Hiểm họa từ tài xế lạm dụng ma túy
Trong chương trình uống Methadone (dạng cai nghiện) tại TP HCM, các chuyên gia phát hiện nhiều bệnh nhân là lái xe đường dài từng dùng ma túy để tỉnh táo, an thần
Vụ tai nạn giao thông kinh hoàng tại Long An hiện vẫn là nỗi ám ảnh của nhiều người khi qua kiểm tra phát hiện tài xế dương tính với ma túy. Có điều ít ai biết cánh tài xế ngoài chịu áp lực công việc còn tiềm ẩn bệnh tật về thể chất, tinh thần, có thể gây hại cho bản thân và xã hội.
Suýt chết vì… quên ăn sáng
Kể lại trường hợp suýt chết của mình, anh V.B.N (38 tuổi, ở Long An), một tài xế xe tải vẫn còn sợ hãi. Anh bị bệnh đái tháo đường đã 12 năm và kiểm soát bệnh bằng cách tiêm insulin. Cách đây 2 tuần, anh N. được chẩn đoán và điều trị viêm phổi tại một bệnh viện (BV) địa phương và được bác sĩ (BS) chuyển từ dạng tiêm insulin bằng bút thành dạng lọ dùng với kim tiêm. Một buổi sáng, anh tiêm insulin với liều 25 đơn vị như thường lệ nhưng lại quên ăn sáng. Khi vừa lái xe ra khỏi nhà xe, anh cảm thấy mệt nhiều nên dừng xe bên lề đường và hôn mê sau đó.
Tình cờ nhân viên nhà xe phát hiện đưa anh vào BV địa phương sau 5 giờ hôn mê. Các BS phát hiện bệnh nhân bị tụt đường huyết nên xử trí cấp cứu rồi chuyển lên BV Nhân dân 115 (TP HCM) và được chẩn đoán hôn mê hạ đường huyết kéo dài; đái tháo đường type 2; viêm phổi nặng. Anh được cho thở máy, truyền đường để nâng mức đường huyết về bình thường. Sau 1 tuần điều trị tích cực, tri giác anh cải thiện dần; tỉnh táo hơn, có thể trò chuyện và nhận biết người thân nhưng rất chậm.
Theo ThS-BS Võ Tuấn Khoa, Khoa Nội tiết BV Nhân dân 115, đây là trường hợp hạ đường huyết nghiêm trọng và được cứu sống hy hữu ở bệnh nhân đái tháo đường đang sử dụng insulin. Các trường hợp hạ đường huyết quá lâu nếu không kịp thời cấp cứu có thể dẫn đến di chứng não không hồi phục và thậm chí gây tử vong.
“Đối với người làm các nghề như lái tàu xe, vận hành máy móc, thợ xây dựng… mắc bệnh đái tháo đường đòi hỏi an toàn lao động phải tuyệt đối. Vì tình trạng hạ đường huyết quá mức có thể xảy ra, ảnh hưởng đến ý thức bệnh nhân đột ngột, từ đó gây mất an toàn thậm chí tử vong và nguy hiểm cho người xung quanh. Do đó, bệnh nhân nên gặp các BS chuyên khoa nội tiết để có thể chọn các loại thuốc an toàn và được tư vấn hướng dẫn cách xử trí tạm thời hạ đường huyết khi xảy ra với bản thân. Nếu bệnh nhân bị hạ đường huyết nhiều lần nên cân nhắc chuyển đổi nghề khác” – BS Khoa khuyến cáo.
Video đang HOT
Áp lực mưu sinh, công việc đè nặng đôi tay giới lái xe đường dài. Ảnh: LÊ PHONG
Gục luôn trên vô lăng
Các chuyên gia nhận xét do áp lực công việc kèm bệnh tật tiềm ẩn mà không biết, giới tài xế bị đột quỵ, gục trong lúc lái xe là chuyện không hiếm. BS Huỳnh Thị Kim Dung, Tổng Giám đốc BV Đa khoa Vạn Hạnh (TP HCM), nhớ lại cách đây chưa lâu, BV đã tiếp nhận cấp cứu khẩn một tài xế đột quỵ tại quận 10. Anh này trong lúc chờ khách tại một trường học gần đó đã gục luôn trên tay lái. Chỉ đến khi khách gọi mãi không được, biết có chuyện xảy ra, khách kêu gọi nhiều người phá cửa xe để đưa nạn nhân đi cấp cứu.
TS-BS Nguyễn Huy Thắng, Trưởng Khoa Can thiệp Mạch máu não BV Nhân dân 115, cho hay trong số 11.787 bệnh nhân đột quỵ được BV tiếp nhận cứu chữa trong năm 2018 nếu thống kê theo ngành nghề, công việc thì bệnh nhân là tài xế, lái xe cũng chiếm tỉ lệ không nhỏ.
Các chuyên gia phân tích với đặc thù công việc thường xuyên trên những cung đường dài ngày, nếu chẳng may bị sự cố đột quỵ, tai biến thì chắc chắn bệnh nhân là cánh tài xế xếp vào loại nguy cơ tử vong cao nhất, đó là chưa kể những hiểm họa tai nạn kèm theo xảy ra bất ngờ cho cộng đồng, xã hội.
Làm bạn với chất cấm để tỉnh táo
Có một thực tế là nhiều tài xế xe tải đường dài, xe container thường tìm đến ma túy như một loại thuốc chống căng thẳng tinh thần… Theo giới tài xế, vụ tai nạn xe container đau lòng tại Long An mới đây, do tài xế dương tính với ma túy gây ra không phải là hiếm vì đã có rất nhiều vụ tai nạn thảm khốc tương tự xảy ra do người cầm vô lăng dùng chất kích thích.
