Hiểu “tâm lý” của tiền để giúp bạn thay đổi thói quen tài chính tốt hơn
Bạn có thành công với tiền bạc hay không không nằm ở kiến thức, chỉ số IQ hay mức độ giỏi toán của bạn. Đó là về hành vi. Để hiểu về hành vi sử dụng tiền của bạn, bạn cần hiểu tâm lý học về tiền của chính mình.
Tất cả chúng ta đều có những đam mê, nỗi sợ hãi và ước mơ ….khác nhau. Và khi chúng ta nghe đến từ tiền, tất cả chúng ta đều có những suy nghĩ và cảm xúc độc đáo. Hiểu được tâm lý về tiền có thể giúp chúng ta nhận thức được những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi đó khi chúng xuất hiện.
Tâm lý học về tiền là gì?
Bạn có thành công với tiền bạc hay không không nằm ở kiến thức, chỉ số IQ hay mức độ giỏi toán của bạn. Đó là về hành vi. Và mọi người đều có xu hướng có những hành vi nhất định hơn những người khác. Một khi bạn nhận thức được xu hướng của mình, bạn có thể khai thác sức mạnh của tâm trí, suy nghĩ và ý chí của mình – và bạn có thể thay đổi cuộc đời mình theo đúng nghĩa đen.
Tại sao tâm lý học về tiền lại quan trọng?
Cho dù chúng ta đang nói về tiền bạc hay toàn bộ cuộc sống của bạn, hiểu rõ bản thân là một yếu tố rất lớn trong việc tạo ra sự thay đổi có ý nghĩa.
Tự nhận thức là vô cùng quý giá. Chúng ta cần tìm hiểu thêm về tính cách và cách hoạt động của trí óc nếu muốn phát triển. Nếu chúng ta không nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu, nhận thức và xu hướng nào mà chúng ta đưa ra để bàn luận, chúng ta sẽ không bao giờ có thể dẫn dắt bản thân để cải thiện và đạt được các mục tiêu tài chính của mình.
Điều này cũng đúng với tiền của bạn, tài chính cá nhân chiếm 20% kiến thức và 80% hành vi. Và nếu bạn muốn tìm hiểu tận gốc lý do tại sao bạn cư xử theo cách bạn làm – tại sao bạn chi tiêu, tiết kiệm, nợ nần, ngừng đầu tư … – bạn phải tìm hiểu về tâm lý đằng sau cách bạn nhìn nhận tiền bạc.
4 cách tâm lý ảnh hưởng đến tiền của bạn
Mọi người đều khác nhau, và không có xu hướng nào trong số này là đúng hay sai. Dưới đây là bốn điều bạn cần xác định trong tư duy về tiền bạc của mình:
1. Người chi tiêu hay tiết kiệm
Hầu hết mọi người đều thấy khá dễ dàng để xác định xem mình là người chi tiêu hay tiết kiệm. Người chi tiêu có thể thấy rất nhiều khả năng sáng tạo khi nói đến tiền. Bất cứ khi nào có thêm tiền, bạn sẽ luôn muốn tiêu hết số tiền đó.
Người chi tiêu sẽ rất nghiện mua sắm, và thường thì số tiền họ kiếm được sẽ ngay lập tức được tiêu hết.
Mặt khác, bản năng đầu tiên của một người tiết kiệm là không tiêu tiền của mình. Họ cảm thấy tốt hơn nhiều khi tiền được cất giấu. Người tiết kiệm kiên nhẫn và sẵn sàng chờ đợi để mua hàng.
Thay vào đó, những người tiết kiệm sẽ cảm thấy vui hơn mỗi khi họ nhìn thấy số tiền trong tài khoản tiết kiệm của mình tăng lên mỗi ngày.
Điều nguy hiểm đối với một người chi tiêu, nếu bạn chi tiêu tất cả những gì bạn kiếm được, bạn sẽ bị phá sản. Và với những người tiết kiệm, nếu bạn tiết kiệm mọi thứ bạn kiếm được, bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều trải nghiệm thú vị trong cuộc sống.
2. Người nguyên tắc và phóng khoáng
Video đang HOT
Những người nguyên tắc thường được coi là những kẻ lập dị khi luôn tổ chức ngân sách một cách rõ ràng để mang lại cho họ cảm giác hài lòng khi biết họ đã chi tiền vào đâu mỗi tháng và tìm cách làm cho tiền hoạt động tốt hơn nữa.
