Hệ thống có thể cảnh báo nguy cơ đột quỵ
Thiết bị này có thể nhận biết những thay đổi nhỏ nhất của bề mặt da, phát hiện các cơn xơ cứng động mạch, từ đó tiên lượng nguy cơ đột quỵ.
Ý tưởng về hệ thống radar này do Giáo sư Alexander Klpin, Đại học Kỹ thuật Hamburg, Đức, và cộng sự thực hiện. Họ dựa trên nguyên tắc nếu radar có thể sử dụng để xác định vị trí tàu, tính toán độ cao của máy bay, đường di chuyển của thiết bị, nó sẽ ứng dụng được cho y học.
Hệ thống này hứa hẹn có tác dụng cả trong điều trị cho những bệnh nhân Covid-19, cảnh báo nguy cơ đột quỵ.
Cảnh báo các cơn đột quỵ nhờ cảm biến nhịp tim
Hệ thống radar được thiết kế dưới dạng chiếc hộp nhỏ, treo dưới gầm giường. Khi tim bơm máu qua tĩnh mạch, bề mặt da tăng lên rất nhỏ, mắt thường thậm chí không thể nhìn thấy. Đây là thiết bị cho phép chúng ta đo nhịp đập như cách đo mạch trên cổ tay.
Thiết bị radar có thể phát hiện và phân tích mức độ thay đổi nhỏ nhất của bề mặt da. Các cảm biến chính xác đến mức chúng có thể đo chuẩn từng nhịp tim, căng thẳng của cơ quan này cũng như vận tốc sóng xung. Do đó, nó có thể được sử dụng để phát hiện vấn đề xơ cứng của các động mạch.
Hệ thống radar có thể cảnh báo các cơn đột quỵ, bất thường ở tim. Ảnh: Freepik.
Nếu tim ngừng đập thường xuyên hoặc có rối loạn nhịp tim, thiết bị sẽ phát ra âm báo. Đây là cơ chế giúp hệ thống này có thể cứu nhiều người có nguy cơ đột quy cao, chủ động phòng, chữa trước khi quá muộn.
Các cơn đột quỵ thường đến bất ngờ, dễ gây tử vong nếu nạn nhân không được cấp cứu kịp thời. Do đó, việc phát hiện sớm để cứu chữa là yếu tố sống còn với bệnh nhân đột quỵ.
“Cảm biến vô tuyến có tiềm năng rất lớn trong y khoa, giúp việc khám bệnh thuận tiện, an toàn và hiệu quả hơn. Chẳng hạn, ý tưởng sử dụng radar để xác định vị trí người bị chôn sống qua cách phát hiện nhịp thở, nhịp tim của họ đã không phải điều mới mẻ”, Giáo sư Klpin nói.
Ông cùng nhóm của mình là những người đầu tiên ở châu Âu phát triển hệ thống radar trong y tế và áp dụng trên bệnh nhân. Tại Viện Công nghệ Tần số cao, nhóm đã phát triển hệ thống cảm biến siêu nhạy để theo dõi các bệnh nhân. Nhờ công nghệ radar mới, nhịp tim và hô hấp đều có thể được phân tích liên tục.
Với điện tâm đồ cổ điển (ECG), nhịp tim được xác định với sự trợ giúp của các điện cực. Dây cáp kết nối bệnh nhân với thiết bị đo. Với công nghệ radar, giám sát sẽ được thực hiện từ xa và không cần tiếp xúc.
Cảm biến radar do Giáo sư Klpin xây dựng có thể phát hiện nhịp tim và nhịp thở qua quần áo, ga trải giường và thậm chí đệm. Sau đó, nó truyền chúng đến các thiết bị giám sát.
“Các cảm biến của chúng tôi phát ra sóng điện từ mà cơ thể phản xạ lại. Nó hoạt động như sau: Máu do tim bơm ra sẽ di chuyển dọc theo các mạch dưới dạng sóng xung, biểu hiện như một rung động trên bề mặt cơ thể. Chúng tôi có thể đo lường điều này bằng các cảm biến và từ đó xác định nhiều khía cạnh y tế của hệ thống tim mạch”, Giáo sư Klpin phân tích.
Video đang HOT
Hệ thống radar còn giúp phát hiện các cơn động kinh ở trẻ sơ sinh. Ảnh: Freepik.
