Hiệu trưởng trường ĐH Thành Đô: “Môi trường đại học là tự do…”
Nhắn nhủ với các tân sinh viên trong Lễ khai giảng, Hiệu trưởng trường ĐH Thành Đô Tiến sĩ Ngô Xuân Hà chia sẻ: “Môi trường học đại học tự do, không có cảnh thầy cô theo dõi, kèm cặp nhắc nhở các em học bài, cũng không có việc điểm danh, kiểm tra bài cũ như thời phổ thông. Kiến thức có được là sự lắng nghe, chắt lọc từ những bài giảng, là cả một quá trình tự học của bản thân…”
Ngày 11/9, Trường Đại học Thành Đô đã long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2018 – 2019.
Sinh viên trường ĐH Thành Đô trong Lễ Khai giảng
Tại Lễ khai giảng Tiến sĩ Ngô Xuân Hà, đã dặn do các tân sinh viên: “ Bản chất của đại học là tự học, tự sắp xếp thời gian cho mình. Người học cần thay đổi nhận thức của mình, chủ động trong việc quyết định và tự chịu trách nhiệm cho hành vi của mình, không ai gò ép. Môi trường học đại học tự do, không có cảnh thầy cô theo dõi, kèm cặp nhắc nhở các em học bài, cũng không có việc điểm danh, kiểm tra bài cũ như thời phổ thông.
Kiến thức có được là sự lắng nghe, chắt lọc từ những bài giảng, là cả một quá trình tự học của bản thân… ý thức của bản thân sẽ là yếu tố quyết định nhất với năng lực học tập của từng em.
Và một điều hết sức quan trọng, môi trường học tập đại học trong bối cảnh của nền công nghệ 4.0 cũng đòi hỏi người học cần trang bị cho mình khả năng thích ứng cao, sẵn sàng đối diện với những thay đổi, và tìm cách giải quyết chúng. Những kỹ năng như kỹ năng trao đổi, làm việc nhóm, tổ chức và quản lý thời gian, giải quyết vấn đề, giải quyết xung đột, tư duy phê phán, công nghệ thông tin, kỹ năng học tập tích cực, tiếng Anh v.v… đặc biệt cần thiết.
Vì vậy, hãy bắt đầu ngay vào việc xác định mục tiêu; hãy tự khám phá khả năng của bản thân, xác định điểm mạnh, điểm yếu và sở thích, hãy tự lập kế hoạch học tập cho mình, và chủ động điều chỉnh lộ trình nếu cần thiết để đi đến đích. Các em hãy tin rằng, trên hành trình đó, các em không đơn độc; các thầy cô, các anh chị các thế hệ sinh viên nhà trường cùng các trường đại học quốc tế và các doanh nghiệp có hợp tác với nhà trường sẽ luôn cùng đồng hành với các em.
Mỗi thầy cô giáo vừa là những người bạn sẻ chia niềm vui, nỗi buồn, vừa là người truyền lửa tri thức. Để trong tim mỗi thành viên Thành Đô luôn khắc sâu triết lý “ Trí – Năng – Nhân – Hòa“, luôn sáng mãi giá trị cốt lõi “ Chân – Chính – Chuyên – Chất“.
Video đang HOT
Hiệu trưởng trường ĐH Thành Đô đánh trống khai trường
Để ghi nhận những thành tích của sinh viên, đồng thời động viên, khích lệ tinh thần cố gắng của các em, cũng tại buổi Lễ, Nhà trường đã khen thưởng 25 sinh viên (trong đó có: 21 sinh viên đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện, 03 sinh viên có tinh thần vượt khó vươn lên trong học tập và 01 sinh viên đạt điểm cao trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018).
Tại buổi Lễ khai giảng, trường ĐH Thành Đô đã ký kết hợp tác đào tạo với 7 đơn vị giáo dục, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Nhật Hồng
Theo Dân trí
9 giáo viên Nghệ An sẽ tham gia Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc
Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2018 sẽ diễn ra từ ngày 13 đến ngày 21/9/2018 tại Thủ đô Hà Nội. Nghệ An sẽ có 9 giáo viên tham gia.
