Heo Thái Lan về nhỏ giọt, giá heo giống lại tăng
Các doanh nghiệp đã đăng ký nhập khẩu gần 4,5 triệu con heo Thái Lan nhưng đến nay mới có gần 9.000 con heo thịt về đến Việt Nam.
Ngày 8-7, trao đổi với Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Hữu Thắng, chủ trang trại Đồng Hiệp, thành viên Công ty Thùy Dương Phát – doanh nghiệp (DN) đầu tiên nhập khẩu heo thịt Thái Lan ở phía Nam, cho biết hiện trang trại đang bỏ trống vì chưa có heo về.
“Lô heo thịt 500 con đầu tiên của công ty nhập khẩu ngày 26-6 đã được xuất bán xong vào ngày 2-7 nhưng lô tiếp theo bị chậm nhiều so với kế hoạch. Theo dự kiến, từ 3-4 ngày công ty sẽ nhập 1.000 con heo Thái Lan cung cấp cho thị trường nhưng đang vướng thủ tục ở nước trung gian.
Nhập heo sống rất khó khăn, trong khi Việt Nam và Thái Lan không chung biên giới. Heo đưa từ Thái Lan qua Lào phải kiểm tra từng con rồi sang xe; đến Việt Nam lại kiểm tra, sang xe nên rất mất thời gian, nhân lực và chi phí. Nguồn cung heo của Thái Lan cũng hạn chế vì chỉ một số trang trại mới được phép xuất khẩu heo sang Việt Nam, trong khi nhu cầu của DN Việt Nam thì lớn” – ông Thắng phân tích.
Video đang HOT
Lô heo thịt Thái Lan đầu tiên nhập khẩu về khu vực phía Nam ngày 26-6.
Trong khi đó, Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết từ ngày 11-6 đến 15-6, qua đàm phán với Cục Thú y Thái Lan đã công nhận 13 trang trại/công ty của Thái Lan đủ điều kiện an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm để xuất khẩu heo sống sang Việt Nam. “Tính đến ngày 5-7, đã có 30 lượt DN Việt Nam đăng ký kiểm dịch nhập khẩu gần 4,5 triệu con heo sống từ 13 công ty xuất khẩu của Thái Lan. Trong đó, đã có 7 DN của Việt Nam nhập khẩu gần 9.000 con heo sống từ Thái Lan và đang tiếp tục nhập khẩu nhiều lô heo mới” – Cục Thú y thông tin.
Đáng chú ý, ngày 4-7, Cục Thú y nhận được văn bản của Cục Thú y Thái Lan đề nghị bổ sung nhiều công ty xuất khẩu heo sống vào Việt Nam. Tuy nhiên, qua rà soát Cục Thú y nhận thấy phần lớn các công ty này không có trang trại chăn nuôi heo (chỉ kinh doanh vận tải hàng hóa hoặc buôn bán heo).
Chính vì vậy, để bảo đảm các lô heo sống nhập khẩu vào Việt Nam có nguồn gốc từ những trang trại an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, đáp ứng các điều kiện đã thống nhất giữa hai nước, Cục Thú y đã báo cáo ngay với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về vấn đề này. Cục Thú y đang trao đổi, đàm phán với Cục Thú y Thái Lan, đề nghị cung cấp cho phía Việt Nam tài liệu liên quan của các công ty mới đăng ký bổ sung để xuất khẩu heo sống vào Việt Nam, nhằm bảo đảm đáp ứng các yêu cầu đã thống nhất với phía Thái Lan.
Do heo Thái Lan về nhỏ giọt nên giá heo hơi trong nước vẫn đứng yên ở mức 85.000 – 86.000 đồng/kg như thời điểm cách đây 1 tháng, khi Việt Nam cho phép nhập khẩu heo thịt để hạ nhiệt thị trường. Theo giới kinh doanh, nếu giá heo hơi trong nước giảm nữa thì DN sẽ ngưng nhập khẩu vì không còn lợi nhuận. “Năng lực sản xuất của Thái Lan khoảng 20 triệu con heo thịt/năm. Đây là đất nước du lịch nhưng ảnh hưởng Covid-19 nên không có khách đến dẫn đến dư heo nhưng không quá nhiều. Chính vì vậy, khi Việt Nam đẩy mạnh mua heo thì mặt bằng giá ở nước này tăng. Sau khi tính chi phí vận chuyển thì heo Thái Lan về đến Việt Nam cũng xấp xỉ 84.000 – 85.000 đồng/kg”- đại diện một DN nhập khẩu heo cho hay.