Những người phóng khoáng thường không thích những chi tiết – bởi đây là điều giúp họ tận hưởng cuộc sống. Các danh mục mua sắm và giải trí về cơ bản là những chi tiêu chính của họ. Những người phóng khoáng thích sống cuộc sống một cách trọn vẹn nhất!
Người phóng khoáng luôn muốn tận hưởng cuộc sống một cách tốt nhất.
Người nguyên tắc cần tinh thần tự do nên chi một chút tiền vào ngân sách cho các danh mục không cần thiết, như những buổi hẹn hò lãng mạn, kỳ nghỉ và tiệc sinh nhật.
Người phóng khoáng cần học cách tạo những nguyên tắc giúp mình tạo ra một ngân sách thực tế để kiểm soát tài chính tốt hơn. Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn rằng những người nguyên tắc sẽ là những người tiết kiệm – vẫn có rất nhiều người rất thích việc chi tiêu nhưng vẫn theo dõi ngân sách sát sao.
3. Người an toàn hay địa vị
Bạn được thúc đẩy tài chính bởi sự an toàn hay bởi địa vị? Đối với điều này, bạn có thể thành thật với bản thân khi bạn nghĩ về điều gì thúc đẩy bạn khi bạn chi tiêu hoặc tiết kiệm. Điều này chính là chìa khóa để tạo nên tâm lý học về tiền của bạn.
Những người coi trọng sự an toàn muốn sự an toàn mà tiền có thể mang lại. Họ muốn biết họ có thể vẫn sống tốt khi bị mất việc, đủ khả năng chi trả cho các trường hợp khẩn cấp y tế hoặc thậm chí chỉ là giảm thu nhập hay không. Nếu bạn là một người an toàn, bạn cần đề phòng việc sống trong sợ hãi. Nỗi sợ hãi có thể khiến bạn không giúp đỡ người khác một cách hào phóng, hay đầu tư cho việc nghỉ hưu, hoặc thậm chí là chi tiền cho một đôi giày mới khi đôi giày bạn đi hàng ngày đã bị thủng và rõ ràng cần phải thay.
Nếu bạn coi tiền là địa vị của ai đó, thì đó cũng là cách bạn đo lường thành công. Số tiền bạn có ảnh hưởng đến ngôi nhà mà bạn sống, các hoạt động mà bạn tham gia và khả năng cho những kỳ nghỉ trong mơ của bạn.
Sẽ chẳng có gì sai khi bạn kiếm được nhiều tiền và sẵn sàng chi cho những kỳ nghỉ sang trọng, nhà lầu, xe hơi. Nhưng hãy luôn chú ý để tránh sa đà vào việc chi tiêu quá mức.
4. Gia đình và tuổi thơ của bạn
Cách bạn nghe cha mẹ nói (hoặc không) về tiền – chắc chắn đã ảnh hưởng đến thái độ của bạn về tiền bạc ngay từ khi còn nhỏ. Chỉ riêng điều này sẽ không xác định được suy nghĩ về tiền bạc của bạn, nhưng bạn nên lưu ý.
Có thể bạn là một người tiết kiệm vì bạn lớn lên trong nghèo khó và việc chi tiêu nhiều hơn cho bất cứ thứ gì khiến bạn cảm thấy không an toàn.
Cách gia đình bạn sử dụng tiền như thế nào cũng ảnh hưởng rất nhiều tới cách bạn quản lý tiền bạc – theo một cách mà bạn không hề chú ý tới.
Hay bạn có thể là một người luôn thấu chi và thường xuyên nợ nần do ảnh hưởng từ phong cách sống của cha mẹ bạn.
Tâm lý tiền ảnh hưởng như thế nào đến quyết định của bạn
Sự thật là tiền chỉ là một tấm kính lúp – nó khiến bạn trở nên giống con người của mình hơn. Nếu bạn tử tế và hào phóng, bạn sẽ còn tử tế và hào phóng hơn với tiền bạc. Nếu bạn thô lỗ và tự cho mình là trung tâm, bạn sẽ càng thô lỗ và coi thường tiền bạc hơn. Tiền đơn giản là một công cụ và bạn phải xác định phải làm gì với nó.
