Hiệu quả từ mô hình điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 tại nhà của Campuchia
Kể từ tháng 4/2021, Bộ Y tế Campuchia đã xem xét việc điều trị cho các bệnh nhân mắc COVID-19 (F0) có triệu chứng nhẹ tại nhà để giảm tải cho các cơ sở chữa bệnh, trong bối cảnh các ca mắc mới liên quan đến “sự cố lây nhiễm cộng đồng ngày 20/2″ vẫn tăng nhanh mỗi ngày.
Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Kinh nghiệm điều trị F0 tại nhà là mô hình được Campuchia áp dụng theo Mỹ, Pháp và một số nước châu Âu mà những nước này thực hiện từ năm 2020, trong bối cảnh số ca mắc mới COVID-19 gia tăng.
Tính đến tháng 7/2021, tức là chỉ sau 3 tháng áp dụng mô hình này (thời điểm số ca mắc COVID-19 mới tại Campuchia tăng trung bình 900 người và và trường hợp tử vong khoảng 20 ca/ngày), tỷ lệ số bệnh nhân có triệu chứng nhẹ (hoặc không có biểu hiện rõ rệt) lựa chọn được điều trị tại nhà riêng đã tăng đáng kể.
Theo Giám đốc Sở Y tế Phnom Penh Ngy Mean Heng, riêng trong tháng 7 vừa qua, khoảng 1.000 bệnh nhân COVID-19 có triệu chứng nhẹ (hoặc không có biểu hiện rõ rệt) được điều trị tại nhà. Tuy nhiên, thời điểm đó, cơ quan chức năng Campuchia chỉ cho phép thực hiện điều này với các cư dân Phnom Penh.
Video đang HOT
Kể từ khi Bộ Y tế Campuchia công bố bộ nguyên tắc điều trị tại nhà (SOP) vào cuối tháng 4/2021, tính đến tháng 8/2021, đã có khoảng 1.301 bệnh nhân được điều trị theo hướng này và khoảng 268 người trong số này đã bình phục hoàn toàn. Theo bộ trên, một số tỉnh thành khác tự quyết định xin phép thực hiện hướng điều trị này trong trường hợp cần thiết vì nguồn lực tại các bệnh viện cần được để dành cho những bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch.
Sở Y tế Phnom Penh và Bộ Y tế Campuchia chỉ cho phép các bệnh nhân có triệu chứng nhẹ được điều trị tại nhà sau khi đã kiểm tra sức khỏe của họ và đánh giá điều kiện cơ sở vật chất tại nhà riêng. Trao đổi với báo giới hồi tháng 7, Quốc vụ khanh Bộ Y tế Campuchia Ngov Kang giải thích: “Những người được phép điều trị tại nhà phải trong tình trạng sức khỏe ổn định và tự đảm bảo khả năng mưu sinh. Nếu nhà họ quá nhỏ hoặc chật chội, cách điều trị này không được áp dụng vì có thể lây bệnh sang cho những người hàng xóm. Việc điều trị tại nhà riêng được thực hiện trên cơ sở tự nguyện. Chúng tôi không bắt buộc ai phải điều trị ở nhà, nhưng phải đảm bảo rằng họ không phải là người nghèo và có thể tự đảm bảo cuộc sống trong khi được điều trị tại nhà”.
Cũng từ cuối tháng 8/2021, các cơ quan chức năng Campuchia đã cho phép các phòng khám tư nhân có thể điều trị cho bệnh nhân COVID-19 có triệu chứng nhẹ tại nhà riêng nếu các đơn vị được cấp phép này tuân thủ chặt chẽ những quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế nước này.
Theo Bộ Y tế Campuchia ngày 8/12, trong 24 giờ qua, nước này phát hiện 14 ca mắc COVID-19, 13 trường hợp bình phục và 4 ca tử vong (trong số này hai người chưa tiêm vaccine).
Campuchia thí điểm cho phép bệnh nhân triệu chứng nhẹ điều trị tại khách sạn
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, ngày 3/9, Bộ Y tế Campuchia đã ban hành hướng dẫn về thí điểm khai thác khách sạn ở Phnom Penh và Siem Reap để cung cấp dịch vụ chăm sóc và điều trị COVID-19 với chi phí thấp cho các bệnh nhân có triệu chứng nhẹ.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 19/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Báo Khmer Times dẫn lời Bộ trưởng Y tế Campuchia ngày 2/9 xác nhận danh sách khách sạn đã được chính quyền Phnom Penh và Siem Reap chuẩn bị để tiếp nhận bệnh nhân COVID-19 có triệu chứng nhẹ và Bộ Y tế sẽ cho phép thử nghiệm cách làm này.
