Hành trình chiếc bánh mì Doner Kebab của xứ Thổ
Xuất hiện ở Việt Nam chưa lâu nhưng Doner Kebab đã nhanh chóng hòa nhập vào “gia đình bánh mì” và trở thành món ăn đường phố được nhiều người Việt ưa chuộng
Doner Kebab là món ăn truyền thống của Thổ Nhĩ Kỳ với những tảng thịt nướng xiên dọc trên một que thép ăn cùng bánh mì. Kebab có nghĩa đơn giản là thịt nướng, “doner” nghĩa là quay. Phần thịt phi lê của cừu, bò hay gà được nén thành các tảng lớn, xiên trên một trục trụ tròn. Xiên thịt được đặt dọc, nguồn nhiệt lại được cung cấp theo chiều ngang, trụ thịt được thiết kế có thể quay để thịt được nướng chín đều ở đa diện. Món ăn có liên quan chặt chẽ đến chiếc bánh mì Gyro của Hy Lạp và một vài món nướng truyền thống khác khắp khu vực Trung Đông và Địa Trung Hải.
Thủ tướng Đức Angela Merkel bên trụ thịt nướng Doner Kebab
Ngoài việc là món ăn đường phố phổ biến ở Thổ Nhĩ Kỳ, đây còn là món ăn được yêu thích ở các nước có đông cư dân gốc Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt là Đức và Anh. Ở những nước này, chiếc bánh Doner có mùi vị riêng biệt, là sự kết hợp thị hiếu bản địa với hương vị Thổ Nhĩ Kỳ nguyên bản.
Loại thịt được dùng để làm Doner Kebab phổ biến là thịt cừu, đôi khi thịt bò hay thịt gà cũng là một sự lựa chọn thay thế hợp lý. Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia hồi giáo nên thịt lợn không nằm trong số các lựa chọn làm Doner Kebab.
Khi khách gọi đồ ăn, người đầu bếp dùng một con dao dài và sắc cắt từng miếng thịt nhỏ ở phía ngoài đã được nướng chín, để lộ phần thịt bên trong lại tiếp tục được nướng. Trước khi ép vào xiên, thịt được tẩm ướp sẵn trong thời gian dài để các gia vị ngấm sâu vào thịt. Bởi trụ thịt đặt theo chiều thẳng đứng, nên nước thịt chảy ra tự ngấm đều trở lại vào thịt, tạo nên vị mềm thơm độc đáo.
Doner Kebab truyền thống có thịt kẹp trong bánh mì pita – một loại bánh mì tròn xốp, mềm và rỗng, thêm vào đó là các loại rau cùng nước sốt.
Video đang HOT
Doner Kebab được nhiều người yêu thích và cho rằng chúng có thể “gây nghiện”. Trên đường phố Istanbul, không khó để bắt gặp một tảng Doner Kebab khổng lồ vào buổi sáng, và toàn bộ khối thịt hoàn toàn biến mất khi chiều xuống. Một vài năm trở lại đây, Doner Kebab cũng đã trở thành món ăn quen thuộc với người Việt. Thay vì thịt cừu, thịt bò hay thịt gà như nguyên bản, người Việt sử dụng thịt lợn cho món ăn của mình. Cùng với Kebab, chiếc bánh mì tròn lớn chia nhỏ thành nhiều hình tam giác cũng trở nên thân thuộc với tất cả mọi người.
Theo MNMN
8 loại mắm độc đáo chỉ có ở Việt Nam
Đi dọc đất nước, ta dễ dàng bắt gặp một món ăn tuy chung tên gọi nhưng khác nhau về cách chế biến và mang đặc trưng rất riêng của mỗi vùng miền: món mắm.
1. Mắm tôm
Mắm tôm là thứ đặc sản đất Bắc, có mùi vị vô cùng đặc trưng. Mắm được làm từ tôm hoặc moi và muối ăn, qua quá trình lên men tạo màu tím thẫm và mùi nồng đặc trưng đến nỗi "mùi mắm tôm" trở thành một từ thông dụng trong cuộc sống hàng ngày. Nhiều người yêu thích mắm tôm nhưng cũng có không ít người chỉ ngửi thấy mùi mắm tôm đã "chạy làng".
Mắm tôm có thể ăn sống là một loại nước chấm, đánh với rượu trắng và cốt chanh để giảm mùi gắt. Mắm cũng có thể dùng với bún, tạo thành món bún đậu mắm tôm ngon nổi tiếng hay gia tăng hương vị cho bún riêu, bún thang. Trong các món nấu, mắm tôm là thức không thể thiếu để pha chế các món giả cầy và rựa mận.
2. Mắm cáy
Nếu ai không chịu được mùi mắm tôm, thì chắc chắn còn phải hoảng hốt hơn nhiều với hương mắm cáy. Mắm cáy được làm từ cáy, một loài cua sống chủ yếu ở vùng duyên hải. Mắm cáy có màu nửa xanh nửa nâu, vị nồng hơn mắm tôm rất nhiều. Song nếu vượt qua được mặc cảm ban đầu, không ít người phải công nhận mắm cáy không chỉ ngon và còn rất dễ nghiện. Mắm cáy chấm rau khoai lang là món ăn bình dị quen thuộc của người dân vùng duyên hải Bắc Bộ.
