Hình ảnh học sinh vùng cao Đồng Văn chống chọi với cái rét cắt da, cắt thịt
Trong những ngày giá rét thầy và trò học sinh vùng núi cao Đồng Văn vừa học vừa phải đốt lửa chống rét.
Nhiều trường đã phải sử dụng cách đốt củi trong chậu than để chống rét, đảm bảo sức khỏe cho các em học sinh.
Bà Mua Thị Hồng Minh, trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đồng Văn cho biết, Đồng Văn là một huyện vùng cao núi đá, hằng năm luôn chịu ảnh hưởng của nhiều đợt không khi lạnh, thời tiết rét đậm, rét hại.
Để đảm bảo sức khỏe cho học sinh khi đến trường học tập và sinh hoạt trong những ngày rét, Phòng Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các đơn vị trường học chuẩn bị tốt các điều kiện đảm bảo và chủ động trong việc tổ chức hoạt động giáo dục.
Hiện Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đồng Văn đã có văn bản chỉ đạo cụ thể các trường phối hợp tích cưc chống rét cho học sinh.
Trong đó Phòng yêu cầu, các đơn vị trường học cần trang bị các thiết bị sưởi ấm an toàn cho học sinh như: lò sưởi, máy sưởi, quạt sưởi…
Tuyệt đối không đốt than sưởi ấm cho học sinh ở trong phòng kín (nhất là các loại than tổ ong, than củi… khi cháy trong điều kiện thiếu không khí sẽ tạo ra loại khi cực độc: khí CO-cácbon monoxit).
Lớp học trong ánh lửa.
Nếu buộc phải sử dụng than để sưởi ấm, thì chỉ sử dụng trong thời gian ngắn, không sử dụng trong phòng kín, không để qua đêm trong phòng.
Phòng yêu cầu các đơn vị trường học phải tổ chức phòng chống rét, đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh khi thời tiết khắc nghiệt như: phòng học, phòng bán trú, phòng ăn… đảm bảo tránh gió lùa, đủ ánh sáng và giữ ấm cho học sinh; kiểm tra, nhắc nhở học sinh mặc đủ ẩm, giữ ẩm cơ thể; đặc biệt phòng chống dịch bệnh cho học sinh, đảm bảo đủ thức ăn và thực phẩm sạch, chế độ ăn hợp lý.
Chuẩn bị các loại thuốc thiết yếu phục vụ công tác y tế học đường; phối hợp với cơ quan y tế gần nhất để được hướng dẫn, xử lý những tình huống bất thường liên quan đến sức khỏe học sinh.
Video đang HOT
Trong các ngày rét đậm, rét hại các đơn vị trường học có thể điều chinh thời gian học sao cho học sinh không phải đến trường quá sớm; đồng thời bố tri các hoạt động ngoài trời hợp lý.
Bên cạnh đó, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đồng Văn cũng đã đưa ra các tình huống khẩn cấp, yêu cầu cụ thể với các trường hợp cho học sinh bán trú trên địa bàn huyện.
Một số hình ảnh chống rét của các cô trên vùng cao Đồng Văn:
Học sinh ở trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Lũng Táo phải đốt lửa trong lớp học. Lũng Táo là một trong những nơi lạnh nhất Đồng Văn.
Học sinh Lũng Táo phải học ngay bên bếp than hồng.
Các em học sinh ở Lũng Táo bên chậu than hồng.
Các em học sinh ở điểm Xà Lủng A của xã Vần Chải được các nhà hảo tâm gửi tặng áo ấm.
Ở trường Sủng Là, các em học sinh đã được trang bị đầy đủ chăn ấm.
Các bạn học sinh nam ở trường Phổ thông dân tộc bán trú Sủng Là bên lò sưởi.
Đèn sưởi ở Sủng Là cho học sinh nữ.
Các thầy cô giáo gia cố lại cho phòng học, phỏng nghỉ kín gió.
* Ảnh: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đồng Văn cung cấp
Bình Liêu: Chăm lo cho sự nghiệp giáo dục
Những năm qua, được sự quan tâm của Sở GD&ĐT, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể xã hội và đông đảo các tầng lớp nhân dân các dân tộc trong huyện, ngành GD&ĐT huyện Bình Liêu đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cơ bản đủ về số lượng, nhiệt tình, trách nhiệm. Cơ sở vật chất trường học được tăng cường đáng kể, là điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Ký túc xá Trường PTDTNT huyện Bình Liêu được xây mới, đưa vào sử dụng năm 2020, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh.
Cách thị trấn Bình Liêu 9 cây số, Trường Tiểu học Đồng Tâm, xã Đồng Tâm, huyện Bình Liêu, hiện có 1 điểm chính và 8 điểm lẻ; có 423 học sinh với 30 lớp, trong đó có 75 học sinh ở bán trú. Tỷ lệ học sinh là người dân tộc thiểu số chiếm trên 97%.
