đi rồi, hoặc là điều này không đáng lưu tâm cho lắm để bộ não có thể ghi lại được.
Video đang HOT
“Mình vào đây làm gì nhỉ?” Ảnh: Real Simple.
Giải pháp: Hãy hình dung những gì bạn muốn hoặc cần trước khi bước vào phòng. Bạn có thể liên hệ thứ bạn cần với một cái gì khác liên quan. Ví dụ bạn cần lấy quần áo hè trong tủ, trên đường đi hãy tưởng tượng cảnh mình diện chúng ra sao trong mùa hè rực rỡ thế này. Những liên tưởng này khiến cho dữ liệu cần nhớ trở nên sinh động và đáng nhớ hơn. Khi bạn quên mất điều mình muốn và nghĩ “Sao mình vào đây nhỉ?”, hãy vẽ lại các bước diễn biến suy nghĩ, nếu ko có kết quả, thử tiếp với các bước lý tính. Hãy nhớ xem bạn muốn gì trước khi rời đi, bạn ở với ai và cảm thấy thế nào.
“Mình để chìa khóa ở đâu?”
Vấn đề: Bạn không thể nhớ ra chỗ cất chìa khóa, ví tiền hoặc thẻ nhân viên. Đây là vấn đề phổ biến và rất được quan tâm. Bạn có thể đã quăng đại chìa khóa đâu đó khi bước qua cửa trong khi đang bận tâm thứ gì khác. Vài giờ sau, bạn chẳng thể nào nhớ được bạn đã để nó ở đâu. Hành vi bỏ nó xuống không được ghi nhận vì chìa khóa dường như là vật quá đỗi tầm thường và chẳng có giá trị gì – bạn có lẽ sẽ không dễ quên một hóa đơn hay tiền bạc như thế. Nếu bạn không thấy điều đó quan trọng, bộ não sẽ loại bỏ nó ngay.
“Trời, mình để chìa khoá ở đâu ta?” Ảnh: Real Simple.
Giải pháp: Nếu bạn thường xuyên quên chỗ để những vật dụng thường xuyên này, hãy để tâm một chút khi bạn đặt chúng xuống. tự nhủ với bản thân – nhủ thầm hoặc thành lời về việc bạn đang làm: “Mình để chìa khóa trong túi áo khoác” – chẳng hạn. Tính nhất quán còn là chiến thuật tốt hơn nữa, nếu bạn luôn để chìa khóa vào một chỗ hàng ngày, bạn sẽ luôn biết nó ở đâu, tỉ lệ thất bại giờ thấp đi rất nhiều rồi. Một trí nhớ tốt thường đi kèm với việc phát huy nhiều thói quen tốt.
“Cái từ này…., sao không thể nhớ ra nhỉ?”
Vấn đề: Một từ ngữ, một bộ phim hay một cái tựa sách, hoặc tên những người bạn lâu không gặp ở ngay trên đầu lưỡi thôi, thế mà chẳng thể nào nhớ ra được.Đây là một vấn đề của toàn thể mọi người trên thế giới, và nó càng tăng lên khi chúng ta già đi. Điều này càng trở nên khó khăn hơn khi bạn cố gợi lại một thông tin đơn giản khi bạn căng thẳng hoặc đang giữ quá nhiều suy tư trong đầu một lúc.
Giải pháp: Đầu tiên, đừng quá căng thẳng – điều này xảy ra với mọi người mà. Sau đó, hãy hít một hơi dài để dọn sạch đầu óc. Quá nhiều thứ chồng chất trong đầu sẽ là kẻ thù của bộ nhớ. Tiếp theo, hãy nói lớn bất cứ dữ liệu nào liên quan đến tựa sách hoặc bộ phim như kiểu: “Nó là thứ gì đó giống như nước” hoặc “Nó bắt đầu bằng chữ S.” Gọi tên nam diễn viên điển trai của bộ phim hay nhân vật đặc sắc nhất của cuốn sách cũng có thể giúp gợi lại ký ức về nó. Nếu bạn vẫn bế tắc, hãy thay thế tạm thời bằng một từ khác, và hy vọng sẽ nhớ ra từ kia sau đó.
“Tên anh ta / cô ta là gì ấy nhỉ?”
Vấn đề: Bạn thấy thật khó khăn để nhớ những cái tên người. Bạn không đơn độc đâu, khoảng 90-95% người lớn gặp khó khăn với việc gọi tên người quen cũ. Vấn đề này có thể do lúc nhập dữ liệu vào bộ nhớ (bạn không để tâm lắm khi gặp người này), hoặc truy xuất (bạn không thể nào gọi nó ra được) hoặc là kết hợp cả hai nguyên do này.
Giải pháp: Hầu hết mọi người ghi nhận thông tin bằng thị giác, điều này giải thích vì sao bạn ít khi quên khuôn mặt mà thường chỉ quên tên. Vì vậy khi bạn gặp một người lạ, hãy nhìn họ thật kỹ, tự nhẩm đi nhẩm lại tên họ ít nhất 3 lần, tiếp đó hãy sử dụng tên để nói chuyện. Chẳng hạn, nếu bạn gặp Mai, hãy hỏi: “À Mai, bạn sống ở đâu nhỉ?”Bạn cũng có thể gắn cái tên với một đặc điểm nào đó đặc trưng của người đó để dễ nhớ và liên hệ giữa khuôn mặt và tên tuổi của họ hơn.
“Mình rút phích bàn ủi chưa nhỉ?”