Ứng dụng khi điều trị bệnh nhân mắc Covid-19
Theo Giáo sư Klpin, hệ thống trên cũng ứng dụng được trong điều trị và quan sát bệnh nhân Covid-19.
Vị chuyên gia này giải thích: “Ngoài hoạt động tim mạch, hô hấp, chúng tôi có thể đo nhiệt độ từ xa. Các thông số quan trọng khi đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, người có khả năng cao nhiễm nCoV đều được theo dõi, từ đó, giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán phù hợp, chính xác hơn”.
Phương pháp này cho phép kiểm tra người mắc Covid-19 mà không cần tiếp xúc, giảm nguy cơ phơi nhiễm cho các nhân viên y tế.
Radar có hai ăng-ten để nhận các tín hiệu do cơ thể con người phản xạ. Ảnh: DW.
Ngoài ra, dự án đang tập trung vào theo dõi y tế cho trẻ sơ sinh và các bé sinh non. “Chúng tôi chủ yếu đo các cơn co giật do động kinh. Chứng động kinh không được phát hiện sớm là nguyên nhân gây ra 20% ca tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh. Vấn đề của hệ thống y tế là chẩn đoán cơn co giật ở trẻ sơ sinh rất khó và thường xuyên bị bỏ qua”, Giáo sư Klpin nói.
Bằng cách sử dụng các cảm biến để đo từ xa, trẻ em được theo dõi liên tục. Hệ thống này không gây bất kỳ tác dụng phụ nào. Nếu gặp vấn đề, các bé sẽ được phát hiện và điều trị kịp thời.
Đột tử và đột quỵ khác nhau như thế nào?
Nguoi Viet van thuong hay nham lan giua đot quy va đot tu khi co nguoi than, ban be ra đi đot ngot. Tuy nhien, theo cac chuyen gia, đay la hai dang tai bien hoan toan khac nhau.
Phân biệt đột tử và đột quỵ
Cách phân biệt đột tử và đột quỵ - Hai căn bệnh hoàn toàn khác nhau (Ảnh minh họa)
Đột tử
Đột tử là hiện tượng một người đang khỏe mạnh bình thường bỗng nhiên tử vong không cứu chữa được. Nó có thể xảy ra khi nạn nhân đang ngủ hoặc làm việc bình thường. Nguyên nhân của điều này có rất nhiều nhưng đa phần liên quan đến việc con người bị rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, tắc nghẽn mạch máu tim hoặc một số bệnh tim nguy hiểm.
Đột tử thường gặp ở lứa tuổi trung niên, có tên gọi là hội chứng đột tử ở người trưởng thành và nạn nhân sẽ không biết được cho đến khi nó xuất hiện đột ngột. Do con người thường tử vong rất nhanh, đột ngột và âm thần nên nhân viên y tế có thể sẽ nhầm lẫn về nguyên nhân qua đời.
Hội chứng này cũng có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh và người trẻ tuổi. Theo thống kê, có ít nhất 4% người mắc bệnh không sở hữu bất thường về cấu trúc tim. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn cho rằng hầu hết các trường hợp đột tử là do nạn nhân có trái tim không khỏe mạnh nhưng không được phát hiện.
Đột quỵ
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là tình trạng não bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cung cấp máu lên não bị giảm, gián đoạn. Điều này khiến não thiếu oxi, dưỡng chất để nuôi dưỡng tế bào. Người bị đột quỵ thường có liên quan đến các bệnh tim mạch, mỡ máu cao hoặc vỡ mạch máu trong não, cao huyết áp không được điều trị đầy đủ.
Đột quỵ có 2 dạng là đột quỵ do thiếu máu não và đột quỵ xuất huyết não. Đột quỵ do thiếu máu não xảy ra khi có một cục máu đông chặn dòng máu đến não. Đột quỵ do huyết huyết não xảy ra khi một mạch máu bị vỡ hoặc rò rỉ. Tuy nhiên, cả 2 loại đột quỵ trên đều có chung đặc điểm là mất máu đến một phần não của cơ thể.
Nguyên nhân đột tử và đột quỵ
Đột tử xảy ra đa phần có liên quan đến một trái tim không khỏe mạnh. Trái tim có vai trò rất quan trọng, bơm máu và chất dinh dưỡng nuôi sống cơ thể. Khi chức năng của tim bị tắc nghẽn hoặc loạn nhịp thì người bệnh sẽ không thể có một cuộc sống bình thường. Đồng thời, khi mắc bệnh mạch vành tim hoặc rối loạn nhịp tim thì con người có nguy cơ cao bị đột tử.