Có hàng trăm quyết định nhỏ mà chúng ta đưa ra mỗi ngày mà không hề nhận ra rằng nó bị ảnh hưởng bởi cách chúng ta nhìn nhận tiền bạc. Ví dụ như bạn là một người coi tiền là địa vị của mình, bạn có nhiều khả năng coi trọng một chiếc ví hàng hiệu hoặc một chiếc xe hơi sang trọng và tìm cách biện minh cho việc mua sắm nhiều bởi điều đó khiến bạn cảm thấy thành công.
Một mặt, điều này có nghĩa là bạn chỉ thích những thứ tốt đẹp – tất nhiên, không có gì sai khi có những thứ tốt đẹp nếu bạn có đủ khả năng. Nhưng biết bạn có xu hướng coi tiền là địa vị, nghĩa là bạn sẽ phải kiểm soát chi tiêu của mình tốt hơn để tránh mua sắm quá đà và thể hiện mình hơn người khác bằng những món đồ hào nhoáng.
Đừng bao giờ quên hỏi mình 6 câu này trước khi săn hàng khuyến mại
Một trong những thói quen tài chính tồi tệ nhất mà nhiều người mắc phải chính là mua đồ theo ý thích. Chúng ta đã quá quen với việc mua mọi thứ bằng thẻ tín dụng rồi trả tiền sau mà quên đi hậu quả mà việc mua hàng có thể gây ra sau đó.
Ngày hội mua sắm Black Friday đang đến gần. Những quảng cáo sản phẩm, lời mời gọi "một lần duy nhất trong năm", "giá không thể rẻ hơn"... khiến bạn không thể cưỡng lại việc rút hầu bao?
Hãy nhớ đến lần gần nhất bạn thấy hối hận vì đã chi tiền cho một thứ chẳng hề hữu dụng. Đừng bao giờ quên hỏi bản thân 6 câu này trước khi mua bất kỳ sản phẩm nào.
1) Tôi có đủ khả năng thanh toán mà không cần dùng thẻ tín dụng hay vay mượn không?
Bạn có thể cười khi nghe thấy điều này vì nó rất rõ ràng song thực tế là nhiều người không thể vượt qua được ngay rào cản này. Đó cũng là lý do họ thất bại trong việc chi tiêu hợp lý và luôn mắc vào những khoản nợ.
Câu hỏi đầu tiên mà bạn cần đặt ra trước khi săn sàng khuyến mãi không nên chỉ dừng ở: "Tôi có đủ tiền mua cái này không?". Lý do là bởi nhiều người sẽ đưa ra những lý do biện minh cho việc họ thanh toán bằng thẻ tín dụng.
Nếu bạn cần đến thẻ tín dụng hay đi vay mượn để mua một thứ gì đó, điều này có nghĩa rằng bạn không thể mua được. Tốt nhất hãy tiết kiệm và mua khi đã có đủ tiền trong tay.
Sự hiểu biết về khả năng thanh toán sẽ giúp bạn đưa ra được những quyết định đúng đắn, thay vì mang thêm gánh nặng.
2) Tại sao tôi muốn mua cái này?
Đúng! Điều mà bạn cần trả lời được chính là lý do bạn muốn mua thứ gì đó. Nếu bạn muốn mua một chiếc điện thoại đời mới chỉ để gây ấn tượng với ai đó, để trông "chất chơi" hơn, lý do của bạn sẽ là không phù hợp.
Tất nhiên, để cưỡng lại nhu cầu mua sắm và trả lời được câu hỏi này là điều không hề dễ dàng. Chúng ta luôn muốn mình phải bắt kịp được với phong cách, công nghệ và xu hướng truyền thông xã hội mới nhất.
Bạn nhận được tin nhắn và email mỗi ngày, những thứ khiến bạn phải nhanh chóng thốt lên kinh ngạc. "Ưu đãi phút chót!", "Giá sẽ không bao giờ thấp như này nữa!", "Bạn luôn cần có một chiếc ... trong tủ quần áo mùa hè của mình!"...
Hãy học cách đưa ra quyết định một cách đúng đắn. Bạn cần biết vì sao mình cần mua món đồ đó, lập kế hoạch chi tiêu cụ thể để chống lại sự cám dỗ từ truyền thông, quảng cáo. Hãy chi tiền cho những thứ thực sự đem lại hạnh phúc, niềm vui cho bạn thay vì lãng phí tiền của mình chỉ vì ý kiến của người khác?