Vấn đề: Bạn không thể nhớ được liệu mình đã tắt bếp, máy pha cà phê hay rút phích bàn ủi chưa.Khi bạn thực hiện các hành vi phản xạ, như tắt bếp, bạn đang sử dụng bộ nhớ thường trực. Đây là bộ nhớ dài hạn được sử dụng cho các hoạt động như đạp xe, đánh máy, hoặc tra khóa vào lỗ khóa. Bởi vì những hành vi này máy móc hơn là ý thức, bạn không nhận thức đầy đủ về hành vi của mình khi bạn thực hiện nó.
Giải pháp: Hầu hết thời gian bạn đều chắc chắn rằng mình đã tắt bếp, máy pha cà phê và rút phích bàn ủi. Nhưng nếu bạn thường xuyên lấn cấn là mình đã làm chưa hay thỉnh thoảng có quên thật, bạn cần phải dành tâm trí nhiều hơn vào thời điểm bạn thực hiện nó. Hãy nói lớn: “Bếp đã tắt”, “Bàn ùi đã rút phích.” Nếu bạn vẫn thấy mình quên, giải pháp an toàn là hãy chọn mua những sản phẩm có công tắc tự động và gắn các thiết bị cảnh báo. Bạn cũng có thể củng cố thêm sự an tâm của mình bằng cách dán những mảnh giấy nhắc nhở các thứ cần bật tắt ở cửa ra vào hoặc cửa phòng.
Theo VNE
Thuốc dị ứng cho người mang thai
Theo Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA), thuốc dùng cho thai phụ nói chung được phân theo các cấp độ và màu sắc A, B, C, D và X (thứ tự theo màu xanh - blue, xanh lá cây - green, vàng - yellow, đỏ - red và đen - black).
Nổi mề đay, sần ngứa, hắt hơi liên tục gây xung huyết mũi là những triệu chứng dị ứng khiến thai phụ càng thêm mệt mỏi. Chị Mai, 27 tuổi, nhân viên văn phòng tại TP HCM đang mang thai ở tuần 32, chia sẻ: "Tôi ngứa ghê lắm nên cứ gãi hoài khiến da bị trầy xước, từ đỏ chuyển sang thâm đen. Tôi không dám uống thuốc điều trị vì lo ảnh hưởng đến thai nhi nên cứ chịu đựng thế".
Khi triệu chứng dị ứng khiến bạn khó chịu, nên đến bác sĩ nhờ tư vấn thuốc uống để cải thiện tình trạng này.
Không chỉ có chị Mai rơi vào tình trạng này, mà nhiều thai phụ khác cũng vậy. Thạc sĩ Trần Thị Thanh Mai, giảng viên bộ môn Da liễu, Đại học Y dược TP HCM tư vấn lo lắng của những thai phụ như chị Mai là điều dễ hiểu. Bệnh dị ứng không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi nhưng khi bị dị ứng, thai phụ rất khó chịu, mệt mỏi, ăn uống thất thường, hạn chế nhiều món, thay đổi chế độ dinh dưỡng, mất ngủ từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, khi mang thai, bạn nên ăn nhiều đồ biển như tôm, cua, cá, nghêu, sò để bổ sung can-xi cho con. Tuy nhiên nếu cơ địa vốn dễ bị ứng với thực phẩm từ biển, bạn buộc phải tìm các cách bổ sung can-xi theo cách khác. Một số triệu chứng dị ứng đôi khi gần giống với bệnh khác như bị viêm mũi dị ứng gây hắt hơi, chảy nước mũi trong, có thể khiến thai phụ lầm với bệnh cảm.
Một số triệu chứng dị ứng nhẹ, có thể nhanh khỏi trong vài ngày. Tuy nhiên, khi các triệu chứng quá nặng gây khó chịu cao độ, bạn nên dùng thuốc điều trị dị ứng. Song, bạn phải có sự tư vấn của bác sỹ, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc dù thuốc không kê toa (thuốc OTC).
Theo Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA), thuốc dùng cho thai phụ nói chung được phân theo các cấp độ và màu sắc A, B, C, D và X (thứ tự theo màu xanh - blue, xanh lá cây - green, vàng - yellow, đỏ - red và đen - black). Trong đó, A là thuốc không gây nguy cơ bất thường cho thai nhi (màu xanh - blue); B là thuốc đã có nghiên cứu cho thấy không có tác hại cho thai trên động vật. (xanh lá cây - green); C là thuốc có tác dụng phụ cho thai. (vàng - yellow); D là có nguy cơ cho thai nhi, được bác sỹ chỉ định khi cân nhắc giữa lợi ích của thai phụ và thai nhi (đỏ - red); X là thuốc gây bất lợi cho thai (đen - black)
Mỗi loại thuốc lại có những thành phần mà chỉ có người có chuyên môn y khoa mới hiểu hết tác dụng của nó với bà bầu và thai nhi. Vì vậy, các bà mẹ mang thai cần đến gặp bác sỹ ngay khi có vấn đề (không riêng gì đối với bệnh dị ứng). Bác sĩ là người cân nhắc và quyết định dùng hay không dùng thuốc. Thông thường, các bác sĩ sẽ căn cứ dựa trên lợi ích của thai phụ và thai nhi để đưa ra quyết định.
Theo VNE
Chế độ ăn uống đúng cách cho người bị đái tháo đường Đối với bệnh nhân đái tháo đường, chế độ ăn kiêng phải chuẩn về chất lượng (hạn chế gluxit và lipit) và cố định về số lượng. Tiểu đường còn được gọi là đái tháo đường là một bệnh nội tiết do trong cơ thể thiếu hoặc không có nội tiết tố insulin. Chế độ ăn kiêng giữ một vai trò quan trọng...