BS Phạm Văn Trụ (nguyên Phó Giám đốc BV Tâm thần TP HCM), nhận định trong quá trình làm trưởng nhóm hỗ trợ chuyên môn chương trình Methadone TP HCM, các BS phát hiện nhiều bệnh nhân là tài xế lái xe đường dài từng phải dùng ma túy để tỉnh táo. Những tài xế này chia sẻ có nhiều nguyên nhân khiến họ tìm đến ma túy như một loại chất an thần. Trong đó, đáng kể nhất là do áp lực công việc, tăng chuyến, tăng ca để có nhiều thu nhập. Tuy nhiên, họ không nhận thức được điều này rất nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường vì thể chất, tinh thần các tài xế bị ảnh hưởng, nhất là não bộ. Khi lái xe sử dụng ma túy đá sẽ bị ảo giác và không làm chủ được quá trình điều khiển phương tiện giao thông. Chưa kể, cánh tài xế đồng thời sử dụng rượu và heroin khiến thần kinh ức chế quá đáng và chậm các phản xạ, đưa ra các quyết định xử lý tình huống sai lầm (thay vì đạp chân thắng thì đạp nhầm chân ga) sẽ gây ra các hậu quả nghiêm trọng.
NGUYỄN THẠNH
Theo nld.com.vn
Quên ăn sáng bị hạ đường huyết, tài xế hôn mê trên đường
Nam tài xế quê Long An bị bệnh tiểu đường, quên ăn sáng nên hạ đường huyết nghiêm trọng dẫn đến hôn mê sâu.
Thạc sĩ Võ Tuấn Khoa, Khoa Nội tiết, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP HCM), cho biết bệnh nhân 38 tuổi bị đái tháo đường khoảng 12 năm nay. Mỗi ngày anh phải tiêm insulin bằng bút tiêm. Cách nay 2 tuần, bệnh nhân điều trị viêm phổi tại bệnh viện địa phương. Khoảng 3 ngày sau, bệnh nhân được bác sĩ chuyển từ dạng tiêm insulin bằng bút thành dạng lọ insulin dùng với kim tiêm.
Một tuần trước, buổi sáng anh thức dậy và tiêm insulin bằng kim tiêm với liều 25 đơn vị như thường ngày. Tuy nhiên anh quên ăn sáng.
Bệnh nhân là tài xế xe tải. Khi vừa lái xe ra khỏi nhà, anh cảm thấy mệt nhiều nên dừng xe bên lề đường và dần hôn mê. 5 tiếng đồng hồ sau anh mới được mọi người phát hiện đưa đi cấp cứu. Bệnh nhân được xử trí tạm thời và chuyển từ Long An đến Bệnh viện Nhân dân 115 chiều cùng ngày.
Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân hôn mê hạ đường huyết kéo dài, đái tháo đường type 2, viêm phổi nặng. Bệnh nhân được hỗ trợ hô hấp bằng máy thở, truyền dịch glucose để đưa mức đường huyết về bình thường.
Sau một tuần điều trị nội khoa tích cực, tri giác của bệnh nhân mới cải thiện dần. Bệnh nhân hiện tỉnh táo hơn, có thể trò chuyện và nhận biết người thân nhưng rất chậm.
"Đây là trường hợp bị hạ đường huyết nghiêm trọng và được cứu sống hy hữu ở bệnh nhân đái tháo đường đang sử dụng insulin", bác sĩ Khoa chia sẻ. Các trường hợp hạ đường huyết quá lâu có thể dẫn đến di chứng não không hồi phục, thậm chí tử vong.
Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, phần lớn bệnh nhân hồi phục và không để lại di chứng.
Insulin thường được tiêm trước bữa ăn của bệnh nhân. Ảnh: apotekbebi
Theo bác sĩ Khoa, các yếu tố khiến nam tài xế bị hạ đường huyết quá mức gồm không chú ý thời điểm tiêm insulin và thiếu bữa ăn sáng. Loại insulin mà bệnh nhân đang dùng cần được tiêm trước khi ăn 30 phút. Liều insulin có thể thay đổi khi chuyển từ bút tiêm sang loại lọ tiêm dùng kèm kim tiêm. Bệnh nhân có thể chưa được bác sĩ hướng dẫn cách nhận biết và xử trí ban đầu khi bị hạ đường huyết.
Bác sĩ khuyến cáo với bệnh nhân đái tháo đường có nghề nghiệp đòi hỏi an toàn lao động tuyệt đối như lái tàu xe, vận hành máy móc, thợ xây dựng làm việc trên giàn giáo..., tình trạng hạ đường huyết quá mức có thể xảy ra làm mất ý thức đột ngột, rất nguy hiểm. Bệnh nhân được bác sĩ chuyên khoa nội tiết tư vấn chọn các loại thuốc an toàn, hướng dẫn cách xử trí tạm thời nếu bị hạ đường huyết.
Với bệnh nhân bị hạ đường huyết nhiều lần, bác sĩ nên khuyến cáo cân nhắc chuyển đổi nghề khác.
Lê Phương
Theo VNE
Suy nhược, gày còm vì nghiện game online Thấy con mải mê chơi game, mẹ cũng không để ý, chỉ đến khi con suy nhược cơ thể, gày còm, đi không vững, người mẹ mới hốt hoảng đưa con đi điều trị tâm lý. Ngày 7.11, tại buổi chia sẻ về mục tiêu Nghiên cứu về nghiện game và trầm cảm ở thanh thiếu niên do một nhóm bác sĩ thuộc...