Heo thịt Thái Lan vừa đến cửa khẩu, heo C.P liền giảm giá
Lô heo thịt Thái Lan vừa đến cửa khẩu, chưa ra thị trường thì Công ty CP chăn nuôi C.P Việt Nam thông báo giảm giá heo mảnh.
Tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết hôm nay (17-6), lô heo thịt Thái Lan nhập khẩu đầu tiên đã về đến cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị) và đang thực hiện các thủ tục để thông quan. Chủ hàng là Công ty TNHH Thành Đô Nghệ An (tỉnh Nghệ An) thông tin xe hàng có số lượng 500 con (trọng lượng từ 90-130 kg/con).
Theo đăng ký, số heo Thái Lan trên sẽ về khu cách ly kiểm dịch tại xóm 3, xã Nghĩa Đức, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Thời gian cách ly là 5 ngày, kết quả xét nghiệm đạt yêu cầu, heo sẽ được mổ và đưa ra thị trường tiêu thụ.
Cùng ngày, Công ty CP chăn nuôi C.P Việt Nam - một trong những nhà chăn nuôi lớn tại Việt Nam - thông báo giảm giá 2.000 đồng/kg với heo mảnh, từ 106.500 đồng/kg xuống còn 104.500 đồng/kg, áp dụng từ hôm nay (17-6). Đồng thời, công ty cũng không tăng giá một số mặt hàng pha lóc từ 17-6 như thông báo trước đó đến các đại lý mà vẫn áp dụng giá cũ.
Đối với giá heo hơi, C.P Việt Nam vẫn giữ nguyên ở mức 81.000 đồng/kg. Đại diện công ty này giải thích nguyên nhân giảm giá heo mảnh là vì giá heo hơi trên thị trường có xu hướng giảm, chợ bán chậm.
Giá heo những ngày gần đây hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức rất cao
Việt Nam chính thức cho phép nhập khẩu heo sống từ Thái Lan với mục đích nuôi mổ từ 12-6. Chỉ có những trang trại trong danh sách được Cục Thú y Thái Lan phê duyệt mới được phép xuất khẩu sang Việt Nam. Trong danh sách này không có trang trại nào thuộc Công ty C.P Thái Lan (công ty mẹ của C.P Việt Nam). Lãnh đạo Công ty CP chăn nuôi C.P Việt Nam cho hay do C.P Thái Lan không có heo dư nên không xuất sang Việt Nam.
Theo ghi nhận của phóng viên, tuy giá thịt heo gần đây có bớt sốt nhưng vẫn còn đứng ở mức rất cao. Nhiều mặt hàng có giá bán lẻ vẫn ở mức hơn 200.000 đồng/kg, thậm chí 300.000 đồng/kg, tương đương giá một số loại thịt bò. Cụ thể, Vissan đang bán sườn non 300.000 đồng/kg, ba rọi rút sườn 290.000 đồng/kg, ba rọi 220.000 đồng/kg, thịt thăn 220.000 đồng/kg, đuôi heo 230.000 đồng/kg. Chỉ có 2 mặt hàng có giá dưới 100.000 đồng/kg là mỡ 90.000 đồng/kg và xương vụn 45.000 đồng/kg.
Dự kiến nhập khẩu 1,9 triệu heo thịt Thái Lan Ngày 17-6, Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thông tin hiện có 8 doanh nghiệp (DN) đủ điều kiện nhập khẩu heo thịt từ Thái Lan với số lượng dự kiến nhập khẩu hơn 1,9 triệu con. Trong ngày, lô heo thịt 500 con do Công ty TNHH Thành Đô Nghệ An nhập khẩu đã về đến cửa...