Hiện tượng quái đản trong giáo dục do thầy cô ngộ nhận về quyền lực
“Việc quá đề cao vai trò của thầy dẫn đến hệ quả là một bộ phận thầy cô ngộ nhận về quyền lực của mình dẫn đến những hiện tượng quái đản thời gian qua như cô giáo không nói suốt 3 tháng, cô giáo bắt học sinh súc miệng bằng nước giẻ lau bảng…”
GS. TS Trần Ngọc Thêm, trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TPHCM chỉ ra điều này khi phát biểu tại hội thảo bàn về Văn hóa học đường đại học Việt Nam trong thời kỳ phát triển và hội nhập.
GS.TSKH Trần Ngọc Thêm phát biểu tại hội thảo
Ông Thêm cho rằng, việc quá đề cao vai trò người thầy dẫn đến hệ quả là quan niệm coi nghề giáo là nghề cao quý nhất, xung đột sâu sắc với thực tế là nghề giáo có thu nhập vào loại thấp nhất, những người “chuột chạy cùng sào” và có điểm thấp nhất thì vào sư phạm hoặc theo học ngành này vì được miễn phí… Vậy mà sau 4 năm, những giáo sinh này ra trường phải lãnh trách nhiệm trở thành mẫu hình lý tưởng cho học trò về mọi phương diện.
“Việc quá đề cao vai trò người thầy dẫn đến hệ quả là một bộ phận người thầy ngộ nhận về quyền lực của mình, dẫn đến những hiện tượng quái đản. Chẳng hạn như trường hợp cô giáo lớp 11 ở huyện Nhà Bè (TP.HCM) không nói suốt 3 tháng đứng lớp, cô giáo lớp 3 ở Hải Phòng bắt học sinh súc miệng bằng nước giẻ lau bảng… Như một phản ứng ngược lại dẫn đến sự cố học sinh lớp 8 bóp cổ cô giáo ở Bến Tre, học sinh lớp 12 đâm thủng bụng thầy ở Quảng Bình, phụ huynh xông vào tát cô giáo tại lớp học ở Hải Phòng, phụ huynh bắt cô giáo quỳ gối ở Long An…”, ông Thêm nói.
Ông Thêm cũng chỉ ra hàng loạt hệ quả của văn hóa học đường Việt Nam, trong đó từ xưa đến nay vẫn mục tiêu đi học về cơ bản vẫn để thi đỗ lấy bằng và có được địa vị cao trong xã hội. Để đáp ứng nhu cầu nay, người thầy làm công tác quản lý giáo dục thường muốn có nhiều trò thi đỗ, điểm cao nên thầy cô thường nhồi nhét kiến thức.
“Hệ quả là bệnh thành tích tràn lan, việc dạy thêm, học thêm trở thành vấn nạn; học trò chịu áp lực lớn, học giỏi vẫn nhảy lầu tự tử. Bệnh giả dối cũng tràn lan với vấn nạn học giả bằng thật, tệ quay cóp trong thi cử ở bậc phổ thông; việc sao chép trong làm tiểu luận, viết luận văn luận án không ít ở bậc đại học và sau đại học”, ông Thêm nêu lên.
Theo GS Thêm, triết lý giáo dục, sứ mệnh giáo dục, giá trị cốt lõi, chuẩn đầu ra của giáo dục Việt Nam trên thực tế đến nay cơ bản vẫn là “con ngoan trò giỏi”. Hướng đến “ngoan” theo nghĩa “vâng lời” cho nên tư duy phản biện không được khuyến khích; hướng đến “giỏi” theo nghĩa “thuộc bài” cho nên sách giáo khoa ở mọi cấp từ phổ thông đến ĐH luôn phải được biên soạn sẵn ngắn gọn để có thể học thuộc lòng.
Theo đó, mọi đề thi từ phổ thông đến ĐH đều phải có sẵn đáp án đính kèm. Mọi sáng tạo độc đáo khác với đáp án thường bị điểm kém. Ông Thêm cho rằng, với phương pháp lấy người thầy làm trung tâm và việc học thuộc lòng đã khiến việc học ĐH ở nhiều nơi hiện nay bị xem là “phổ thông cấp 4″.
Video đang HOT
GS Trần Ngọc Thêm chia sẻ bên lề hội thảo
Trước những vấn đề đó, ông Trần Ngọc Thêm cho rằng, việc khắc phục những vấn đề nổi cộm của văn hóa học đường Việt Nam, cách làm cải cách giáo dục với yêu cầu toàn diện nhưng lại thực hiện kiểu cuốn chiếu như hiện nay (xây dựng chương trình phổ thông tổng thể, sửa đổi luật giáo dục…) vẫn không tránh khỏi sự chi phối của các căn bệnh chắp vá, đối phó, nóng vội.
“Ở phương Tây lấy trò làm trung tâm, để hướng dẫn thì người thầy phải hiểu rất nhiều, còn ở trên lớp học trò sẽ phát biểu mà người thầy không có sẵn giáo án, thầy và trò dân chủ ngang hàng nhau trên lớp. Trong khi chúng ta hơn một chữ mà đã đòi làm thầy, đòi đạo đức, đòi đủ thứ rất phi lý và mâu thuẫn. Do đó, phải thay đổi rất nhiều ở cách nhìn về yêu cầu đối với người thầy.
