Hiệp hội Nhi khoa Nhật Bản: Khẩu trang quá nguy hiểm cho trẻ dưới 2 tuổi
Trẻ dưới 2 tuổi không nên đeo khẩu trang vì chúng có thể khiến trẻ gặp khó khăn khi hô hấp và gia tăng nguy cơ nghẹt thở, theo cảnh báo của Hiệp hội Nhi khoa Nhật Bản trong lúc nước này mở cửa lại sau dịch.
Khẩu trang được cho có thể gây khó khăn cho trẻ – AFP/GETTY
Thủ tướng Shinzo Abe hôm 25.5 đã dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp tại Tokyo và 4 khu vực còn lại trên toàn quốc, sau khi số ca Covid-19 giảm đều khắp Nhật Bản. Tuy nhiên, ông cho hay có thể thay đổi quyết định nếu virus Corona chủng mới bắt đầu lây lan trở lại.
Để ngăn chặn dịch Covid-19 bùng phát, giới chuyên gia y tế trên toàn cầu đang khuyên mọi người nên đeo khẩu trang trong trường hợp khó duy trì giãn cách xã hội khi các quốc gia nới lỏng lệnh phong tỏa sau thời gian đóng cửa nền kinh tế.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Hiệp hội Nhi khoa Nhật Bản cảnh báo các bậc cha mẹ rằng khẩu trang quá rủi ro khi sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi.
“Khẩu trang có thể gây khó thở vì trẻ ở độ tuổi này có đường thở hẹp”, theo đó gây áp lực cho tim trẻ, đồng thời khẩu trang còn có thể gia tăng nguy cơ sốc nhiệt cho trẻ nhỏ, theo Reuters hôm 26.5 dẫn thông tin trên website của hiệp hội.
Từ đó, tổ chức này kêu gọi nên ngừng đeo khẩu trang cho trẻ dưới 2 tuổi, nhưng không đề xuất biện pháp bảo vệ an toàn chống dịch Covid-19 trong trường hợp này.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) và Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ cũng khuyên không nên sử dụng vải che mặt cho trẻ ở độ tuổi được đề cập ở trên.
Lái xe cần làm gì để tránh bị lây nhiễm COVID-19?
Chiều nay (21/2), Bộ Y tế đã có công văn gửi Bộ Giao thông vận tải về việc khuyến cáo phòng, chống dịch COVID-19 cho người điều khiển phương tiện giao thông công cộng và phương tiện sử dụng ứng dụng kết nối.
Người điều khiển phương tiện giao thông công cộng cần chú ý chủ động phòng dịch COVID-19. Ảnh: Gia Minh - Hạ Giang
Bộ Y tế cho biết, trước tình hình dịch COVID-19 có diễn biến phức tạp, để phòng tránh lây lan ra cộng đồng, Bộ Y tế đề nghị Bộ Giao thông vận tải và UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị triển khai, phổ biến nội dung khuyến cáo cho người điều khiển phương tiện giao thông công cộng và phương tiện sử dụng ứng dụng kết nối.
Theo đó, trước khi làm việc, người điều khiển phương tiện giao thông công cộng phải tự theo dõi sức khỏe bản thân. Nếu xuất hiện các biểu hiện như sốt, ho, khó thở, mệt mỏi phải đến ngay các cơ sở y tế để khám, tư vấn, điều trị, đồng thời, chủ động cách ly tại nhà; không được đi làm trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế; chuẩn bị các trang bị cần thiết đủ cho thời gian làm việc.
Trong khi làm việc người điều khiển phương tiện giao thông công cộng phải sử dụng khẩu trang khi tiếp xúc, trao đổi với hành khách. Chủ động thực hiện và hướng dẫn hành khách đeo khẩu trang đúng cách, che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay, ống tay áo để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp.
Khuyến cáo phòng, chống COVID-19 của Bộ Y tế. Ảnh: BYT
Cùng với đó, sử dụng găng tay phù hợp để giảm tíep xúc không cần thiết, không đưa tay lên mắt, mũi, miệng để tránh lây nhiễm bệnh, không khạc, nhổ bừa bãi; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trong ít nhất 30 giây khi có điều kiện hoặc sử dụng sản phẩm vệ sinh tay. Chủ động giữ gìn vệ sinh cá nhân, thường xuyên súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng.
Trong quá trình làm việc nếu người điều khiển phương tiện hoặc hành khách có biểu hiện sốt, ho, khó thở cần thông báo với đơn vị quản lý, đến cơ sở y tế gần nhất để khám, tư vấn và điều trị kịp thời. Sau khi trả khách phải khử khuẩn và vệ sinh cá nhân.
Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với Sở Giao thông vận tải tổ chức phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc các cơ sở quản lý vận tải triển khai, bố trí nguồn lực thực hiện, đồng thời, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện, kịp thời thông tin, phản ánh các vướng mắc về Bộ Y tế.
Theo viettimes
Chuyên gia giải thích lý do người mẹ chăm con nhiễm COVID-19 nhưng không mắc bệnh Việc người mẹ thường xuyên tiếp xúc với con nhiễm COVID-19 nhưng không nhiễm bệnh chứng tỏ việc phòng bệnh rất tốt. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã ghi nhận 16 ca dương tính với COVID-19, trong đó có 15 ca đã được điều trị khỏi. Trong số các ca đã chữa khỏi, bé gái 3 tháng tuổi ở Vĩnh...