Hành trình vượt khó xóa mù chữ của Lào Cai
Công tác xóa mù chữ là một trong những Chương trình mục tiêu quốc gia quan trọng được tỉnh Lào Cai đặc biệt quan tâm.
Sau 10 năm triển khai đã ghi nhận kết quả khả quan bên cạnh những khó khăn cần tháo gỡ.
Lớp xóa mù chữ cho người cao tuổi được tổ chức hiệu quả tại Lào Cai. Ảnh: IT
Thành quả quan trọng
Theo thông tin từ Sở GD&ĐT Lào Cai, giai đoạn 1991-2000, công tác xóa mù chữ (XMC) được đẩy mạnh trở thành phong trào rộng khắp, tập trung vào XMC trong độ tuổi 15-25. Kết quả đến năm 2000 đã nâng tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi 15-25 từ 36,2% năm 1991 lên 90,2% năm 2000.
Giai đoạn 2001-2010, Lào Cai tiếp tục mở rộng XMC trong độ tuổi 15-35 và đạt quả đạt 94% người biết chữ trọng độ tuổi 15-35, trong đó có 98% người biết chữ trong độ tuổi 15-25, 90% người biết chữ trong độ tuổi 26-35…
Lào Cai đã và đang triển khai thực hiện Kế hoạch số 193/KH về Đề án Xây dựng xã hội học tập tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2013-2020, trong đó xác định mục tiêu đến năm 2020 có 94% người trong độ tuổi từ 15-60 biết chữ.
Và theo Quyết định số 1822/QĐ-UBND, Lào Cai thực hiện xóa mù chữ cho 12.500 người; tỷ lệ người được xóa mù chữ (biết chữ) đạt 94 %.
Trong đó, tỷ lệ người trong độ tuổi 15-35 được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 1: 98,59% ; Tỷ lệ người trong độ tuổi 15-60 được công nhận biết chữ đạt chuẩn biết chữ mức độ 2: 96,38%
Số xã đạt chuẩn mức độ 1 là 1 xã, mức độ 2 là 151 xã, phường, thị trấn; số huyện đạt chuẩn mức độ 2 là 9/9 huyện, thị xã, thành phố…
Xóa mù chữ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào dân tộc. Ảnh: IT
Thách thức từ công tác xóa mù
Video đang HOT
Theo Phó giám đốc Sở GD&ĐT Lào Cai – ông Nguyễn Thế Dũng, bên cạnh thành quả quan trọng thì công tác XMC của Lào Cai còn nhiều vấn đề cần tháo gỡ.
Cụ thể phần lớn các lớp học XMC hiện nay do các trường tiểu học đảm nhận; các địa phương nhận thức chưa đầy đủ vai trò của TTHTCĐ và TTHTCĐ cũng chưa nhận thức đầy đủ nhiệm vụ, chưa chủ động triển khai nhiệm vụ mở các lớp XMC trên địa bàn.
Công tác huy động, duy trì số lượng, tỷ lệ chuyên cần tại một số xã, thôn gặp nhiều khó khăn. Có nơi tỷ lệ chuyên cần chưa đảm bảo. Thời gian học các lớp XMC chủ yếu vào buổi tối nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác duy trì tỷ lệ chuyên cần của học viên.
Mặt khác, tại Lào Cai nơi có nhiều người mù chữ lại thuộc những vùng kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, địa bàn bị chia cắt bởi núi rừng, dân cư sống phân tán, giao thông không thuận lợi, tỷ lệ hộ đói nghèo cao; bà con DTTS với nhiều cách thức sinh sống còn mang hủ tục, lạc hậu.
Đối tượng người học là người lớn tuổi, đồng bào DTTS, phải đi làm ăn xa, học buổi tối… ảnh hưởng tới chất lượng giảng dạy và học tập dẫn tới thời gian nghiệm thu các lớp kéo dài; tỷ lệ tái mù chữ trong độ tuổi 15-45, người DTTS, nữ DTTS mù chữ cao.
Đáng lo ngại, người mù chữ chủ yếu là người lớn tuổi, lao động chính trong gia đình, thuộc hộ nghèo, nhận thức về lợi ích của việc học tập còn hạn chế nên việc huy động các đối tượng này đi học gặp nhiều trở ngại, nhất là những vùng sâu, vùng xa, đồng bào sống du canh, du cư, không tập trung.
Đội ngũ CBQL, GV chuyên trách GDTX nói chung còn mỏng, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Một số GV dạy XMC còn lúng túng, thiếu kinh nghiệm, hạn chế về phương pháp cho đối tượng người lớn. Vẫn còn hiện tượng người dân tộc tái mù chữ cao do học xong không sử dụng tiếng Việt.