Ở các nước khác họ lấy phát triển kinh tế làm chính, các công ty cần gì thì ĐH phải cung cấp cái đó. Đó là một kiểu giáo dục dịch vụ. Vì vậy, người thầy lên lớp cũng là làm dịch vụ. Về mặt luật pháp người thầy không vi phạm gì là được rồi và đừng đòi hỏi thầy, cô là ông thánh. Thầy lên lớp là thực hiện hợp đồng giáo dục và được trả lương từ học phí của học trò. Trách nhiệm người thầy lúc này là dạy làm sao chất lượng cao nhất. Thế mới là tuyệt vời rồi”, ông Thêm chia sẻ.
Lê Phương
Theo Dân trí
Gần 926.000 thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia 2018
Sáng nay (27/4), Bộ GD&ĐT tổ chức họp báo công bố các thông tin quan trọng của kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh 2018. Theo đó, tổng số thí sinh dự thi năm nay là 925.961, tăng 6,9% so với năm 2017.
Thí sinh dự thi tăng
Theo ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GD&ĐT, tổng số thí sinh dự thi năm nay là 925.961, tăng 6,9% so với năm 2017. Trong đó, thí sinh THPT là 855.356, thí sinh giáo dục thường xuyên (GDTX) là 70.604 và 56.971 thí sinh tự do.
Ông Trinh cho hay, số thí sinh đăng ký xét tuyển là 688.641, tăng 7,5% so với năm 2017. Tổng số nguyện vọng là 2.750.444, tăng 7,1% so với năm 2017.
Cũng theo ông Trinh, về bài thi tổ hợp, có hơn 341.000 thí sinh chọn bài thi khoa học tự nhiên (KHTN), chiếm 37%. Số thí sinh chọn bài khoa học xã hội (KHXH) là hơn 444.500, chiếm 48%. Như vậy so với năm 2017, tỉ lệ thí sinh chọn bài thi KHXH tăng hơn khoảng 5%. Có hơn 360.000 thí sinh đăng ký cả 2 bài thi tổ hợp, chiếm 4%.
Năm 2018, tổng chỉ tiêu tuyển sinh ĐH là 455.174 chỉ tiêu, tăng 1,2% so với năm trước. Thống kê của Bộ GD&ĐT cho thấy tổng chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả thi THPT là 344.275, tổng chỉ tiêu theo các phương thức khác là 110.899.
Riêng với ngành sư phạm, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT cho hay, tổng chỉ tiêu ngành Sư phạm giảm rất mạnh, tới 38%.
"Năm nay tổng chỉ tiêu vào các trường Sư phạm là 35.590, số chỉ tiêu xét kết quả thi THPT quốc gia là 24.369 (giảm 22,8% so với năm ngoái) và các phương thức khác là 11.221 (giảm 55,3% so với năm 2018). Tổng số nguyện vọng sư phạm là 125.261, giảm 29% so với năm trước", bà Phụng nói.
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT. (Ảnh: Đình Tuệ)
Chỉ tiêu ngành Sư phạm giảm mạnh
Trả lời câu hỏi của PV, bà Phụng cho biết, sở dĩ tổng chỉ tiêu của Sư phạm giảm khoảng 38% do qua khảo sát nhìn chung vẫn thừa thiếu cục bộ.
"Bộ GD&ĐT đã khảo sát ở các địa phương, nhu cầu sử dụng nhân lực sư phạm giảm. Đồng thời, Bộ tính đến số sinh viên Sư phạm chưa có việc làm nên quyết định giảm chỉ tiêu. Tuy nhiên, con số thí sinh đăng kí vào ngành này vẫn không quá giảm và vẫn nhiều em đăng kí vào ngành Sư phạm", bà Phụng cho biết.
Trao đổi thêm về vấn đề giảm chỉ tiêu cho ngành này, bà Phụng cho hay, việc giảm chỉ tiêu và ngưỡng đầu vào của ngành Sư phạm vẫn do Bộ quyết định nên chất lượng ngành này được nâng cao và hi vọng những em đăng kí vào Sư phạm là những em có học lực cao.
Thí sinh tham gia tư vấn tuyển sinh THPT quốc gia 2018 tại Hà Nội
"Trước khi tính toán chỉ tiêu tuyển sinh, Bộ đã có khảo sát về nhu cầu tuyển dụng và nhân lực giáo viên trong 5 năm theo cấp học và môn học.
Cụ thể năm 2018, Bộ tổng hợp và xác định con số cần tuyển để đáp ứng nhu cầu cho 63 tỉnh thành với con số 59.000 giáo viên.
Bên cạnh khảo sát chính thức này, cuối năm 2017, chúng tôi cũng có một số nghiên cứu khảo sát thì thấy số sinh viên tốt nghiệp chưa có việc làm trong 2 năm qua ra sao, số sinh viên Sư phạm đã làm ngành nghề khác và có sẵn sàng quay lại khi có cơ hội không...
Từ đó Bộ đã tính toán ra con số tốt nghiệp ngành Sư phạm nhưng chưa có việc làm là hơn 40.000 người. Trong đó, có khoảng 50% vẫn chờ cơ hội để vào ngành Sư phạm nếu có cơ hội.
Trên cơ sở này, Bộ quyết định năm 2018 chỉ giao chỉ tiêu sư phạm từ 35-36 nghìn để vừa kết hợp với đào tạo mới, vừa thu hút lại số đào tạo cũ trước đó quay trở lại nghề", bà Phụng chia sẻ.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
4 lưu ý quan trọng của Bộ GD&ĐT trong tổ chức thi THPT quốc gia 2018 Tại buổi gặp mặt báo chí thông tin về công tác thi THPT quốc gia, xét tuyển ĐH, CĐ 2018, Bộ GD&ĐT đã đưa ra một số lưu ý quan trọng trong tổ chức thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2018. Ảnh minh họa/internet Lưu ý trong đăng ký dự thi Thí sinh đươc bao lưu điêm...