Hệ lụy từ lạm dụng thức ăn nhanh
Hiện nay, các loại đồ “ăn nhanh, ăn liền” ngày càng trở nên phổ biến, các cửa hàng “ fastfood” cũng đua nhau mọc lên rất nhiều, nó phù hợp với cuộc sống hiện đại, khẩn trương.
Nhưng nếu lạm dụng đồ ăn nhanh, fastfood sẽ không có lợi, thậm chí còn có hại cho sức khỏe.
Lợi thế của thức ăn nhanh (fast food) không ai phủ nhận, nhưng mặt trái của chúng lại dễ bị bỏ qua. Dưới đây là 4 hệ lụy điển hình vừa được khoa học kiểm chứng…
Làm suy giảm hệ vi khuẩn đường ruột
Rất nhiều nghiên cứu về vi khuẩn sống trong hệ tiêu hoá của con người đã và đang được thực hiện phát hiện thấy thức ăn nhanh làm suy giảm hệ vi khuẩn. Hệ vi sinh đường ruột giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng, giúp cân bằng tâm trạng, tăng cường miễn dịch, ngăn chặn một số bệnh như hội chứng ruột kích thích, hay chứng bệnh có tên “rò rỉ ruột”. Theo giáo sư dịch tễ và di truyền học Tim Spector ở tại ĐH King’s College, London (Anh), nếu duy trì chế độ thức ăn nhanh thường xuyên thì một trong những hệ lụy đầu tiên là làm suy giảm hệ vi khuẩn đường ruột. Kết luận này của Tim Spector dựa trên nghiên cứu được ông thực hiện ngay chính con trai của mình. Con Tim Spector không ăn gì ngoài thức ăn nhanh trong 10 ngày, sau đó được kiểm tra mức độ hoạt hóa của vi khuẩn đường ruột. Kết quả, hệ thống tiêu hóa không chỉ mất đi phần lớn các vi khuẩn thân thiện, mà còn mất hầu hết các loài vi khuẩn nói chung, khoảng 1.400 loài bỗng dưng biến mất.
Chỉ trong 10 ngày, với 1.400 loài, chiếm khoảng 40% lượng vi khuẩn chung trong ruột đã bị biến mất. Nếu thời gian kéo dài thêm nữa thì hệ vi sinh này sẽ dẫn đến cạn kiệt, nguy cơ mắc bệnh nan y là điều khó tránh khỏi…
Thức ăn nhanh làm tăng nguy cơ bị trầm cảm.
Gia tăng nguy cơ trầm cảm
Những năm gần đây, khi xã hội phát triển, tỷ lệ người mắc bệnh trầm cảm càng tăng. Lý do rất nhiều, thậm chí cả những điều con người chưa ngờ tới nên hiệu quả điều trị vẫn còn thấp. Nhiều nghiên cứu thực hiện gần đây cho thấy, thức ăn nhanh và một số loại thức ăn vặt khác có đóng góp không nhỏ. Theo một nghiên cứu ở 8.954 người do Đại học Las Palmas de Gran Canaria và Đại học Granada ở Tây Ban Nha tiến hành và công bố mới đây, khi lượng thức ăn nhanh tăng lên thì mức độ trầm cảm lại càng trầm trọng. Cụ thể, những người tiêu thụ thức ăn nhanh thì tỷ lệ bị trầm cảm tăng tới 51% so với nhóm không dùng thực phẩm này. Trầm cảm được chẩn đoán thường có các dấu hiệu điển hình như xuất hiện cảm giác buồn chán, trống rỗng, khó tập trung suy nghĩ, hay quên, luôn thấy mệt mỏi, không muốn làm việc gì, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, cáu giận, luôn nghĩ về cái chết, có ý suy nghĩ hoặc hành vi tự sát….
Nghiên cứu còn tham khảo dữ liệu từ các nghiên cứu khác, nhưng không ai chắc chắn thức ăn nhanh gây ra mối tương quan lớn giữa tiêu dùng và trầm cảm. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng cho rằng, các chất dinh dưỡng mà thức ăn nhanh bỏ lỡ (như các axit béo omega-3) có tác dụng giúp điều chỉnh tâm trạng và mối liên quan giữa vi khuẩn đường với tâm trạng… là thủ phạm làm gia tăng bệnh trầm cảm ở nhóm ăn nhiều thực phẩm này. Từ nghiên cứu trên, các nhà khoa học đề xuất, thay vì dùng đơn thuốc chống trầm cảm, nhóm người sống nhờ thức ăn nhanh có thể chuyển sang các món ăn tự chế biến tươi sống và thêm một giờ nghỉ sau bữa ăn trưa sẽ có tác dụng giảm bệnh.
Tăng nguy cơ hen suyễn
Hiện có khoảng 26 triệu người Mỹ bị bệnh hen suyễn, khoảng 7 triệu trong số này là trẻ em. Các yếu tố gây bệnh ở mỗi người không đồng, như do luyện tập thể thao, do căng thẳng, dị ứng thực phẩm, ô nhiễm không khí…. Theo một nghiên cứu quy mô lớn về hen suyễn có tên Nghiên cứu Quốc tế về bệnh suyễn và dị ứng ở trẻ em (ISAC), các nhà khoa học đã xem xét tiền sử bệnh tật của 500.000 trẻ em thuộc 31 quốc gia. Mục đích là để tìm hiểu xem điều gì làm cho trẻ em và thanh thiếu niên dễ bị hen suyễn, tìm ra mối liên quan giữa thức ăn nhanh và hiện tượng khó thở ở nhóm dùng thực phẩm này. Cụ thể, chỉ cần ăn 3 bữa thức ăn nhanh/tuần thì nguy cơ mắc bệnh suyễn tăng tới 27% ở trẻ em và 39% ở nhóm thanh thiếu niên. Không chỉ có hen suyễn, mà thức ăn nhanh còn được xem là nhóm thực phẩm duy nhất có tác động tiêu cực tới hệ thống hô hấp của con người.
Tuy chưa “nhận mặt chỉ tên” hết các nguyên nhân gây bệnh của thức ăn nhanh, nhưng các nhà khoa học cho rằng chất béo bão hòa có trong thức ăn nhanh là thủ phạm nặng ký. Nó gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực như làm suy giảm hệ miễn dịch, làm tăng dị ứng và hen suyễn.
Tăng nguy cơ kháng insulin
Cơ chế kháng insulin xảy ra khi tế bào ngừng hấp thụ glucose từ dòng máu, lúc này cơ thể cần tới nhiều insulin hơn để duy trì cơ thể làm tốt các chức năng vốn có. Kháng insulin là dấu hiệu đầu tiên phát triển thành bệnh đái tháo đường, căn bệnh nghe qua nhiều người đã thấy ớn ngại.
Năm 2005, các nhà nghiên cứu ở Trường đại học Minnesota (UoA) Mỹ đã kết thúc một nghiên cứu dài 15 năm để tìm hiểu mối liên quan giữa thức ăn nhanh và kháng insulin. Kết quả, chỉ cần ăn hai bữa thức ăn nhanh một tuần trong thời gian 15 năm thì có thể sẽ tăng thêm 0,9kg trọng lượng và mức độ đề kháng insulin tăng gấp đôi. Đó mới chỉ 2 bữa/tuần, nếu cao hơn thì mức kháng insulin lại càng lớn. Đây chính là lý do tại sao từ giữa năm 1980 đến năm 2002, tại Mỹ, số ca kháng insulin ở người lớn đã tăng gấp đôi, còn ở nhóm 11-18 tuổi, tỷ lệ này tăng tới 10 lần.
Video đang HOT
Ngọc Anh
Theo Grunge.com, 2017/suckhoedoisong
Tác hại không ngờ từ đồ ăn nhanh
Những món ăn nhanh trông đẹp mắt và tiện lợi nhưng ẩn chứa những tác hại khó lường đối với sức khỏe của bạn
Tác hại không ngờ từ đồ ăn nhanh
Gây béo phì
Đồ ăn nhanh thường chứa rất nhiều chất béo và tinh bột. Điều này dẫn đến việc nếu ăn quá nhiều thức ăn nhanh bạn sẽ thừa cân, béo phì kéo theo hàng loạt các nguy cơ bệnh lý liên quan đến dư thừa dinh dưỡng như mỡ trong máu, huyết áp cao, tiểu đường, đột quỵ, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và thậm chí cả ung thư....
Ảnh hưởng đến tim mạch
Đồ ăn nhanh thường là những món ăn chứa nhiều dầu mỡ, loại dầu mỡ được chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ chứa rất nhiều ảnh hưởng đến hệ tim mạch gây những chứng bệnh như xơ vữa động mạch, viêm cơ tim...
Các bệnh về xương và khớp
Trong đồ ăn nhanh có khá nhiều đam, việc ăn quá nhiều đạm không chỉ bắt thận hoạt động quá nhiều cho quy trình đào thải mà còn làm cơ thể mệt mỏi, chậm chạp do loãng xương và bị các bệnh về khớp.
Các bệnh về tiêu hóa
Một vài lá xà lách và dưa củ muối chua ăn với bít tết không thể cung cấp đủ lượng chất xơ và khoáng chất cần thiết trong ngày.Hơn nữa thịt phải chiên rán trong dầu ăn ở nhiệt độ cao nên các vitamin quý giá này bị phân rã nhanh chóng làm cho khẩu phần fastfood càng thêm giàu năng lượng mà lại thiếu vitamin và chất xơ. Chế độ ăn nhiều đạm, ít vitamin và khoáng chất của fastfood sẽ làm gia tăng các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là ung thư đại tràng và ung thư ruột non.
Phá hoại làn da của bạn
Những món đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ rất dễ gây nóng trong người và ảnh hưởng đến làn da của chị em phụ nữ như khiến da tiết ra nhiều dầu hơn, nổi mụn bọc, mụn cám...đặc biệt với các bạn bị nhiều mụn, ăn càng nhiều thức ăn nhanh thì việc chữa trị mụn lại càng khó khăn hơn.
Những tác hại khác
Đồ ăn nhanh còn gây ra một số tác hại tới sức khỏe con người như: cao năng lượng, nhiều đạm, nhưng lại ít vitamin, thiếu chất xơ và khoáng chất... Nếu dùng với thời gian dài, ngoài nguy cơ thiếu chất xơ, thiếu vitamin và khoáng chất còn dễ dẫn đến những nguy cơ khác như: dư thừa năng lượng và chất béo, dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì va nguy cơ bệnh lý khi trương thanh liên quan đến dư thừa dinh dưỡng như rối loạn chuyển hoá mỡ, tăng huyết áp, tiểu đường, đột quỵ, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim...
Lượng đạm trong đồ ăn nhanh vượt xa nhu cầu chất đạm hàng ngày (khoảng 15%, tương đương khoảng 120-150g các thực phẩm giàu đạm có nguồn gốc động vật). Ăn quá nhiều đạm sẽ làm giảm tuổi thọ của thận, tăng nguy cơ sỏi thận, loãng xương và gây bệnh gút.
Các loại thức ăn chiên như khoai tây chiên, gà chiên và cá chiên... cực kỳ nhiều chất béo, rất không tốt cho động mạch. Đồ ăn nhanh có chỉ số đường huyết cao khiến tuyến tụy phải tiết nhiều insulin để giúp chuyển hóa glucose thành năng lượng. Do đó, dân đến tình trạng tuyến tụy sẽ bị suy giảm chức năng do luôn phải hoạt động quá nhiều và nguy cơ cao dẫn đến đái tháo đường.
15 đồ ăn nhanh ngon miệng và tốt cho sức khỏe
Bánh hạt hoa quả
Các loại bánh khô làm từ hoa quả và các loại hạt rất dễ mang đi cũng như bảo quản. Các hương vị như bơ lạc, mật ong và hạnh nhân cà phê đen vừa ngon miệng lại bổ sung năng lượng có lợi cho sức khỏe.
Trứng luộc với rau
Chỉ cần một quả trứng luộc với một vài lát dưa chuột chẻ hay cà chua bi là đủ. Trứng luộc và một nguồn cung cấp protein dồi dào.
Pho mát miền quê và dâu
Suất ăn "combo" này cung cấp lượng cân bằng giữa đồ ngọt và hoa quả. Chỉ cần nửa chén pho mát miền quê ít béo và nửa chén dâu, như quả phúc bồn tử hoặc việt quất. Các quả họ dâu giúp bạn tăng cường sức khỏe, chẳng hạn như, chiết xuất từ quả việt quất giúp cải thiện trí nhớ ở người già.
