Hậu giấy mời “con là tài sản lớn”: Chuyện buồn tâm thư
Bố mẹ hãy dành thời gian cho con, quan tâm đến con nhiều hơn thì mới nắm bắt được tâm tư, suy nghĩ của con.
‘Bố mẹ hãy quan tâm, làm bạn với con’
‘Tâm thư” của một học sinh khối 8 ở Hà Đông (Hà Nội) được cô giáo chủ nhiệm đọc lên trong buổi họp phụ huynh cuối kỳ I đang khiến nhiều người quan tâm, đặc biệt là các bậc phụ huynh.
Nội dung bức tâm thư nói về tâm trạng của học sinh mỗi khi về nhà, thậm chí em còn sợ phải về nhà. Lý do em đưa ra là do cách đối xử của bố mẹ, nhất là người bố.
“Trong 1, 2 năm gần đây, gần như bố không bao giờ xưng hô với con một cách tử tế mà toàn là ‘mày’ và ‘tao’. Con biết là bố cũng thương con nhưng như vậy là hơi quá đáng. Mỗi khi con làm gì sai, bố đều chửi như kiểu con thiểu năng”, trích nội dung bức tâm thư.
Cũng theo nội dung bức tâm thư, em bị trầm cảm mỗi khi ở nhà gặp bố. Còn với mẹ, mẹ thỉnh thoảng vẫn cáu gắt những thứ vô lý nhưng thay vì như bố, mẹ lại luôn là người tìm lớp học cho con, lo về học tập cho con. Chính mẹ cũng khiến em học sinh này có sở thích lập trình.
Điều đáng nói, theo chia sẻ của cô giáo, khi cô biết được nội dung bức thư của học sinh đó, cô đã mời phụ huynh của em này cố gắng có mặt trong buổi họp phụ huynh để có thể biết được tâm tư của con mình. Thế nhưng, phụ huynh của em học sinh này lại bận, không đến.
Câu chuyện khiến dư luận nhớ lại sự việc thầy giáo viết giấy mời họp phụ huynh nhưng dưới tờ giấy mời có ghi thêm một dòng chữ “con cái là tài sản lớn nhất của cha mẹ”.
Đó là thầy Đỗ Hữu Thủy – giáo viên chủ nhiệm lớp 9A2 Trường THCS Hoàng Đồng, TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
Trao đổi với PV về bức tâm thư trên, ngày 25/1, thầy Thủy cho rằng, trong gần 20 năm đi dạy, thầy đã gặp rất nhiều trường hợp học sinh có suy nghĩ giống em học sinh lớp 8 ở Hà Đông.
“Năm ngoái có một học sinh học lớp 8 do tôi chủ nhiệm cũng có suy nghĩ giống em học sinh ở Hà Đông. Cụ thể, em này chia sẻ, mỗi khi đi học về nhà là thấy bố mẹ cãi nhau, chửi nhau, xích mích với nhau nên em ấy rất bức xúc, chán nản, không muốn về nhà, không quan tâm đến việc học.
Có khi đến giờ vào lớp nhưng em ấy vẫn lang thang ở ngoài hay ngồi ở các quán ăn sáng, bỏ tiết, bỏ không làm bài tập về nhà. Khi biết được những tâm tư đó của em, tôi đã gọi điện cho phụ huynh để trao đổi lại về những điều em đó đang nghĩ cho phụ huynh nắm được và nhìn nhận lại về những gì đang diễn ra trong gia đình.
Tôi và phụ huynh cũng đã có lần phải ngồi lại với nhau để cùng đưa ra cách động viên em ấy. Sau một thời gian, bố mẹ em ấy cũng đã thay đổi và cố gắng làm gương cho con. Sang đến năm lớp 9 này, tôi thấy em ấy tiến bộ hẳn lên, không còn bỏ tiết, bỏ học như trước và có quyết tâm thi đỗ vào lớp 10″, thầy Thủy chia sẻ.
Video đang HOT
Theo thầy Thủy, học sinh lớp 8-9 là lứa tuổi có nhiều bất ổn về tâm lý. Ở lớp này, các em được học về giá trị đích thực trong cuộc sống nhiều hơn, hiểu hơn nên các em thường có sự nhìn nhận, so sánh. Những điều được học khác với đời sống thực tế khiến các em cảm thấy thất vọng về gia đình và cả những điều các em đang được học.