Thầy giáo Lương Trọng Thủy, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đồng Tâm, cho biết: Học sinh bán trú tại Trường được hỗ trợ mỗi tháng 15 cân gạo và hơn 500.000 đồng tiền ăn. Học sinh nghèo và cận nghèo được hỗ trợ chi phí học tập là 100.000 đồng/tháng. Do nằm tại xã đặc biệt khó khăn, giáo viên dạy tại Trường được hưởng 70% phụ cấp lương. Những giáo viên chưa hưởng đủ 5 năm khi dạy tại Trường còn được hưởng thêm 70% trợ cấp thu hút trên lương.
Gặp nhiều thầy cô giáo trong trường, chúng tôi nhận thấy, hầu hết các thầy cô đều thoải mái, yên tâm khi giảng dạy tại đây. Cô Sái Thị Hạnh, người dân tộc Tày, giáo viên Trường Tiểu học Đồng Tâm, chia sẻ: Năm 2015, biến cố lớn đến với gia đình tôi khi chồng tôi tai nạn nặng, chấn thương sọ não. Suốt một thời gian dài chăm sóc chồng bệnh nặng, tôi đã gặp không ít khó khăn, vất vả. Có lúc tôi tưởng chừng phải bỏ dở công việc nghề giáo. Dù vậy, được sự quan tâm, động viên của nhà trường và tình yêu thương của học trò, tôi vẫn tiếp tục gắn bó với sự nghiệp trồng người nơi vùng cao này.
Cũng bởi vì tình thương yêu vô bờ bến với học sinh vùng cao, sau những giờ dạy trên lớp, cô Hạnh lại dành thời gian của mình để giúp đỡ, hỗ trợ các em học sinh bán trú tại trường. Cô như người mẹ thứ hai khi dạy các em từ những việc nhỏ nhất như: Trồng và chăm sóc rau xanh, dạy các em gấp chăn màn, trò chuyện, tâm sự, chia sẻ buồn vui với các em...
Tiết học của các bé Trường Mầm non thị trấn Bình Liêu.
Dù là huyện miền núi, điều kiện còn nhiều khó khăn, nhưng những năm qua, huyện Bình Liêu đã luôn quan tâm đến giáo dục. Trước thềm mỗi năm học, UBND huyện Bình Liêu luôn chỉ đạo Phòng GD&ĐT huyện tiến hành rà soát cơ sở vật chất, nắm bắt nhu cầu xây mới, sửa chữa các điểm trường, đảm bảo tốt nhất cho năm học.
Riêng năm học 2020-2021, huyện đã sửa chữa 16 hạng mục, xây mới 2 hạng mục công trình trường học. Em Hoàng Thị Kim Oanh, lớp 8A, Trường PTDTNT huyện Bình Liêu, chia sẻ: Năm 2020, được huyện quan tâm, chúng em đã có thêm khu ký túc xá mới với 18 phòng. Vì thế, em rất thích mỗi khi đến trường.
Bên cạnh sự quan tâm về cơ sở vật chất, huyện Bình Liêu còn chú trọng phát triển đội ngũ, đáp ứng yêu cầu dạy học trong tình hình mới. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn ngành Giáo dục huyện năm học 2019-2020 là 754 người. 71,4% giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo. Tỷ lệ giáo viên trên chuẩn đạt 23,7%.
Toàn huyện hiện có 25 trường với 420/427 nhóm, lớp, trên 8.700 học sinh. Chất lượng giáo dục của huyện cũng có sự chuyển biến, dần đi vào thực tế theo hướng đánh giá phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
Ông Vi Tiến Vượng, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Bình Liêu, cho biết: Với sự quan tâm của huyện, sự hỗ trợ của các cấp, các ban, ngành, địa phương, việc dạy và học của thầy và trò ở huyện Bình Liêu đã phần nào vơi bớt khó khăn. Cơ sở vật chất trường học được tăng cường là điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Phát huy những kết quả đạt được, sự nghiệp giáo dục huyện vùng cao Bình Liêu sẽ bứt phá để tiếp tục gặt hái những "mùa quả ngọt" trong những năm tới.
Phụ huynh, giáo viên rẻo cao Nghệ An 'góp cơm' để tổ chức bán trú cho học trò điểm trường lẻ Bậc mầm non của Nghệ An hiện có hơn 660 điểm trường lẻ, tập trung ở những vùng sâu, vùng xa và vùng khó khăn. Vậy nhưng, đã nhiều năm nay, các điểm trường vẫn duy trì việc tổ chức bán trú cho trẻ để đảm bảo học sinh đến trường chuyên cần và đầy đủ. Bữa ăn bán trú tưởng là việc...