Hiệu quả từ mô hình “Nhóm trẻ vui chơi đọc sách”
Địa bàn xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum, người dân phần lớn là đồng bào dân tộc Xê Đăng.
Để giúp trẻ phát triển các kỹ năng học nói tiếng Việt một cách toàn diện, năm 2016 Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đăk Tô phối hợp với Trường Mầm non xã Ngọc Tụ xây dựng mô hình “Nhóm trẻ vui chơi đọc sách” tại điểm Trường Mầm non thôn Đăk Tông, xã Ngọc Tụ.
Học sinh thực hành kể chuyện sau giờ đọc sách.
Mô hình đến nay vẫn được duy trì hiệu quả. Định kỳ, vào chiều thứ tư hằng tuần, các cô giáo mời khoảng 5-10 học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 sang đọc sách cho các em mầm non.
Video đang HOT
Thông qua mô hình, trẻ không chỉ nắm được thông tin, kiến thức trên sách, báo mà còn tăng cường giao lưu, học hỏi. Sách được các cô giáo vận động, quyên góp trên địa bàn huyện và định kỳ bổ sung số đầu sách để đa dạng nội dung, thu hút học sinh tham gia sinh hoạt.
Mô hình đã góp phần thực hiện tốt Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025″. Tỷ lệ trẻ nói và viết tiếng Việt trước khi vào lớp 1 ngày càng tăng, góp phần nâng cao kỹ năng nói tiếng Việt của trẻ và chất lượng giáo dục dân tộc thiểu số tại địa phương.
Cô giáo Tô Thị Tơ, Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Ngọc Tụ cho biết: “Nhà trường được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum tặng giấy khen vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện giai đoạn 1 đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số”.
Thay đổi phương pháp tiếp cận sách
Trường THCS Phước Bửu (TT. Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc) đã đưa vào sử dụng phòng đọc sách được hơn 1 tháng. Phòng đọc sách rộng hơn 100m2 với trên 4.000 đầu sách.
Mang sách vào trường học, trực tiếp hướng dẫn HS cách chọn sách hay, cách đọc phù hợp, tương tác trực tiếp; biến mỗi tiết đọc sách từ nhàm chán trở nên thú vị, khơi dậy niềm đam mê đọc sách ở mỗi HS là những cách làm ý nghĩa mà Thư quán Cao Gia Hòa Books and Friends (30, Tôn Thất Tùng, TT. Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc) đã thực hiện hơn 3 tháng qua.
HS Trường TH Láng Sim trong tiết đọc sách tại phòng học.
Ông Cao Huy Hoàng là một doanh nhân và là chủ nhân Thư quán Cao Gia Hòa Books and Friends. Sau giờ làm việc, ông vẫn giữ thói quen đọc sách - vốn được hình thành từ nhỏ.
Ông luôn băn khoăn, trăn trở khi những quyển sách hay, chứa đựng lượng kiến thức khổng lồ nhưng không thu hút sự chú ý từ độc giả, đặc biệt là các em HS. Do vậy, ông đã ấp ủ ý tưởng làm mới cách tiếp cận để sách đến với nhiều người đọc hơn.
Ý tưởng đó đã thành hiện thực từ tháng 10/2020, khi ông xây dựng được đội ngũ tình nguyện viên khoảng 30 người, phần đông là HS THPT trên địa bàn huyện có niềm đam mê với sách. Thực hiện ý tưởng đó, đội ngũ tình nguyện viên đến các trường TH, THCS để hỗ trợ HS trong những tiết đọc sách.
Trường THCS Phước Bửu (TT. Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc) đã đưa vào sử dụng phòng đọc sách được hơn 1 tháng. Phòng đọc sách rộng hơn 100m2 với trên 4.000 đầu sách. Nhà trường đã liên kết với Thư quán Cao Gia Hòa Books and Friends mang đến những đầu sách mới là truyện tranh về các vĩ nhân, nhân vật lịch sử... được viết ngắn gọn, đầy đủ ý, hình ảnh đẹp mắt để giúp ích cho việc học tập của HS.
Từ khi đưa vào hoạt động, phòng đọc sách trở thành nơi để thư giãn cho HS sau những giờ học căng thẳng. Bà Nguyễn Thị An Thùy, cán bộ phụ trách thư viện Trường THCS Phước Bửu cho biết, trước đây các em HS thường qua Thư quán để đọc sách.
Từ ngày có phòng đọc tại trường và những đầu sách mới do Thư quán mang tới, HS đến phòng đọc đông hơn. "Những ngày đầu, mỗi ngày có 35-40 HS đến đọc sách vào giờ ra chơi, nay con số đã lên tới gần 50 em. Ngoài ra, vào buổi chiều, nhiều HS cũng đến để đọc sách", bà Thùy nói.
Trong các buổi đọc sách, tình nguyện viên của Thư quán thường đưa ra những câu hỏi xoay quanh nhân vật trong truyện để HS trả lời. Em Phạm Thị Anh Thư, lớp 6A9, Trường THCS Phước Bửu cho biết: "Em được các anh chị hướng dẫn cách chọn sách hay, cách đọc sách đúng. Đồng thời trong tiết đọc sách, em cùng các bạn tham gia trả lời câu hỏi nên thuộc lòng nội dung sách vừa đọc. Em rất vui vì đã biết thêm được nhiều nhân vật lịch sử, tích lũy thêm kiến thức sau mỗi tiết đọc sách".
Nhằm lan tỏa niềm đam mê đọc sách ở mỗi HS, Trường TH Láng Sim (TT. Phước Bửu) đã xây dựng tủ sách để trong mỗi lớp học. Tuy vậy, những nỗ lực của Ban Giám hiệu nhà trường chỉ thu hút được một phần nhỏ các em HS tham gia. Để thay đổi phương pháp thu hút HS, nhà trường đã liên kết trao đổi sách với Thư quán Cao Gia Hòa Books and Friends.
Đội ngũ tình nguyện viên của Thư quán đã tham gia hỗ trợ HS để giờ đọc sách thêm sinh động và hiệu quả hơn. Ông Nguyễn Văn Hoàng, Phó Hiệu trưởng Trường TH Láng Sim cho hay, sau hơn 3 tháng liên kết, trường đã nhận nhiều phản hồi tích cực của phụ huynh và GV. Tiết đọc sách diễn ra rất sôi động, HS hăng say phát biểu, dạn dĩ hơn, dành nhiều thời gian cho đọc sách hơn.
Ông Đinh Văn Anh, Phó Chủ nhiệm Thư quán Cao Gia Hòa Books and Friends cho biết, Thư quán mang sách đến trường nhằm khơi gợi đam mê, nuôi dưỡng tình yêu sách trong HS. Qua những tiết đọc sách trên lớp, những truyện tranh thú vị trong sách sẽ kích thích trí tò mò, mong muốn tìm hiểu thêm trong sách vở của HS. Từ đó, khi về nhà, các em có thói quen tìm những cuốn sách hay, bổ ích để đọc. Ngoài ra, những điều đọc được trong sách sẽ giúp HS có thêm kỹ năng, hiểu biết về nhiều lĩnh vực, giúp ích cho việc học hành.
Trẻ nên đọc nhiều sách văn học Nền giáo dục ở các quốc gia phát triển luôn đánh giá cao sức mạnh to lớn của văn chương đối với sự phát triển của các thành viên trong xã hội. Niềm vui từ trang sách của học sinh Trường THCS Bình An (Q.8, TP.HCM) - Ảnh: CHÂU HUỲNH BẢO NGÂN Hi vọng với sự quan tâm đúng mức đối với văn...