Hậu Giang: Trồng 300m2 thứ rau nhìn như hành, ăn vào giải cảm, ngày nào nông dân cũng có tiền rủng rỉnh
Bà Nguyễn Thị Hoàng Yến, cư ngụ tại ấp 4, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) là một nông dân thành công với mô hình trồng hẹ làm rau. Chỉ với 300m2 trồng cây hẹ, mỗi tháng bà Yến bỏ túi hơn 6 triệu đồng.
Bà Nguyễn Thị Hoàng Yến, cư ngụ tại ấp 4, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) cho biết, bản thân vốn là một hộ nghèo, đất sản xuất ít, sống chủ yếu làm thuê nhưng tuổi đã già nên không còn ai mướn nên cuộc sống càng gặp nhiều khó khăn.
Bà Nguyễn Thị Hoàng Yến, cư ngụ tại ấp 4, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang thu hoạch hẹ bán.
Với bản chất là nông dân thì việc tìm một hướng đi khác trong nông nghiệp để giải quyết những khó khăn hiện tại, sẵn có kinh nghiệm vài chục năm vì thế bản thân Bà đã có nhiều kỹ thuật trồng các loại cây nhất là hoa màu.
Bà Yến chia sẻ, bản thân chỉ có 300 m2 đất sát nhà để trồng hoa màu. Lúc đầu dự định trồng các loại rau ăn lá như: cải ngọt, xà lách, rau muống,… nhưng công lao động bỏ ra nhiều, sức khỏe không được đảm bảo nên quyết định trồng hẹ.
Hằng ngày cứ vào sáng sớm bà Yến tự tay thu hoạch hẹ sau khi rửa sạch sẽ thì chở bằng xe đạp bán ở các tuyến đường ấp 4 và các ấp lân cận.
Cây hẹ là loại cây ngắn ngày, sinh trưởng quanh năm, sau khi thu hoạch chỉ việc dùng cây hiện có dặm lại, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, sử dụng phân hữu cơ từ các hộ trồng nấm rơm trong xóm là chính và một ít phân NPK.
“Thu hoạch rau hẹ hàng ngày, mỗi lần khoảng 10kg do bán lẻ nên giá cao hơn bán cho thương lái được khoảng 20.000 đồng/kg tính ra cho thu nhập 6 triệu đồng/tháng chỉ với 300 m2 đất”, bà Yến cho biết.
Video đang HOT
Trồng hẹ là mô hình hiệu quả, phù hợp với vùng đất tại địa phương, góp phần làm giảm nghèo, thêm một hướng đi trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo bền vững của xã đặc biệt khó khăn Hòa An nói riêng và huyện Phụng Hiệp nói chung của tỉnh Hậu Giang.
Hậu Giang: Một ông nông dân tỷ phú nuôi loài cá đặc sản ví như "nhân sâm nước" mà kiếm tiền tỷ
"Hùng cá chạch"-Đó là biệt danh của anh Trần Thanh Hùng, ấp Thuận Hưng, thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, vì anh đã nuôi cá chạch lấu và cho cá chạch lấu sinh sản thành công.
Khởi nghiệp từ cá kiểng, nhưng nhờ sự đam mê cộng một chút liều lĩnh, anh Hùng đã trở thành nông dân tỷ phú với cá chạch lấu - giống cá đặc sản có giá trị thương phẩm cao.
Anh Trần Thanh Hùng, ấp Thuận Hưng, thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đang kiểm tra cá chạch lấu bố mẹ.
Khởi nghiệp từ nuôi cá kiểng
Năm 2009, anh Hùng tốt nghiệp ngành thủy sản Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ rồi đi làm tại trại cá của một người quen ở TP Cần Thơ.
Trong quá trình đi làm, anh học liên thông để nhận bằng kỹ sư thủy sản và trở về quê nuôi cá kiểng.