3) Tôi sẽ sử dụng cái này trong bao lâu?
Đừng quá chú ý đến giá bán mà quên đi giá trị sử dụng thực sự của sả
n phẩm đó. Hãy luôn nghĩ đến tương lai xa hơn thay vì chỉ quan tâm tới cảm xúc lúc nhìn thấy sản phẩm đó đang treo lên kệ.
Trả lời câu hỏi thời gian sử dụng của sản phẩm sẽ giúp bạn tránh được sự hối hận khi quyết định bốc đồng và giúp tiết kiệm một khoản tiền kha khá.
Ngay cả một người không mấy ăn diện cũng khó lòng không xao xuyến trước chiếc váy đang được quảng cáo giảm tới 75%, cơ hội trong 1 ngày duy nhất. Điều bạn cần làm là kiềm chế bản thân khi nhận ra một giao dịch mua không thực tế lắm.
Những món đồ "trông có vẻ xinh xinh, hay hay" và đang được giảm giá dễ khiến bạn rinh về mà không nghĩ rằng mình sẽ sử dụng trong bao lâu. Một chiếc quần âu có giá 1 triệu đồng với chất lượng cao, có thể mặc đi làm hàng ngày nên được cân nhắc mua hơn một chiếc váy 800 nghìn nhưng chỉ mặc được đi ăn cưới, dạ hội rồi sau đó cất tủ.
Đừng chỉ quan tâm tới cảm xúc nhất thời. Suy nghĩ xa hơn về việc liệu bạn sẽ dùng nó bao nhiêu lần sẽ có thể giúp bạn tiết kiệm tiền.
4) Tôi đã sở hữu một cái gì đó tương tự chưa?
Có một sự thật thú vị là chúng ta thường rất dễ mua hàng lặp đi lặp lại chỉ vì bản thân không nhớ nổi mình đã sở hữu thứ gì đó tương tự chưa hoặc đơn giản là vì muốn nâng cấp.
Trước khi mua sản phẩm gì, hãy có kế hoạch trước để có thể cân nhắc kỹ lưỡng hơn và đảm bảo mình chưa có sản phẩm nào như thế. Hãy kiểm tra tủ quần áo trước khi mua một chiếc váy và kiểm tra tủ lạnh trước khi mua đồ ăn.
5) Nó có phù hợp với giá trị của tôi không?
Nếu bạn muốn một cách dễ dàng để nói "không" với việc mua hàng, đây chính là một câu hỏi hữu dụng.
Tiết kiệm là điều quan trọng và cần thiết song nó không có nghĩa rằng chúng ta cần ngừng chi tiêu, sống một cách kham khổ. Hãy chi tiêu hợp lý, biết bỏ tiền cho những thứ làm tăng thêm giá trị của mình.
Hãy tạo một danh sách những điều có thể góp ích cho bạn, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên giảm dần. Trước khi bỏ tiền ra mua bất cứ thứ gì, hãy đối chiếu xem, sản phẩm đó nằm trong phần nào thứ tự ưu tiên, đem lại giá trị gì cho bạn.
6) Tôi có đủ không gian cho nó không
Đây là một câu hỏi nhanh, chủ yếu nên dành cho các giao dịch mua những sản phẩm chiếm nhiều diện tích trong không gian sống của bạn.
Bạn có chỗ cho sản phẩm đó không? Hay bạn sẽ để tạm nó lên nóc tủ, gác xép, trong nhà kho? Hãy nghĩ đến điều này một cách nghiêm túc vì có những sản phẩm thực sự chỉ xuất hiện một vài lần trong phòng sau khi mua và sau đó nằm im lìm một góc trong nhà kho.
Không gian rất quý giá. Đừng để bất cứ thứ gì không hữu ích làm chật chội thêm không gian sống của bạn.
Những thói quen tài chính cần học khi bạn là các ông bố, bà mẹ đơn thân Bạn vừa mới chia tay và chính thức trở thành một ông bố bà mẹ đơn thân? Hãy dắt túi những mẹo quản lý tài chính này để bạn luôn có thể chăm sóc tốt cho bản thân và con cái. Theo nghiên cứu, một ông bố/ bà mẹ đơn thân đang cố gắng điều hành một hộ gia đình có nguy cơ...