Tỉ lệ người lớn tuổi được xóa mù chữ ngày càng tăng tại Lào Cai. Ảnh: IT
Chuyển biến công tác xóa mù
Để công tác XMC thời gian tới tại Lào Cai phát huy hiệu quả, ông Nguyễn Thế Dũng – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Lào Cai cho biết thời gian tới sẽ thực hiện đồng loạt nhiều giải pháp.
Trước hết, Lào Cai sẽ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để cả hệ thống chính trị, người dân hiểu rõ vai trò, trách nhiệm và cùng tham gia thực hiện các nhiệm vụ…
Ngành Giáo dục sẽ giữ vai trò chủ đạo trong tham mưu, chủ động phối hợp các sở, ban, ngành, đoàn thể để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ; CBQL giáo dục, GV phải nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của mình trong việc tham mưu phối hợp và tổ chức thực hiện;
Lào Cai cũng xác định nâng cao nhận thức và năng lực, trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, sáng tạo, trách nhiệm, tâm huyết cho đội ngũ là yếu tố quyết định cho sự thành công của PCGD, XMC và đổi mới giáo dục đào tạo.
Mặt khác sẽ tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các trường học, xây dựng đội ngũ GV đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, huy động mọi nguồn lực kịp thời phục vụ các hoạt động PCGD, XMC. Trong quá trình triển khai thực hiện sẽ bám sát yêu cầu thực tiễn của từng địa phương, lĩnh vực;
Và đặc biệt quan trọng, sẽ tăng cường công tác thanh tra kiểm tra với các nhiệm vụ. Tổ chức tuyên truyền các tập thể, cá nhân điển hình trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Khen thưởng, biểu dương kịp thời tập thể, cá nhân có cách làm sáng tạo, hiệu quả, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ PCGD, XMC…
Lớp học đặc biệt của người thầy mang quân hàm xanh
17 năm qua, người dân ở phường Vĩnh Phước (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) đã quen với hình ảnh Thiếu tá Nguyễn Văn Tưởng (Đồn Biên phòng Cầu Bóng, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa) đều đặn 5 tối/tuần miệt mài dạy chữ cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Từ đây, nhiều cuộc đời, nhiều số phận đã đổi thay từ lớp học xóa mù chữ tình thương này.
Lớp học xóa mù chữ của Thiếu tá Tưởng duy trì suốt 17 năm qua.
Lớp học xóa mù chữ
Lớp học xóa mù chữ của Thiếu tá Nguyễn Văn Tưởng được hình thành từ năm 2004 khi anh về Đồn Biên phòng Cầu Bóng công tác và được giao nhiệm vụ phụ trách địa bàn phường Vĩnh Phước. Lớp học là Nhà văn hóa tổ dân phố 19 (phường Vĩnh Phước).
Đúng 19h, khác hẳn với sự nhộn nhịp vào ban ngày, cả khu phố đã chìm vào yên lặng, không tiếng ti vi, không tiếng nhạc, không tiếng người, không tiếng xe qua lại. Có lẽ, người dân ở đây đã dành tặng cho thầy, trò Thiếu tá Tưởng sự im lặng đáng quý ấy để tập trung vào việc dạy và học.
17 năm qua, từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, Nhà văn hóa tổ dân phố 19 luôn sáng đèn. Không đồng phục, cặp sách, cũng chẳng có lớp trưởng nhưng hàng chục cô cậu học trò lô nhô cao thấp vẫn vui vẻ ngồi chung phòng để học nhiều lớp khác nhau.
Lớp học chia thành 3 dãy bàn. Bên trái là lớp 4 - 5, ở giữa là lớp 2 - 3, còn bên phải là lớp 1. Tấm bảng được chia làm 3 cột, ứng với bài học cho 3 dãy bàn, cũng là 3 lớp khác nhau trong cùng phòng học.
Vào giờ học, thầy Tưởng kiểm tra chữ viết, tập đọc cho các em lớp 1, rồi yêu cầu các em viết bài. Đến lượt lớp 2 - 3, thầy kiểm tra bài cũ, giảng bài mới và ra bài tập. Rồi lại đến lớp 4 - 5, thầy cũng làm trình tự như lớp 2 - 3.
Duy trì lớp học nhiều trình độ này không hề đơn giản. Bởi thế, suốt 2 giờ, thầy phải liên tục đi lên đi xuống bao quát cả lớp, tới bàn này giảng lại một bài toán, xuống bàn kia hướng dẫn trò đồ lại con chữ, lên bảng viết, giảng bài cho lớp lớn. Thỉnh thoảng, thầy lại phải huy động cây thước mỏng đập mạnh xuống bàn, nhắc nhở các em trật tự, tập trung học tập.