“Thực ra không phải học sinh nào có tâm sự cũng chia sẻ được với thầy cô hay bố mẹ. Kể cả học sinh gặp áp lực tâm lý nhưng không phải em nào cũng tâm sự với thầy cô.
Vậy thì ở nhà cũng thế, nếu bố mẹ xưng hô “mày-tao” với con, nhất là con đang ở lứa tuổi khủng hoảng về tâm lý thì sẽ tạo ra sự ngăn cách giữa bố mẹ và con cái. Bởi vậy, bố mẹ hãy dành thời gian cho con, quan tâm đến con nhiều hơn, hỏi con về việc học ở trường và các mối quan hệ, tâm sự với con như những người bạn thì mới có thể nắm bắt được tâm tư, suy nghĩ của con”, thầy Thủy chia sẻ thêm.
Thông điệp tốt
Trở lại với vụ việc thầy Thủy viết giấy mời họp phụ huynh kèm theo dòng chữ “con cái là tài sản lớn nhất của cha mẹ”, ngày 25/1, cũng trao đổi với PV, lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Lạng Sơn cho rằng, dòng chữ đó như một thông điệp mà thầy giáo muốn gửi tới phụ huynh về việc cần phải quan tâm đến con nhiều hơn.
“Tôi nghĩ rằng, đây là một thông điệp tốt mang nhiều ý nghĩa. Còn về thông tin cô Hiệu trưởng phê bình, nhắc nhở vì thầy giáo viết thêm dòng chữ đó trong giấy mời thì tôi nghĩ có thể cô nói trong một thời điểm nào đó, lúc đó có thể cô bị cuống hoặc theo một chiều”, lãnh đạo Sở GD-ĐT cho biết.
Tờ giấy mời họp phụ huynh đã được thầy Đỗ Hữu Thủy, Trường THCS Hoàng Đồng (Lạng Sơn) ghi thêm dòng chữ “Con cái là tài sản lớn nhất của cha mẹ”.
Nói về dòng chữ này, thầy Thủy cũng cho rằng, không có một phụ huynh nào phản đối khi thầy viết thêm dòng chữ đó trong giấy mời.
“Câu đó tôi ghi thêm chỉ với một mong muốn duy nhất là phụ huynh hãy yêu thương con, hãy động viên con, thông cảm cho các con, đừng áp lực, kỳ vọng quá.
Có thể sau buổi họp phụ huynh đó, kết quả học tập của một số em không được tốt, tôi lo rằng nếu phụ huynh về mắng các em sẽ khiến các em bị tổn thương.
Hơn nữa giờ các em được tiếp xúc với mạng xã hội nhiều, cha mẹ hành xử không khéo một chút là rất dở”, thầy Thủy chia sẻ.
Trước đó, cô Tô Thanh Bình – Hiệu trưởng trường THCS Hoàng Đồng cho biết, sau khi kết thúc buổi họp phụ huynh vào ngày 16/1, nhà trường có cuộc họp để nhắc nhở, phê bình thầy giáo Thủy về dòng chữ đó.
Cô Bình cho biết thêm giấy mời họp phụ huynh được phát ra mang danh nghĩa của nhà trường, nhưng thầy Thủy tự ý bổ sung thông tin, làm mất tính nghiêm túc của cuộc họp.
Cũng theo nữ hiệu trưởng, về cơ bản, giấy mời có in thêm dòng chữ “Con cái là tài sản lớn nhất của cha mẹ” không ảnh hưởng gì, nhưng Ban giám hiệu đã quán triệt tất cả văn bản, giấy mời của trường được phát ra đều phải thực hiện theo mẫu, không tự ý làm khác khi chưa có ý kiến của lãnh đạo.
Cô giáo 9X và những phiếu nhận xét khiến học trò thích thú
Sau buổi họp phụ huynh cuối học kỳ I vừa qua, nhiều phụ huynh lớp 3A1 Trường Tiểu học Lý Thái Tổ (Hà Nội) "khoe" những tờ nhận xét hết sức dễ thương về con mình mà họ nhận được từ cô giáo chủ nhiệm lớp.
Thay vì những bản thông báo kết quả học tập kèm nhận xét học sinh in đen trắng giản dị, lần này, phụ huynh nhận về những phiếu nhận xét được thiết kế tươi vui, với phần đánh giá học sinh khá kỹ càng.
