Mứt “4 không” tràn lan vỉa hè dịp Tết
Cao điểm cận Tết, ngay trên vỉa hè Hà Nội bày bán đủ loại mứt Tết, hoa quả sấy, bánh kẹo bắt mắt. Không che chắn, không bao bì, nguồn gốc, hạn sử dụng, những sản phẩm “4 không” này liên tục được người bán chào mời, quảng cáo là hàng Thái Lan, Nga, Úc, …
Tại phố Hàng Buồm (Hà Nội), chỉ đoạn đường dài chưa đến 100m đã có tới gần 20 quầy vỉa hè lớn nhỏ bày bán mứt, bánh kẹo phục vụ dịp Tết. Số lượng mặt hàng, giá cả giữa các quầy tương đối cạnh tranh, từ 150.000 – 350.000/kg mứt – hoa quả sấy, bánh kẹo tổng hợp đóng túi 1kg có giá 70.000 – 250.000 đồng/kg.
Số lượng mứt trên mỗi quầy khác nhau, “khủng” nhất lên tới gần 40 món. Điển hình, chỉ riêng nho khô có tới 4-5 loại. Để tiết kiệm cho khách, người bán không ngần ngại giới thiệu loại nho khô vàng của Trung Quốc, hình thức đẹp, giá lại chỉ bằng 1/3 các loại khác, ở mức hơn 100.000 đồng/kg
Mứt được đựng trong rổ, khay nhựa, không có bảng hiệu hay tem nhãn chú thích, … tất cả thông tin người mua có được đều thông qua trao đổi với chủ hàng. Khảo sát tại đây, người bán đều cho biết, mứt để được trong 1-1,5 tháng, thậm chí lâu hơn nếu cất tủ lạnh
Dưới trời nắng, bày bán sát đường nhựa xe chạy, mặc cho ruồi, nhặng, ong liên tục bâu quanh, mứt vẫn được bốc, cân, đóng gói tại chỗ bình thường
Video đang HOT
Phần lớn mứt tại “chợ vỉa hè” này được khẳng định là hàng Thái Lan, cao cấp hơn thì có chà là, mơ Úc sấy khô, nho khô Úc nguyên cành, hồng treo gió, … lên tới 350.000 đồng/kg. Đây là mức giá không rẻ nếu so sánh với mứt đóng hộp của nhiều thương hiệu Việt có tiếng trên thị trường
Số mứt này sẽ được đóng túi, hộp, khay, giỏ tuỳ yêu cầu của khách hàng. Hộp nhựa 0.3 – 0.5kg thường đóng lẫn 3-5 loại khác nhau, nếu lựa chọn khay gỗ, người mua có thể nhặt tới 10 món
Sau đóng gói, mứt vẫn không tem nhãn. Khay gỗ 1,6kg giá 430.000 đồng, là sản phẩm hiếm ở khu phố này do giá thành cao mà khối lượng ít, chỉ có sẵn tại một quầy ở đầu phố. Đây cũng là quầy duy nhất phủ nilon bảo quản thực phẩm
Ngoài mứt, bánh kẹo cân cũng được bày bán song song, không bao bì, không hạn sử dụng. Người bán giải thích, bánh kẹo đóng thùng 5kg nên khi bóc lẻ ra bán không còn bao bì gốc
In trên vỏ bánh, kẹo chủ yếu là tiếng nước ngoài, nhiều sản phẩm có hình thức giống 99% các hãng bánh kẹo ngoại nổi tiếng, chỉ khác ở tên hoặc một vài chữ cái. Một số loại có in địa chỉ cơ sở sản xuất tại Việt Nam nhưng không có hạn sử dụng
Một chủ hàng trên phố Hàng Buồm cho biết: “Không chỉ bán lẻ, chị còn đổ buôn đi nhiều nơi, bán cho khách mang đi nước ngoài. Khách quen chỉ cần báo mẫu qua zalo rồi chuyển khoản là có hàng. Sát Tết, mỗi ngày một giá, mấy hôm nữa tăng ít nhất 1,5 lần”
Theo tiền phong
Đặc sản 'lạ' đổ về Sài Gòn dịp Tết
Dừa nước lấy mật, cây kơ nia lấy hạt... là những loại đặc sản 'lạ' phục vụ ngày Tết được các vùng miền khai thác từ nguyên liệu thân thuộc.
Xuống TP HCM để kinh doanh tại một phiên chợ Tết, cô Thơ mang gần 20 kg hạt cây kơ nia từ Đăk Lăk để bán kèm với hạt sachi và cà phê. Chỉ trong sáng 23 tháng Chạp, số hạt kơ nia đã vơi đi khá nhanh vì lạ miệng với người dân thành thị. Hạt kơ nia được đóng thành cái gói 200 gram, giá 60.000 đồng.
"Hạt này mình thu mua từ người đồng bào. Họ đập quả cây khơ nia mọc tự nhiên rồi bán lại. Mình chỉ rang sấy rồi đóng gói. Lượng hàng không nhiều nên chỉ mang xuống Sài Gòn được vài chục kg", cô Thơ nói.
Hạt cây khơ nia bán phục vụ mùa Tết tại TP HCM.
Cũng từ một loại cây quen thuộc nhưng sản phẩm mật dừa nước sản xuất tại Cần Giờ cũng được xem là hàng "độc nhất vô nhị" trên thị trường. Dù đã kinh doanh được một năm, nhưng mật dừa nước vẫn là mặt hàng còn rất lạ với nhiều người.