"Học ra trường, đi làm chưa bao lâu, năm 2011, tôi về quê nuôi cá tai tượng da beo và hạc đỉnh hồng bán làm kiểng. Nhiều người trong xóm bàn ra tán vô, nói tôi nuôi nhiều rồi bán cho ai. Nhưng vì đam mê, lại có sẵn đất của gia đình nên tôi không quan tâm bà con nói gì, chỉ chuyên tâm làm thế nào sản xuất đạt hiệu quả" - anh Hùng kể.
Vốn có kỹ thuật từ trường lớp cùng với kinh nghiệm tích lũy được trong thời gian đi làm ở trại cá, những lứa cá kiểng đầu tiên của anh Hùng rất thành công.
Tiếng lành đồn xa, khách hàng đặt nhiều nên anh mở rộng dần diện tích nuôi cá kiểng lên hàng chục bể cá tai tượng da beo và hạc đỉnh hồng với tổng số lượng cá có khả năng cung cấp hàng chục ngàn con giống, mỗi năm thu về hơn trăm triệu đồng.
Anh Hùng cho biết: "Nuôi cá kiểng một thời gian, tôi thấy thị trường cá kiểng dần bão hòa, do đó phải tìm vật nuôi mới, "độc" nhưng phải có giá trị kinh tế cao. Sau khi suy đi tính lại, 8 năm trước, tôi quyết định chọn con cá chạch lấu".
Tỷ phú cá chạch lấu
Tuy cá chạch lấu là loài có giá trị kinh tế cao nhưng thời gian qua người nuôi thường tận dụng nguồn giống trong tự nhiên, số người cho cá chạch lấu sinh sản được rất ít. ể có nguồn cá chạch lấu giống tốt, anh Hùng khăn gói lên tận vùng biên giới giữa tỉnh ồng Tháp (Việt Nam) và Campuchia để tìm mua cá chạch lấu bố mẹ.
Anh Hùng nhớ lại: "Tuy đã tính kỹ nhưng khi đi vào nuôi cá chạch lấu thực tế lại rất gian nan. Chuyến đầu tiên, tôi gom được khoảng 120kg cá chạch lấu giống (giá 200.000 đồng/kg) chở về đến nơi thì hao hết phân nửa. Sau đó, do cá chạch lấu không hợp thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước cộng thêm việc tôi chưa nắm vững kỹ thuật nuôi cá chạch lấu nên cá cứ thế hao hụt dần. Tôi phải tìm thêm nguồn cá chạch lấu giống bổ sung. Rồi trong quá trình nuôi, tích lũy dần kinh nghiệm để cho cá chạch lấu sinh sản".
Sau khi thuần dưỡng cá chạch lấu thành công, hằng năm, khoảng đầu tháng 3 đến tháng 9 anh Hùng cho ép giống khoảng 100 con cá chạch lấu bố mẹ (trong 3 bể xi măng). Mỗi con cá chạch lấu bố mẹ thường được cho sinh sản trong 2 năm (khoảng 6 lần, mỗi lần sinh sản khoảng 1.000 cá chạch lấu con) thì phải thải loại.
Theo kinh nghiệm nuôi cá chạch lấu của anh Hùng, trước khi cho cá chạch lấu sinh sản, phải thuần dưỡng cá bố mẹ thật kỹ đến khi thành thục, mang trứng bắt đầu kích thích để vuốt lấy trứng. Sau đó, trứng cá chạch lấu được thụ tinh lên vỉ lưới dựng đứng trong bể xi măng, có mực nước từ 0,6-0,7m, sục khí ôxy liên tục 24/24 giờ. Lúc ép cá chạch lấu giống phải đảm bảo nhiệt độ môi trường nước từ 28-29 0 C, lượng ôxy từ 3,5mg/lít nước trở lên.
Những con cá chạch lấu đặc sản to, khỏe đang được anh Lê Thanh Hùng, ấp Thuận Hưng, thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang nuôi sinh sản.
