Hậu Giang: Trồng mướp ra trái quá trời, hái trái mỏi cả tay, bán hết sạch, một ông nông dân khá giả hẳn lên
Việc xây dựng nhiều mô hình sản xuất mới, cách làm hiệu quả mang lại thu nhập cao cho bà con nông dân được xã Long Phú, thị xã Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang) đặc biệt quan tâm.
Trong các mô hình sản xuất mới là mô hình trồng mướp an toàn của nông dân Trần Văn Quận, ấp Long Bình 1.
Xã Long Phú, thị xã Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang) đã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Mướp dễ trồng, chăm sóc đơn giản, chi phí đầu tư thấp, đầu ra đảm bảo và giá cả ổn định… đó là chia sẻ của ông Trần Văn Quận, ấp Long Bình 1, xã Long Phú, thị xã Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang) sau khi thực hiện mô hình trồng mướp theo hướng an toàn.
Đây được xem là mô hình hiệu quả đang được đông đảo bà con nông dân ở địa phương áp dụng và nhân rộng.
Ông Trần Văn Quận ở ấp Long Bình 1, xã Long Phú, TX Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang thu hoạch mướp bán cho công ty với giá 5.000-6.000 đồng/kg.
Ông Quận cho biết, trước đây, gia đình ông có 3.000 m2 đất thịt trồng rau màu các loại như: dưa leo, khổ qua, bầu, xà lách nhưng các loại này giá cả bấp bên lên xuống bất thường cộng thêm đầu ra không ổn định.
Sau khi có đơn vị đến đặt vấn đề bao tiêu mướp, nhận thấy đây là mô hình phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình ông đã mạnh dạng thực hiện.
Được biết bên đơn vị bao tiêu cung cấp hạt mướp giống giá 40.000 đồng/gói, cho gia đình mượn tiền đầu tư chi phí ban đầu 1.000.000 đồng/công đến khi kết thúc thu hoạch mới lấy lại.
Video đang HOT
Doanh nghiệp này còn hỗ trợ kỹ thuật trồng mướp theo hướng an toàn hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và thực hiện thời gian cách ly của thuốc đúng quy định.
Mướp sau khi thu hoạch trong vườn nhà ông Trần Văn Quận ở ấp Long Bình 1, xã Long Phú, TX Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
Với diện tích 3.000 m2, ông Quận trồng 12 gói hạt mướp giống, chi phí cây tràm và lưới làm giàn khoảng 4.000.000 đồng, phân bón thuốc bảo vệ thực vật không nhiều.
Cây mướp từ lúc trồng đến thu hoạch mất khoảng 45 ngày, chăm sóc tốt thời gian thu hoạch kéo dài 60 ngày,
Bình quân mỗi ngày, gia đình ông Quận hái từ 70 – 80 kg mướp. Mướp hái đóng thùng giao cho công ty giá bán từ 5.000- 6.000đồng/kg. Sau khi trừ các khoản chi phí, gia đình ông thu lợi nhuận trên 19.000.000 đồng.
Nhận thấy mô hình trồng mướp theo hướng an toàn mang lại hiệu quả kinh tế cao, sau thời gian trồng đến thu hoạch xong là 105 ngày, cho lợi nhuận hơn 6.000.000 đồng/công, ông Quận dự tính sẽ mở rộng thêm diện tích trồng mướp.
Mướp được gia đình ông Trần Văn Quận, ấp Long Bình 1, xã Long Phú, TX Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đóng thùng giao cho công ty
Kỹ thuật trồng mướp đơn giản, không tốn nhiều công chăm sóc, đầu ra được bao tiêu, mô hình trồng mướp theo hướng an toàn của gia đình ông Trần Văn Quận được địa phương đánh giá cao.
Thời gian tới, xã Long Phú, TX Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động bà con tham gia mô hình trồng mướp này. Từ đó tiến tới thành lập các tổ liên kết để giúp bà con nông dân thuận tiện hơn trong việc trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật trồng mướp. Đồng thời, nghiên cứu để vận dụng những chương trình, chính sách phù hợp nhằm hỗ trợ bà con mở rộng sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân.
Hậu Giang: Nuôi lươn đồng theo kiểu lạ, bắt toàn con to bự vàng ươm, anh nông dân này trúng lớn
Anh Nguyễn Thanh Hải ngụ ấp 2A, thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang vươn lên khá giả nhờ đầu tư nuôi lươn không bùn trong bể lót bạt, chất giá thể bằng cây tràm chất xen. Sau 10 tháng nuôi, anh Hải dỡ cây ràm ra bắt toàn lươn to bự, thu lời 240 triệu đồng.
Với diện tích 120m2 nền đất vườn quanh nhà, anh Nguyễn Thanh Hải ngụ ấp 2A, thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang bố trí 12 bể lót bạt nuôi lươn không bùn.