Tham gia Hội giảng lần này, có 56/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Có 370 giáo viên thuộc 90 nghề, đang giảng dạy tại hàng trăm cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên toàn quốc sẽ tham gia tranh tài.
Nghệ An có 9 giáo viên tham gia với các nghề: Công nghệ ô tô; Kỹ thuật chế biến món ăn; Hàn; Công nghệ Kỹ thuật cơ khí và Điện công nghiệp.
Giờ thực hành của sinh viên Trường Cao đẳng KTCN Việt Nam - Hàn Quốc. Ảnh: tư liệu
Các giáo viên sẽ tham gia thuyết trình bài giảng của mình và sẽ được đánh giá ở các nội dung: chuẩn bị hồ sơ, đồ dùng, thiết bị giảng dạy, mức độ phù hợp giữa mục đích, yêu cầu với nội dung bài giảng.
Đồng thời giáo viên cần tiến hành bài giảng phải phù hợp với trình độ học sinh, khối lượng kiến thức đưa ra trong một tiết giảng, bảo đảm độ chính xác, khoa học gắn với thực tiễn, trình bày logic. Giáo viên cũng cần xử lý tốt mọi tình huống sư phạm; đặc biệt phát huy tính tích cực của học sinh, sinh viên, gây hứng thú cho người học.
Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc được tổ chức định kỳ 3 năm một lần nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt; khuyến khích nhà giáo giáo dục nghề nghiệp học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; phấn đấu có đủ năng lực dạy học tích hợp đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề theo năng lực thực hiện; phát hiện các phương pháp giảng dạy, thiết bị, đồ dùng dạy học có hiệu quả cao; đánh giá năng lực giảng dạy thực chất của đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, trên cơ sở đó giúp các cấp quản lý xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo.
9 giáo viên tham gia hội giảng Giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2018:
1. Thầy Nguyễn Thành Nhân - Trường Cao đẳng Việt Đức tham gia trình giảng nghề Công nghệ Kỹ thuật cơ khí, thuộc tiểu ban động lực
2. Thầy Nguyễn Công Đại - Trường Cao đẳng Việt Đức tham gia trình giảng nghề Hàn, thuộc tiểu ban kỹ thuật hàn
3. Thầy Nguyễn Anh Tuấn - Trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc, tham gia trình giảng nghề Hàn, thuộc tiểu ban kỹ thuật hàn
4. Cô Nguyễn Thị Bích Ngọc - Trường Cao đẳng Du lịch - Thương mại, tham gia trình giảng nghề Kỹ thuật chế biến món ăn, thuộc tiểu ban Du lịch nhà hàng, khách sạn
5. Thầy Nguyễn Hữu Chỉnh - Trường Cao đẳng nghề Số 4 - Bộ Quốc phòng, trình giảng nghề Công nghệ ô tô, thuộc tiểu ban Động lực
6. Cô Đậu Thị Danh - Trường Cao đẳng nghề Số 4 - Bộ Quốc phòng, trình giảng nghề Điện công nghiệp, thuộc tiểu ban Kỹ thuật điện II.
7.Thầy Đặng Đức Chính - Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương 4, trình giảng nghề Xây dựng cầu đường, thuộc tiểu ban Tổng hợp 1.
8. Thầy Nguyễn Văn Diệu, Trường Trung KT-KT Nghi Lộc, trình giảng nghề Kỹ thuật chế biến món ăn, thuộc tiểu ban Du lịch nhà hàng, khách sạn.
9. Thầy Nguyễn Văn Hưởng, Trường Trung KT-KT Nghi Lộc, trình giảng nghề Hàn, thuộc tiểu ban kỹ thuật hàn.
Thanh Nga
Theo baonghean.vn
Hình ảnh học sinh lớp một vùng cao bỡ ngỡ ngày khai giảng Trong ngày khai giảng - "toàn dân đưa trẻ đến trường", những học sinh vùng cao xã Đak Ang (Ngọc Hồi, Kon Tum) khoác trên mình cũng bộ quần áo mới, được bố mẹ đến dân đến trường. Tuy vậy, nhiều em vẫn chưa có quần áo, các em đều chung nét mặt lo lắng, bỡ ngỡ... Các em học sinh xã Đak...