Theo nhà sản xuất, mật dừa nước lấy nước từ cuống buồng dừa khi chặt khỏi thân. Trung bình mỗi buồng dừa khi chặt ra có thể hứng được khoảng 1 lít nước nhưng phải kỳ công chăm sóc để cuống dừa tiết ra nhiều nước nhất.
"Mình phải đến các vườn dừa nước, hướng dẫn cách 'mát xa' cho cuống dừa, tức kỹ thuật vỗ nhẹ vào cuống từ nhiều ngày đến một tháng trước khi thu hoạch. Nước tinh chất này có thể uống liền trực tiếp, vị thanh và lợ nhẹ của muối khoáng", anh Phan Minh Tiến, Giám đốc Công ty Dừa nước Việt Nam, cho biết.
Ngoài dừa nước tinh chất uống liền, công ty còn sản xuất mật dừa nước cô đặc, dùng thay thế cho đừa hoặc mật ong. Anh Tiến cho biết doanh số bán mật dừa nước tươi đang tăng trưởng rất cao. Riêng với mật cô đặc thì mỗi ngày sản xuất được một tấn, bán cả nước bằng kênh trực tuyến.
Đi chợ phiên "Tết Xanh - Quà Việt 2020", do Hội hàng Việt Nam Chất lượng Cao, Trung Tâm Dịch vụ Thương mại Nông nghiệp phía Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cùng BSA tổ chức, NSND Kim Xuân cho biết dù hàng ngày mua thường mua thực phẩm tại siêu thị hoặc trung tâm thương mại cho an toàn nhưng nỗi "nhớ chợ" trong máu vẫn còn nên Tết đến là phải đi chợ.
"Mỗi lần đi chợ lại thấy một cái mới. Năm nay tôi mua hạt kơ nia để đãi khác thay cho hạt hướng dương và hạt dưa. Đây cũng lần đầu tôi nghe đến mật dừa nước. Có những thứ mà từng tuổi này tôi mới biết đến Việt Nam mình có. Khám phá ra được tôi thích lắm", NSND Kim Xuân cho hay.
Từ trái sang, Hoa hậu Hương Giang, NSND KIm Xuân tại quầy bán mật dừa nước.
Bà Nguyễn Kim Anh - Quản lý phiên chợ cho biết chương trình quy tụ 100 doanh nghiệp, cung cấp trên 1.000 mặt hàng nông sản từ khắp các vùng miền để phục vụ mùa Tết. Hàng hóa được kiểm tra nguồn gốc trươc khi cho vào chợ.
Cùng với các đặc sản có tính mới và sáng tạo, các đặc sản truyền thống từ nhiều tỉnh thành cũng đổ về TP HCM để phục vụ mùa Tết. Chị Đinh Tuyết Nhung, Chủ tịch Liên hiệp Hợp tác xã nông dược và du lịch cộng đồng Bắc Kạn cho biết các hợp tác xã tỉnh này mang đến các đặc sản từng "cháy hàng" trong phiên hội chợ năm trước như măng rừng khô, miến dong, nấm hương và nhiều loại gia vị vùng cao như mắc khén, hạt dỗi, mắc mật...
"Các sản phẩm của Bắc Kạn tuy số lượng chưa nhiều nhưng chất lượng tương đối ổn định. Chúng tôi vào đây để quảng bá cho người tiêu dùng TP HCM biết nhiều hơn. Ngoài việc bán sản phẩm, chúng tôi cũng muốn liên kết với các cửa hàng thực phẩm sạch, đơn vị phân phối đặc sản tại đây, giúp các thanh niên khởi nghiệp của Bắc Kạn có thể mở rộng được quy mô sản xuất", chị Nhung cho biết.
Trong khi đó, nhóm của Hội liên hiệp Phụ nữ và Thanh niên khởi nghiệp Đồng Tháp (SKC) mang đến nhiều đặc sản như khô cá các loại, trái cây miệt vườn, cùng nhiều đồ ăn nhẹ nhưng có thêm thành phần từ sen như bánh phồng tôm thành phần sen, cơm cháy hạt sen...
Đặc biệt, món "Cá Mè kho rệu" được đánh giá là sản phẩm hút khách hàng đầu. Theo đại diện SKC, khách mua hàng Tết đang chuộng xu hướng sản phẩm hữu cơ, vị tự nhiên, ngọt nhẹ, ưu tiên sản phẩm có chỉ dẫn địa lý.
Các đặc sản tỉnh thành lân cận TP HCM như Đà Lạt cũng có nguồn cung phong phú, giá tốt. Hồng treo gió được bán khoảng 320.000 đồng mỗi kg. Hồng sấy dẻo 240.000 đồng mỗi kg. Các loại khoai lang, cóc và dây sấy có giá khoảng 140.000 đồng mỗi kg. Dâu tây tươi giống New Zealand cũng phổ biến dịp này.
Với Trà Vinh, mặt hàng bánh tét năm nay có hộ sáng tạo loại 3 màu gọi là "Bánh tét Tam Tài" và 4 màu 4 nhân gọi là "Bánh Tét Tứ Quý", với màu sắc tự nhiên từ lá dứa, lá cẩm, hoa đậu biếc, quả gấc...Các loại bánh này sản xuất theo đặt hàng.
Theo vnexpress
Thực phẩm không tên vẫn đầy chợ Nhu cầu tiêu thụ thực phẩm, rau củ quả tăng cao dịp Tết là cơ hội để thực phẩm bẩn, kém chất lượng trà trộn... Ngày 15-1 (21 tháng chạp), khi khảo sát tại chợ Bình Tây, quận 6, TP HCM, phóng viên ghi nhận đủ loại bánh, mứt, kẹo, thực phẩm chế biến... Được bày kín các sạp, thậm chí tràn ra...