Ảnh minh họa
Trong đó, bệnh mạch vành xảy ra khi các mảng xơ vữa tích tụ trong lòng động mạch gây tắc nghẽn, khiến lưu lượng máu đến tim bị giảm và máu không thể đến để nuôi dưỡng trái tim. Rối loạn nhịp tim xảy ra khi các xung động tạo nhịp tim hoạt động không bình thường khiến nó đập quá nhanh hoặc quá chậm. Nếu người bệnh không để ý đến 2 bệnh lý này và không chăm sóc trái tim một cách chu đáo thì việc bị đột tử rất dễ xảy ra.
Đột quỵ xảy ra khi não bị tổn thương khi dòng máu cung cấp bị gián đoạn hoặc có một mạch máu bị vỡ. Nguyên nhân của chứng bệnh này có liên quan mật thiết việc nạn nhân sở hữu hàm lượng Cholesterol cao trong máu. Cholesterol tích tụ trên các thành động mạch và dẫn đến tắc những mạch này. Đồng thời, cao huyết áp cũng là nguyên nhân hàng đầu của đột quỵ bởi nó có thể làm tăng hoạt động đông máu, dẫn đến sự hình thành cục máu đông. Ngoài ra, việc hút thuốc, tuổi cao, tiền sử đái tháo đường, bệnh tim mạch... cũng có thể là nguyên nhân dẫn việc đột quỵ.
Dấu hiệu nhận biết đột tử và đột quỵ
Ảnh minh họa
Dấu hiệu của đột tử
Vỡ phình động mạch chủ ở bụng: Khi động mạch chính ở bụng vỡ sẽ dẫn đến mất máu đột ngột lên não và tim. Bệnh nhân tử vong rất nhanh nếu không được phẫu thuật. Bệnh này có liên quan đến hút thuốc lá và cao huyết áp, cùng với đái tháo đường.
Chứng ngưng thở khi ngủ: Người ngưng thở khi ngủ luôn bị thiếu oxy trong máu. Người ngưng thở khi ngủ có khả năng bị đột tử, tức là ngưng thở luôn trong lúc ngủ. Nhất là những người đã có chứng này rồi mà lại còn lạm dụng thêm thuốc an thần.
Do cục máu đông bít tắc trong mạch máu phổi đột ngột gây ngưng thở và đột tử.
Dấu hiệu của đột quỵ
Với mỗi mức độ tổn thương, loại tổn thương, vị trí não bộ bị tổn thương dẫn đến triệu chứng khác nhau:
Chân tay bị liệt, méo miệng
Bị mất cảm giác nửa người
Nói ngọng, không nói được, khó nói
Rơi vào trạng thái hôn mê
Đột ngột đau đầu, nôn ói co giật.
Biện pháp kiểm soát, phòng ngừa nguy cơ đột quỵ và đột tử
Muốn kiểm soát được nguy cơ mắc bệnh đột tử và đột quỵ thì mọi người cần thực hiện thăm khám sử khỏe định kỳ 6 tháng/lần.
Đặc biệt, những gia đình có tiền sử bị mắc bệnh tim mạch hoặc khi xuất hiện các dấu hiệu bị bệnh tim mạch như ngất xỉu, hồi hộp, đánh trống ngực thường xuyên mà không rõ nguyên nhân hoặc hay bị đau tức ngực khi chơi thể thao,... đều cần tầm soát xem có sự bất thường ở tim hay không.
Người mắc bệnh lý như: cao huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu cần điều trị và thường xuyên kiểm tra các chỉ số. Ngoài ra, cần đảm bảo các chỉ số ở giá trị lý tưởng của cơ thể.
Để bảo vệ sức khỏe mọi người cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, không hút thuốc lá để phòng tránh nguy cơ bị đột quỵ và đột tử có thể xảy ra
5 công dụng tuyệt vời của dầu ô liu đối với sức khỏe Sử dụng dầu ô liu đúng cách có thể đem đến những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe mà không phải ai cũng biết. Dầu ô liu tốt cho tim mạch và giảm nguy cơ đột quỵ Dầu ô liu tốt cho tim mạch và giảm nguy cơ đột quỵ. Đồ họa: Hồng Nhật Theo nhà nghiên cứu Violi tại Đại học...