3. Mắm cái
Mắm cái còn được gọi là mắm nêm, là loại được làm từ cá như mắm nước nhưng có cách chế biến hoàn toàn khác. Nếu mắm nước lấy mắm từ nước chắt ra ở thân cá và muối thì mắm cái sử dụng cả xác cá. Sau quá trình ướp muối, lên men, cá được trộn một số phụ liệu như thính, thơm, đường...để tạo hương vị đặc trưng.
Mắm cái thường có hai dạng: dạng nguyên con (cá cơm, cá sơn đỏ...) và dạng xay nhuyễn (cá trích, cá nục, cá liệt...). Mắm nêm là loại nước chấm đặc trưng của miền Trung Việt Nam.
4. Mắm ruốc
Mắm ruốc được làm từ ruốc - một loại tôm nhỏ nhưng màu sắc và mùi vị khác hoàn toàn mắm tôm. Mắm ruốc có vị tanh vừa phải, thơm nhẹ, không quá mặn, màu đỏ hồng. Đây là món ăn không thể thiếu trong bữa cơm hàng ngày của người dân xứ Huế.
5. Mắm tôm chua
Một loại mắm cũng được chế biến từ tôm, cũng là một món đặc sản đặc biệt tại Huế khác là mắm tôm chua. Mắm được làm từ tôm rảo tươi ủ chua. Khác với mắm tôm mặn có màu nâu và con tôm đã bị giã nhuyễn, mắm tôm chua có màu đỏ và con tôm còn nguyên hình, hương vị chua ngọt, pha chút vị cay nhẹ của riềng, ớt rất dễ chịu, dễ ăn hơn mắm tôm. Mắm tôm chua dùng chấm các món thịt luộc rất ngon.
6. Mắm rươi
Mắm rươi là món mắm ngon nổi tiếng của Việt Nam. Tuy nhiên, cách chế biến mắm rươi ở một số tỉnh duyên hải miền Bắc lại khác biệt hoàn toàn so với mắm rươi vùng Trà Vinh, đồng bằng sông Cửu Long.
Mắm rươi miền Bắc
Người miền Bắc làm mắm rươi thành dạng đặc với sự phối trộn cả vỏ quýt, gừng, muối rang vàng, rượu nếp và thính gạo. Món ăn từng được thị dân Hà Nội yêu thích đặc biệt một thời. Ngay đến tác giả cuốn "Ẩm thực Hà Nội" - nhà văn Vũ Bằng nhận xét thì "mắm rươi ăn với tôm he bông không có rau cần và rau cải cúc thì hỏng kiểu".
Mắm rươi Trà Vinh
Người vùng Trà Vinh thường làm rươi thành nước mắm. Công thức chế biến mắm rươi của cư dân Trà Vinh rất đơn giản, chỉ gồm rươi, muối ăn, nước sạch nhưng cho thành phẩm là loại nước mắm tương đối sánh đặc được các vua chúa triều Nguyễn vô cùng yêu thích. Vì vậy mắm rươi Trà Vinh còn có tên gọi vương giả là nước mắm ngự.
7. Mắm cá miền Tây
Ở miền Tây, bất kỳ loại cá nào cũng có thể làm mắm. Tiêu biểu hơn cả có thể kể tới mắm cá lóc, mắm cá linh, mắm bò hóc...
Mắm lóc Châu Đốc.
Mắm cá lóc là món mắm tiêu biểu của vùng Châu Đốc, An Giang và là nguyên liệu làm nên món bún cá Châu Đốc nổi tiếng. Nổi lầu mắm đất Cần Thơ lại không thể thiếu món mắm cá linh vàng ươm, thơm lựng. Mắm bò hóc là đặc sản của người Khmer, có mùi rất nồng nhưng lại là gia vị quen thuộc trong hầu hết các món ăn của người Khmer ở Sóc Trăng, Trà Vinh...
8. Mắm thái
Mắm thái cũng là một loại mắm đặc sắc ở miền Tây. Đây là món ăn được biến tấu dựa trên món mắm ruột (làm từ ruột cá lóc rất ngon và đắt tiền) bằng cách thái nhỏ thịt mắm cá lóc trộn với dưa đu đủ bào sợi, ướp thêm đường và gia vị. Có nhiều cách thưởng thức mắm thái nhưng ngon nhất là một mâm đầy đủ với bún tươi, rau xanh, thịt luộc, bánh tráng.
Theo Eva
Khám phá Tây Ninh từ đặc sản muối tôm Thật kì lạ, mảnh đất không có mặt nào giáp biển lại cho ra đời loại muối tôm mặn mòi, thơm ngon không ở đâu sánh được. Tây Ninh là tỉnh biên giới Tây Nam, giáp ranh Campuchia. Nhắc đến đặc sản Tây Ninh, người ta không thể quên bánh canh Tràng Bảng, bánh tráng phơi sương và một thứ gia vị độc...