Đô trưởng Phnom Penh Khuong Sreng ngày 2/9 cũng cho biết chính quyền thành phố đã ra thông báo và đề nghị phối hợp với các chủ khách sạn để giúp các khách sạn đăng ký danh sách điểm điều trị COVID-19. Theo ông Sreng, Bộ Y tế đề nghị các khách sạn đăng ký phải có kỹ năng về chăm sóc sức khỏe và có đủ nhân lực để phối hợp với các bác sĩ trong điều trị bệnh nhân COVID-19 có triệu chứng nhẹ. Hiện đã có khách sạn tư nhân Kravan trên địa bàn thành phố nhận được giấy phép điều trị bệnh nhân COVID-19 có triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, nhân viên khách sạn chưa tiết lộ chi phí cho một ca điều trị là bao nhiêu
Chính quyền Phom Penh cũng cho biết, số ca mắc COVID-19 trên địa bàn đã giảm từ 400 ca/ngày xuống khoảng 200 ca/ngày trong những tuần gần đây và số ca tử vong vì COVID-19 cũng giảm từ 10 ca xuống 5 ca/ngày nhờ chiến dịch tiêm phòng được đẩy nhanh và nỗ lực của 14 quận trong thành phố trong việc phối hợp ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan.
Trước diễn biến dịch COVID-19 có xu hướng giảm, Đô trưởng Phnom Penh tối 2/9 đã ban hành quyết định thành lập nhóm công tác để đánh giá và giám sát việc mở cửa trở lại các cơ sở giáo dục tất cả các cấp ở Phnom Penh - nơi có mức độ lây nhiễm COVID-19 thấp. Tại tỉnh Kep (phía Nam Campuchia), khi dịch bệnh dịu đi, Sở Giáo dục, Thanh niên và Thể thao tỉnh đã thông báo kế hoạch mở cửa lại trường học trong tháng 9/2021. Kep là tỉnh thứ hai ở Campuchia báo cáo kế hoạch mở lại trường học, sau tỉnh Siem Reap.
Ngày 3/9, Bộ Thanh niên, Giáo dục và Thể thao Campuchia cũng đã đề ra thời hạn 2 tuần để tập hợp báo cáo chi tiết từ các tỉnh/thành trên cả nước về số lượng trường học trên địa bàn có thể được mở cửa trở lại một cách an toàn trong bối cảnh tỷ lệ lây nhiễm dịch COVID-19 đã được kiềm chế ở mức tương đối thấp tại mỗi địa phương. Trước đó, ngày 31/8, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã ra chỉ thị cho Bộ trưởng Bộ Thanh niên, Giáo dục và Thể thao Campuchia Hang Chuon Naron chuẩn bị mở cửa lại các trường học đã tương đối an toàn trước nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục - ông Hem Sinareth ngày 2/9 cho biết Bộ trưởng Hang Chuon Naron đã có cuộc họp trực tuyến với tỉnh trưởng và Giám đốc sở giáo dục các tỉnh/thành để thảo luận về việc mở cửa trở lại các trường học. Theo ông Hem Sinareth, bộ trên sẽ sớm tổng hợp các báo cáo từ các tỉnh/thành để đệ trình lên Thủ tướng Hun Sen chờ phê chuẩn, cho phép học sinh tại những nơi được đánh giá là an toàn trở lại trường học. Đô trưởng Phnom Penh Khuong Sreng đã dự cuộc họp trực tuyến với Bộ trưởng Hang Chuon Naron nhưng chưa quyết định số lượng trường học trên địa bàn có thể được mở trở lại. Tại Phnom Penh, có hơn 250 trường công lập, từ mầm mon tới lớp 12.
Hồi tháng 8/2021, tổ chức "Cứu giúp trẻ em Campuchia" (Save the Children Cambodia) và nhiều tổ chức phi chính phủ (NGO) khác đã gửi bản báo cáo ngắn có tên "Trở lại trường học an toàn" nhằm hối thúc Chính phủ Campuchia mở cửa trở lại các cơ sở giáo dục. Bản báo cáo chỉ ra hơn 3 triệu trẻ em Campuchia không thể đến trường trong vòng suốt hơn một năm qua sau hai đợt đóng cửa kể từ tháng 3/2020. Theo báo cáo, việc đóng cửa trường học đẩy trẻ em vào nguy cơ hổng kiến thức do phải học online và không bao giờ có thể quay lại quá trình học như cũ, thậm chí một số trường hợp sẽ bị gián đoạn hoàn toàn việc học hành. Báo cáo cho rằng việc đóng cửa trường học trong thời gian dài tác động nghiêm trọng tới kỹ năng, kiến thức của học sinh, và cũng có ít bằng chứng cho thấy việc đóng cửa trường học có thể góp phần kiểm soát được đại dịch vì nói chung dịch COVID-19 không gây nguy cơ cao đối với trẻ em.
Ngày 3/9, Bộ Y tế Campuchia thông báo ghi nhận 491 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua, bao gồm 165 ca nhập cảnh và 326 ca lây nhiễm cộng đồng. Bộ trên cũng thông báo có thêm 9 bệnh nhân COVID-19 tử vong. Tính đến nay, Campuchia ghi nhận tổng cộng 94.417 ca mắc COVID-19, trong đó 89.897 người đã khỏi bệnh và 1.939 người tử vong.
Thế giới đã ghi nhận trên 228,5 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 18/9, thế giới đã ghi nhận tổng cộng 228.547.886 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 4.695.452 ca tử vong. Số ca phục hồi trên thế giới hiện là 205.161.505 người. Tuy nhiên, vẫn còn 100.476 bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch. Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại...