Hay cắn móng tay, cô gái phải cắt ngón tay do ung thư hắc tố
Nhiều người không biết rằng cắn móng tay là một thói quen khủng khiếp do họ “tiếp xúc” với tất cả vi trùng có trong móng tay trong suốt cả ngày.
Hay cắn móng tay, cô gái Úc phải cắt ngón tay do mắc ung thư hắc tố – Ảnh minh họa: Shutterstock
Courtney Whithorn (20 tuổi) là một cô gái Úc xinh đẹp. Thế nhưng, khi còn là học sinh trung học, cô là mục tiêu của những kẻ bắt nạt xấu xa, nó làm mất tự tin và khiến cô cắn móng tay như một cách để đối phó với áp lực.
Thói quen cắn móng tay tai hại
Từ một cách đơn giản để đối phó với nỗi sợ hãi, thói quen này đã vượt khỏi tầm kiểm soát và trở thành mối đe dọa đến tính mạng của cô, theo The Epoch Times.
Không lâu sau, móng tay cái của cô đã biến mất hoàn toàn và cô cắn đến cái nền của móng tay.
Ngón tay cái của cô càng ngày càng đau, rồi chuyển sang hoại tử.
“Tôi đã cắn móng tay và nhìn thấy rõ nó chuyển sang màu đen”, Whithorn nói với Daily Mail.
“Tôi phải luôn nắm tay lại để giấu ngón cái màu đen này vì tôi không muốn ai nhìn thấy nó ngay cả cha mẹ tôi”, cô gái cho biết.
Sau đó, một người bạn trong lớp đã đứng lên bảo vệ cô và kết thân với cô. Tâm trạng cô trở nên khá lên rất nhiều.
Video đang HOT
Nhưng đến lúc này, sau nhiều năm cắn móng tay, toàn bộ ngón tay cái của cô thật kinh khủng, đến nỗi cô buộc phải đưa cho bố mẹ xem và đi khám.
Các bác sĩ đã nhận ra có vấn đề nghiêm trọng hơn việc mất cái móng tay ở đây.
Sau khi sinh thiết, họ đã phát hiện ra điều khủng khiếp: ung thư!
Kết quả sinh thiết cho thấy đó là một khối u ác tính rất hiếm khi xảy ra ở đó, đặc biệt ở độ tuổi của 20 của cô và với kích thước lớn như vậy.
Nhận được tin này, cô và mẹ như hóa điên. Cô kể với Daily Mail: “Tôi đã bàng hoàng khi phát hiện ra thói quen cắn móng tay chính là nguyên nhân gây ra ung thư này”.
Các bác sĩ đã báo cho cô một tin khủng khiếp: Cô phải cắt bỏ toàn bộ ngón tay cái để ngăn ngừa ung thư lây lan. Không có nhiều thông tin về loại ung thư da mà Whithorn mắc phải.
Đó là một dạng của ung thư hắc tố, xuất hiện trên bề mặt trước khi thâm nhập sâu hơn. Dấu hiệu gồm có sự đổi màu đen hoặc nâu dưới móng tay hoặc lòng bàn tay, bàn chân.
Sau nhiều ca phẫu thuật cắt cụt ngón tay cái, Whithorn vẫn không biết số phận của cô sẽ ra sao. Tỷ lệ sống sót là bao nhiêu hoặc khả năng tái phát như thế nào.
Hiện tại, Whithorn đang trong tình trạng thuyên giảm, đã hoàn thành việc học và đi làm.
Ung thư hắc tố là gì?
Ung thư hắc tố là dạng ung thư da nguy hiểm nhất.
Tế bào ung thư phát triển do bức xạ tia cực tím từ ánh nắng mặt trời và việc nhuộm da kích thích đột biến hình thành các khối u ác tính.
U hắc tố thường giống nốt ruồi, một số phát triển từ nốt ruồi.
Dấu hiệu nhận biết u sắc tố
Những người có hơn 100 nốt ruồi trên cơ thể có nguy cơ mắc ung thư hắc tố cao hơn bình thường. Những dấu hiệu bệnh đầu tiên có thể xuất hiện ở nốt ruồi. Vì vậy, nhận ra các thay đổi của nốt ruồi là vô cùng quan trọng.
Nếu ung thư hắc tố được phát hiện sớm, bệnh có thể chữa trị. Ngược lại, nếu bệnh đã tiến triển tới giai đoạn muộn và di căn sang các phần khác của cơ thể, việc điều trị rất khó và tỉ lệ tử vong rất cao.
Nốt ruồi không đối xứng hoặc có đường viền không đồng đều, có nhiều màu như nâu, chàm hoặc đen, đỏ, trắng, xanh là tín hiệu cảnh báo. Đường kính nốt ruồi lớn hơn nửa phân cũng là dấu hiệu của u sắc tố.
Đặc biệt hãy cảnh giác khi có một nốt ruồi bắt đầu phát triển hoặc thay đổi. Sự thay đổi về kích thước, hình dạng, màu sắc, độ cao, hoặc ra máu, ngứa hoặc đóng vảy đều là những dấu hiệu nguy hiểm.
Theo Thanh niên
Cắn móng tay có hại thế nào
Thói quen tưởng như vô hại này có thể khiến vi khuẩn xâm nhập, tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh, làm hỏng răng, thậm chí giảm tuổi thọ.
Ảnh minh họa
Các nhà nghiên cứu cho biết khoảng 20-30% dân số trên thế giới có thói quen cắn móng tay. Nguyên nhân do sự căng thẳng, lo âu, hội chứng Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) hay đơn giản là không có gì làm. Dù có vẻ không nguy hiểm nhưng các vi khuẩn, nấm từ móng tay sẽ theo đường miệng đi vào cơ thể, khiến bạn dễ mắc cảm cúm, gây tổn thương răng nướu.
Dưới đây là những tác hại khi cắn móng tay:
Vi trùng, vi khuẩn xâm nhập
Bác sĩ Raman Madan, Giám đốc khoa Da liễu Mỹ phẩm thuộc Đại học Y Zucker, cho biết những người hay cắn móng tay có lượng vi khuẩn E. Coli trong nước bọt cao gấp ba lần thông thường. Ngoài ra, có nhiều mầm bệnh ở dưới móng tay không thể quan sát được bằng mắt thường, như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn Strep hoặc vi khuẩn gây bệnh bạch hầu Coryneform.
Dễ mắc cúm hoặc cảm lạnh
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), có hơn 200 loại virus gây cảm lạnh tồn tại trong móng tay. Để ngăn ngừa, cách tốt nhất là ngừng thói quen này và rửa tay thật sạch bằng xà phòng thường xuyên.
Gây tổn thương cho răng
Viện Nha khoa Mỹ phát hiện cắn móng tay dễ gây sứt mẻ hay mòn răng cửa, cũng như làm đau và tổn thương mô nướu. Bạn có thể dùng dụng cụ bảo vệ răng chuyên dụng để hạn chế thói quen cắn móng tay.
Móng tay có nguy cơ bị nhiễm trùng
Bác sĩ Madan cảnh báo nấm và vi khuẩn gây hại có thể dễ dàng xâm nhập, gây nhiễm trùng nếu móng tay bị rách và hở. Hiện tượng này gọi là viêm quanh móng mạn tính, khiến bạn vô cùng đau đớn, đặc biệt là khi bác sĩ phải can thiệp phẫu thuật để rút các móng tay bị nhiễm trùng ra. Bên cạnh đó, móng có khả năng tổn thương nếu bị cắn quá sâu, cản trở quá trình mọc lại, dẫn đến móng mọc ngược hoặc để lại sẹo.
Phúc Lương
Theo Reader Digest/VNE
Cách chữa trị và khắc phục việc tách móng tay Trong một số trường hợp, có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh bị tách móng tay nhưng trong trường hợp khác, tách móng là không thể tránh khỏi. Tách móng tay khá phổ biến, thường là kết quả của chấn thương vật lý, thiếu hụt chất dinh dưỡng và bệnh - Shutterstock Móng có thể tách ngang hoặc dọc....