Chuối và bơ hạnh nhân
Chuối rất giàu dinh dưỡng và các loại vitamin, đặc biệt là kali, có lợi cho người bệnh tim mạch. Một quả chuối nhanh chóng giúp bạn lấy lại năng lượng mà không lo tăng cân.
Cháo yến mạch
Đây không chỉ là đồ ăn sáng. Cháo yến mạch là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan giúp bạn no lâu hơn. Chỉ cần một gói bột yến mạch dùng ngay không chứa đường và chất phụ gia, cộng thêm vài thìa quả óc chó thái mỏng. Các loại hạt là nguồn cung cấp chất béo không bão hòa đơn tốt cho tim mạch.
Bánh mỳ bơ lạc
Chỉ cần một lát bánh mỳ bơ lạc và một thìa bơ lạc là đủ. Để tăng cường sức khỏe, bạn nên ăn bánh mỳ làm từ ngũ cốc nguyên hạt và bơ lạc tự nhiên không chứa chất bảo quản.
Bánh ngô cuộn
Chúng ta có thể sử dụng quả bơ và cà chua cộng với sốt hummus làm nhân và thêm vào ít thịt hoặc hải sản. Cuộn bánh ngô lại và bạn có một bữa ăn nhanh giàu dinh dưỡng, tiện lợi.
Sữa chua Hy Lạp với hoa quả
Tất cả mọi loại sữa chua đều không giống nhau. Sữa chua Hy Lạp rất giàu protein, ít đường và rất ngon miệng. Chỉ cần một cốc sữa chua Hy Lạp không béo với hoa quả, một ít mật ong và bánh quy là một bữa ăn thêm tốt cho sức khỏe.
Đậu luộc
Quả đậu luộc là nguồn cung cấp protein dồi dào sẽ giúp bạn cảm thấy no. Đây là lựa chọn tối ưu cho những người ăn chay.
Bánh giòn kẹp thịt gà hoặc cá ngừ
Bánh giòn có chứa carbonate và chất béo, bạn không cần phải thêm chất béo như bơ hay pho mát. Thay vào đó, bạn nên thêm vào protein như kẹp thêm thịt gà trắng hoặc cá ngừ cùng sốt mayonaisse ít béo làm từ dầu ôliu. Để có thêm nhiều chất xơ, nên chọn bánh giòn làm từ ngũ cốc nguyên hạt, bột mỳ hoặc gạo lứt.
Hạt điều, các loại hạt và hoa quả khô
Hỗn hợp các loại hạt gồm hạt điều, hạnh nhân, hạt bí, nho khô, dâu khô không chứa đường, các hạt ngũ cốc sẽ cung cấp cho bạn các loại chất béo tốt cho tim mạch từ các loại hạt giàu chất xơ và hoa quả khô cân bằng và tươi trẻ.
Salad sốt hummus
Chỉ cần 1/3 cốc mù tạc với một đĩa rau hỗn hợp gồm cà rốt bao tử, ớt chuông, dưa chuột, cà chua bi trông vừa rất bắt mắt lại giàu dinh dưỡng.
Hummus là một loại sốt Trung Đông và Ả Rập làm từ đậu chickpea nấu chín nghiền nhuyễn trộn với sốt tahini, dầu ô liu, nước cốt chanh muối và tỏi. Ngày nay, nó phổ biến trên toàn Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ, Bắc Phi, Ma Rốc và cộng đồng ẩm thực trên toàn thế giới.
Sốt quả bơ với bánh ngô nướng hoặc bim bim khoai tây nướng
Quả bơ giàu chất béo không bão hòa và bánh ngô nướng hoặc bim bim khoai tây nướng chứa ít calorie.
Sữa nóng
Sữa đậu nành là nguồn cung cấp protein hoặc sữa hạnh nhân. Kèm với một chút hoa quả giúp bạn tăng thêm sinh lực
Táo và pho mát
Cung cấp cho bạn protein và carbonhydrate cân bằng.
Theo thoidai
4 loại thực phẩm dễ khiến bạn mất ngủ Không có gì khó chịu hơn là mất ngủ. Hãy kiểm tra xem nếu bạn đang dùng những thực phẩm này trước khi đi ngủ có thể là nguyên nhân của vấn đề. Thức ăn nhanh: Đặc biệt nếu có chứa thịt xông khói béo. Chất béo kích thích sản xuất axit trong dạ dày có thể tràn vào thực quản gây ợ...