Tổng số lượng lươn giống thả nuôi ban đầu 7.000 con được anh bắt, mua thu gom từ thiên nhiên về thuần dưỡng, kích cỡ 30 - 40 con/kg, mật độ thả lươn nuôi là 60 con/m2.
Mô hình nuôi lươn của anh Nguyễn Thanh Hải ngụ ấp 2A, thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Anh Hải rất phấn khởi bởi bắt lươn to, mã đẹp, bán được giá cao.
Sau 10 tháng nuôi, sản lượng lươn, anh Hải xuất bán gần 1.500 kg, thương lái vào tận nhà để thu mua với giá bán 200.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, anh Hải thu lãi hơn 240 triệu đồng.
Anh Hải cho biết, nuôi lươn không bùn trong bể lót bạt khá đơn giản. Có thể tận dụng chuồng heo cũ, xây mới hoặc làm bể lót bạt.
Nuôi lươn không bùn cần lắp đặt ống thoát nước dưới đáy bể để thuận tiện trong việc vệ sinh, thay nước.
Thông thường, mỗi bể nuôi lươn có chiều dài 4m x chiều rộng 2.5m, tổng diện tích 10m2, thả nuôi khoảng 600 con lươn giống, mực nước trong bể từ 20 - 25 cm.
Để lươn đồng thả nuôi có chỗ trú ẩn, trong bể kót bạt xếp cây tràm thành đống liền kề ngang mặt nước bể. Phía trên trải lót lá chuối khô, trên cùng là lớp đất khô mỏng khoảng 5-10 cm trồng rau muống đồng và rau chai, tạo môi trường mát mẻ giống như ngoài tự nhiên.
Hàng ngày, vào mỗi buổi sáng nên thay toàn bộ nước để lươn có môi trường sống sạch. Muốn lươn nhanh lớn và có tỷ lệ sống cao, khâu quan trọng nhất là phải bảo đảm nguồn lươn giống khỏe mạnh, có xuất xứ rõ ràng, không xây xát, phù đầu, đỏ rốn kích cỡ đồng đều.
Tiếp đến, nguồn nước để nuôi lươn phải được tiệt trùng, khử trùng sạch, nếu nước bẩn hôi thối lươn dễ bệnh và chết.
Trong quá trình nuôi lươn đồng, nếu phát hiện lươn bị bệnh chết phải vớt ra đồng thời xử lý nước bằng povidine theo hướng dẫn nhà sản xuất, tránh để lây lan lươn dễ chết hàng loạt.
Lươn đồng dễ nuôi, không đòi hỏi nhiều công chăm sóc nhưng phải cho ăn đều độ, ngày một lần lúc mặt trời sắp lặn.
Thức ăn cho lươn được luộc chính, chủ yếu là các loại cá tạp, ốc bươu vàng xay nhuyễn trộn thêm men tiêu hóa, vitaminC, premix khoáng và thức ăn cá công nghiệp tỷ lệ 1/4.
Tốt nhất cho lươn ăn lượng thức ăn bằng 2% trọng lượng thân, tương đương 2kg thức ăn đã phối trộn cho 100kg lươn thịt thương phẩm.
Nếu chăm sóc đúng kỹ thuật lươn đồng rất nhanh lớn, ít mắc bệnh, nếu có chỉ là bệnh ký sinh trùng, bệnh ngoài da... rất dễ điều trị.
Nuôi lươn không bùn trong bể lót bạt tiết kiệm chi phí, dễ chăm sóc, nhu cầu thị trường cao, giá bán lươn thịt ổn định.
Nếu tuân thủ đúng quy tắc "bốn định" bao gồm định khối lượng thức ăn, định chất lượng thức ăn, định vị trí cho ăn, định thời gian cho ăn thì lươn rất nhanh lớn. Dự định trong thời gian tới, anh Hải sẽ mở rộng thêm diện tích nuôi khoảng 20 bể lươn không bùn.
Mô hình của anh Nguyễn Thanh Hải ngụ ấp 2A, thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang tận dụng công lao động nông nhàn tại nhà, đầu tư thấp cho lợi nhuận rất cao, cần nhân rộng để giúp bà con nông dân tăng thu nhập cho gia đình ở nông thôn.
Long An: Nông dân nuôi cá quý hiếm to bự, nuôi cá koi lạ mắt, cứ bắt bán 1 con thu hàng triệu đồng Trong khi, người dân "rốn lũ" này cày cục giăng lưới, cắm câu kiếm từng con cá linh, cá lóc...thì ông nông dân Nguyễn Văn Hoàng, xã Thạnh Hưng (TX Kiến Tường, tỉnh Long An) bỏ túi tiền triệu nhờ nuôi cá koi. Còn ông nông dân Nguyễn Văn Bình, xã Vĩnh Châu A, huyện Tân Hưng (tỉnh Long An) lại làm giàu...