Người thực hiện phần nhận xét này là cô Cao Thị Dung, giáo viên chủ nhiệm lớp 3A3 Trường Tiểu học Lý Thái Tổ. Cô Dung đã thiết kế và dành ra hai ngày để viết phiếu nhận xét cho 37 học sinh trong lớp.
Những năm trước, cô Dung vẫn nhận xét theo từng mặt mạnh của trẻ, nhưng học kỳ này, cô muốn làm một việc gì đó đặc biệt hơn.
"Từ khi có Thông tư 22 yêu cầu nhận xét đánh giá trẻ bằng lời, tôi vẫn làm nhận xét theo mẫu sẵn có và khen thưởng học sinh theo các ưu điểm nổi trội của bé. Tuy nhiên, năm nay tôi muốn kết hợp cả hai vào một phiếu".
Cô giáo 9X đã tự thiết kế mẫu phiếu gồm hai phần, một bên là lời nhận xét, một bên là ảnh kèm ưu điểm của học sinh. Phần ảnh của học sinh, cô cất công xin từng phụ huynh chứ không tự chụp đồng loạt ở lớp cho nhanh.
Việc xin ảnh diễn ra bí mật giữa giáo viên và phụ huynh. Vậy nên, khi nhận được phiếu nhận xét, học trò của cô Dung đã vô cùng thích thú.
Cô Dung cho biết những nhận xét chủ yếu mang tính tích cực, động viên học trò. Đây là phần cô đầu tư nhiều tâm sức.
"Phải nhận xét sao cho đúng với học sinh, nhưng cũng phải để học sinh không sợ, ngại đến lớp. Rồi về cơ bản, nhiều em cũng có những đặc điểm giống nhau nên mình phải viết sao cho những phụ huynh nếu xem phiếu của nhau cũng không bảo mình là copy and paste".
Không chỉ viết nhận xét riêng cho mỗi học sinh, cô giáo còn đem đến một "món quà" khác cho phụ huynh là phiếu tự cảm ơn, xin lỗi của học sinh. Phụ huynh lớp đã rất cảm động khi nhận được những dòng chữ "tự thú" dễ thương của con mình. Và tờ phiếu này cũng được cô Dung thiết kế để phụ huynh có thể "hồi âm" cho con mình.
Sau 7 năm đi dạy, cô Dung nói phụ huynh bây giờ không chỉ chú trọng tới việc con mình nhận được bao nhiêu kiến thức sách vở, mà họ còn muốn con mình được dạy bảo, trải nghiệm các kỹ năng sống để trở nên năng động, tự tin.
Vì vậy, cô Dung cho rằng giáo viên phải biết cách tổ chức các hoạt động nhiều hơn, trang bị cho bản thân các kỹ năng khác để kết nối được với phụ huynh.
Một số mong muốn của phụ huynh từng gửi tới cô Dung
Bản thân cô tự đi học thêm Powerpoint, thiết kế, dựng video... để có thể xây dựng các bài giảng cho sinh động hay như làm các phiếu nhận xét dễ thương như vừa rồi. Cô giáo trẻ cũng thường xuyên tham gia các nhóm học tập, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy.
"Mình học được rất nhiều từ các anh chị giáo viên lớn tuổi hơn. Có khi đó là những ý tưởng, mình tham khảo rồi thêm những sáng tạo của bản thân vào. Mình cũng luôn sẵn sàng chia sẻ những điều mình biết hay làm được tới các anh chị, bạn bè đồng nghiệp".
Cô giáo Cao Thị Dung
Cô Dung cũng cho rằng các ý tưởng hay càng được nhiều giáo viên áp dụng thì càng được lan toả. Sau những lần chia sẻ, cô lại có thêm rất nhiều ý tưởng từ các thầy cô khác.
Bố mẹ căng thẳng, stress khiến con hoang mang, mất tự tin Cuộc nội chiến trong gia đình vẫn chưa kết thúc. Ông bà nói nhiều và kể với hàng xóm về tình trạng của con khiến em rất khó chịu. Còn chồng thì khăng khăng muốn con học ở trường công vì luôn tin rằng trường công có hệ đào tạo tốt hơn trường tư thục... Chị Thanh Tâm thân mến! Nhiều lúc em...