Trò chuyện với chúng tôi, Thiếu tá Tưởng cho biết, hầu hết các em đều có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn. Nhiều em bố mẹ đi tù do vi phạm pháp luật, bố mẹ bỏ nhau hoặc mắc bệnh hiểm nghèo. Từ nhỏ, các em đã phải phụ giúp gia đình kiếm sống bằng việc bưng bê ở các nhà hàng, bán vé số dạo, làm việc ở quán bi da...
"Mong muốn các em biết được con chữ để học điều hay, lẽ phải, sống có ích cho xã hội nên năm 2004, khi về nhận công tác ở Đồn Biên phòng Cầu Bóng, tôi đã đề xuất ý kiến với chỉ huy đồn và chính quyền địa phương cho mở lớp học", Thiếu tá Tưởng nói.
Học trò ở lớp học của Thiếu tá Tưởng luôn nhận được sự giúp đỡ về vật chất của các tổ chức, cá nhân.
Thời gian đầu, anh trực tiếp cùng với chính quyền, đoàn thể địa phương đến từng gia đình vận động cho các em đi học. Nghe tin có lớp học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nên mọi người đều chung tay đóng góp. Người đóng góp sách cũ, người cho tập vở mới... làm đồ dùng học tập cho các em. Sự đóng góp, động viên của mọi người khích lệ anh thêm cố gắng vì các em.
Do đã quen với cuộc sống tự do nên khi vào lớp, các em khá bướng bỉnh và khó bảo. Không những thế, độ tuổi của các em không đồng đều nên các em lớn tuổi thường tỏ ra ái ngại khi ngồi chung lớp với các em nhỏ. Vậy là người thầy mang quân hàm xanh này phải nói chuyện, động viên từng em và đôi khi phải rất nghiêm khắc. Cùng với đó, anh còn phải có giáo án riêng cho từng em và kiên trì từng bước chỉ bảo các em.
17 năm qua, lớp học tình thương của Thiếu tá Tưởng đã giúp hơn 160 em từ 6 - 18 tuổi biết đọc, biết viết, thành thạo tính toán. Hàng năm, các em đều được thi, kiểm tra chất lượng theo kế hoạch của Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Nha Trang, kết quả 100% học sinh đều đạt yêu cầu.
Tấm gương tiêu biểu của lực lượng biên phòng
Đến với lớp học của thầy Tưởng, các em không chỉ biết về kiến thức, kỹ năng sống mà còn trở nên tiến bộ hơn về đạo đức, lối sống. Nhiều em được giác ngộ, cảm hóa trở nên ngoan ngoãn, không phá phách nghịch ngợm, không bỏ nhà phiêu dạt hay vi phạm pháp luật.
Ngoài giờ lên lớp, Thiếu tá Tưởng còn tạo điều kiện để các em được giao lưu với trẻ em các địa phương khác; tổ chức chơi bóng đá, cầu lông, tham gia biểu diễn văn nghệ; tìm hiểu pháp luật, phòng chống ma tuý, phòng chóng HIV/AIDS...
"17 năm dạy học, đến bây giờ có trường hợp tôi dạy lại con của học trò. Niềm vui lớn nhất của tôi không chỉ dạy chữ mà chính là dạy các em trở thành người tốt; giúp đỡ các em có kiến thức để tiếp tục học nghề sửa xe máy, may mặc... kiếm được đồng tiền chính đáng, giúp đỡ gia đình", Thiếu tá Tưởng chia sẻ.
Theo Đại tá Nhữ Mai Pháo - Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa, những năm qua, Đồn Biên phòng Cầu Bóng luôn là một trong những lá cờ đầu trong lực lượng biên phòng tỉnh về công tác vận động quần chúng. Đặc biệt, việc tổ chức và duy trì lớp học tình thương suốt 17 qua để góp phần giúp các em nhỏ khó khăn, bất hạnh có thêm nghị lực và không bị thất học là một điểm sáng trong công tác này của đơn vị.
"Việc duy trì lớp học 17 năm cho thấy Thiếu tá Nguyễn Văn Tưởng là người nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm cao và rất kiên nhẫn. Công việc thiện nguyện của đồng chí góp phần lan tỏa sâu rộng hình ảnh đẹp về người chiến sĩ biên phòng, giúp các cháu, các em khi lớn khôn có nhận thức tốt hơn. Thiếu tá Tưởng là một tấm gương tiêu biểu của lực lượng biên phòng tỉnh. Đồng chí đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Khánh Hòa tặng bằng khen...", Đại tá Pháo cho biết.
Tìm hạnh phúc trong bóng tối! Xã Trung Lý, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) có gần 100% bà con người dân tộc. Nhưng 6/9 điểm hiện chưa có điện lưới, sóng điện thoại phập phù. Nhiều lớp học đã phải diễn ra trong ánh sáng yếu của những cây nến. Trong lớp học ghép 2 trình độ tại điểm lẻ Trường Tiểu học Trung Lý 1. Ảnh: NTCC Những...