"Khó khăn nhất là khi trứng cá chạch lấu nở thành cá bột. Lúc này việc cho cá chạch lấu ăn rất quan trọng. Thức ăn của cá chạch lấu chủ yếu là trứng nước và trùn chỉ, nên nước dễ bị ô nhiễm và phát sinh ký sinh trùng gây bệnh, làm cá hao hụt nhiều, thậm chí là chết hết...
Do đó, trong quá trình ép, phải cẩn thận theo dõi từng giai đoạn, cho đến khi cá chạch lấu gần bằng ngón tay út thì mới an toàn" - anh Hùng chia sẻ.
Từ giá trị mà cá chạch lấu mang lại, nhiều hộ nuôi trong và ngoài tỉnh Hậu Giang đã đến cơ sở của anh Hùng mua cá chạch lấu giống về nuôi thương phẩm hoặc mua cá bột về dưỡng để bán cá chạch lấu giống.
Chính vì vậy lượng cá chạch lấu giống do anh sản xuất luôn không đủ cung cấp cho khách hàng. Anh Hùng cho biết, thời gian dưỡng cá bột mất 2 tháng 10 ngày mới bắt đầu giao cho khách hàng. Riêng cá chạch lấu thương phẩm phải mất 10 tháng mới đạt trọng lượng 500gr/con. Nếu kéo dài thời gian nuôi, cá chạch lấu càng lớn, giá bán cá chạch lấu càng cao.
Hiện nay, trong trại nuôi cá chạch lấu đặc sản của anh Hùng lúc nào cũng dự trữ cá bố mẹ để đảm bảo sản xuất cá chạch lấu giống đủ cung cấp cho khách hàng ở BSCL, một số tỉnh miền Trung và miền Bắc.
Cá chạch lấu hàng năm đẻ từ tháng 3 đến tháng 9 âm lịch, vào thời điểm này, mỗi tháng bình quân anh Hùng sản xuất hàng trăm ngàn con cá bột và cá chạch lấu giống. Anh bán cá chạch lấu giống từ 7.000-15.000 đồng/con tùy kích cỡ và anh thu lời hơn 1 tỷ đồng.
Hiện anh Hùng đang mở rộng thêm diện tích nuôi cá chạch lấu thương phẩm gồm 5 bể đất lót bạt, mỗi bể rộng 225m 2 , ước tính sẽ thu hoạch 5 tấn cá chạch lấu có trọng lượng từ 350-500gr/con.
Dự kiến nếu bán số cá chạch lấu thịt đang nuôi, anh Hùng sẽ lời trên 1,2 tỷ đồng. Anh Hùng cho biết: "Giá cá chạch lấu thương phẩm đang được thương lái mua khoảng 300.000 đồng/kg, do đó tôi đã chuẩn bị nhiều cá chạch lấu hậu bị để cho sinh sản bán cá chạch lấu giống. Ngoài ra tôi còn để một phần lại mở rộng nuôi cá chạch lấu thịt bán nhằm tăng thu nhập".
Năm 2015, anh Hùng được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao giải thưởng Lương Định Của vì có thành tích đặc biệt trong sản xuất kinh doanh, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển ngành nghề, bảo vệ môi trường. Năm 2017, anh được Hội đồng thi đua khen thưởng Trung ương và UBND tỉnh Hậu Giang tặng bằng khen. Mô hình của anh Hùng là điểm tham quan, học tập của bà con nông dân trong và ngoài tỉnh.
Hậu Giang: Trồng mướp ra trái quá trời, hái trái mỏi cả tay, bán hết sạch, một ông nông dân khá giả hẳn lên Việc xây dựng nhiều mô hình sản xuất mới, cách làm hiệu quả mang lại thu nhập cao cho bà con nông dân được xã Long Phú, thị xã Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang) đặc biệt quan tâm. Trong các mô hình sản xuất mới là mô hình trồng mướp an toàn của nông dân Trần Văn Quận, ấp Long Bình 1. Xã...